Loại trừ nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 từ việc thu gom, xử lý rác

06:25 09/09/2021

Sau hơn 20 ngày TP Đà Nẵng thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giãn cách xã hội (từ 16/8 đến 5/9/2021), gần 1.500 công nhân vệ sinh môi trường vẫn duy trì đều đặn công việc thường nhật. Các công nhân này đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và nguy cơ lây nhiễm bệnh do thu gom rác ở các khu cách ly, phong tỏa; xử lý rác thải y tế… 

 

Theo ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Đà Nẵng, khối lượng rác thải y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn (chưa kể bệnh viện dã chiến) mỗi ngày đã gần 3 tấn, được các cơ sở y tế trực tiếp chuyển giao cho đơn vị có giấy phép phù hợp ngoài phạm vi TP Đà Nẵng vận chuyển và xử lý theo quy định.

Rác thải y tế được thu gom khử trùng, rồi đưa vào lò đốt.

Tính từ trước thời điểm áp dụng Quyết định 2788/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, trong số lượng rác sinh hoạt đã được thu gom trên toàn địa bàn TP dao động mỗi ngày từ 615 tấn đến hơn 701 tấn; trong đó có 7 đến hơn 8 tấn là lượng rác nguy hại, thu gom, xử lý theo quy trình và hơn 3 tấn là  lượng chất thải rắn, phân bùn, bể phốt (có nguy cơ chứa SARS-CoV-2).

Tuy nhiên, sau đó vào lúc cao điểm nhất như các ngày 23-24/8, lượng chất thải rắn, phân bùn, bể phốt có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 đã vượt hơn 4 tấn. Và gần đây nhất, từ 6h ngày 3/9 đến 4/9, tại Bệnh viện dã chiến phía Tây Đà Nẵng, lượng rác thải phải thu gom xử lý lên đến 5,12 tấn.

Cũng tại Bệnh viện dã chiến, khối lượng nước thải được thu gom, xử lý có thời điểm 64m3, sau đó tăng lên 71m3 (mỗi lần so với trước đó 6m3). Toàn TP Đà Nẵng, lượng rác, chất thải rắn, phân bùn, bể phốt có nguy cơ chứa SARS-CoV-2, có thời điểm lên hơn 3,8 tấn và rác thải y tế được thu gom, vận chuyển xử lý của 7 quận, huyện hơn 1,2 tấn.

Trong khi đó, tại các khu cách ly tập trung và khu dân cư bị cách ly, chỉ tính từ 6h ngày 2/9 đến 3/9, khối lượng công việc đã thực hiện, được ghi nhận: thu gom, xử lý số thùng rác từ khu cách ly tập trung là 133 thùng, khu dân cư bị cách ly là 625 thùng (số liệu trước đó ghi nhận: Khối lượng rác từ thùng rác từ khu cách ly tập trung là 107 thùng, khu dân cư bị cách ly là 506 thùng)…

“Với những con số trên, cộng đồng trân trọng ghi nhận bao gian nan, khó nhọc của công nhân lao động vệ sinh môi trường TP Đà Nẵng đã thầm lặng, hy sinh để  không chỉ giữ cho Đà Nẵng xanh – sạch – đẹp trong những ngày giãn cách mà còn góp phần gìn giữ, bảo vệ sự an toàn cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của cả thành phố”, ông Hùng bày tỏ.

Được biết, tổng số lao động thực hiện vệ sinh môi trường cho Đà Nẵng là 1.456 người. Trong đó, có 1.025 lao động đã được tiêm vaccine phòng, chống COVID-19 mũi 1. Vừa qua, toàn bộ công nhân vệ sinh cũng được đưa vào diện xét nghiệm thường xuyên, cứ 3 ngày – có 1 lần lấy mẫu… 

Tuy nhiên, thời gian qua, tại TP Đà Nẵng, công tác phân loại, lưu giữ chất thải tại ngay các cơ sở y tế vẫn chưa đảm bảo, để lẫn chất thải lây nhiễm trong rác thải sinh hoạt thông thường. Lẽ ra, số rác này phải được thu gom riêng theo diện rác thải y tế, có đơn giá chi phí cao hơn rác sinh hoạt thông thường, song vì lợi ích kinh tế, các cơ sở y tế, khu cách ly tập trung vẫn cố tình “lách luật”.

Đơn cử, vào ngày 28/7/2021, một xe chở rác của doanh nghiệp tư nhân đã bị Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng lập biên bản vì đã không phân loại rác thải sinh hoạt lẫn với rác thải y tế rồi đưa đi xử lý. Qua kiểm tra, có nhiều bộ áo quần loại sử dụng trong phòng, chống dịch COVID-19 và khẩu trang y tế loại sử dụng 1 lần được trộn lẫn trong rác thải sinh hoạt.

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường TP Đà Nẵng, TP hiện mới có 30 cơ sở y tế đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát, Sở TN&MT yêu cầu các cơ sở y tế, khu vực cách ly tập trung, Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng, các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn phải thực hiện tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ, chuyển giao, vận chuyển và xử lý chất thải đảm bảo theo các quy định.

Nếu để xảy ra kẽ hở trong thu gom, xử lý rác y tế thì có một phần trách nhiệm của Sở trong việc chưa quyết liệt trong kiểm tra, giám sát và xử lý theo đúng các hướng dẫn đã được ban hành. Sở TN&MT Đà Nẵng cũng đã thành lập đoàn công tác kiểm tra công tác quản lý chất thải tại 22 cơ sở y tế quy mô lớn cấp TP quản lý; đồng thời xử lý nghiêm các cơ sở không chấp hành hoặc chấp hành không đúng quy định; nhắc nhở, hỗ trợ kỹ thuật để bảo đảm việc thu gom và phân loại chất thải đúng quy định, tránh lây lan dịch bệnh.

Đặc biệt, yêu cầu UBND các quận, huyện phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý chất thải tại các cơ sở y tế tuyến quận, huyện, phường xã; các khu, điểm, cơ sở cách ly y tế trên địa bàn. Trước tình hình cấp bách trong phòng, chống COVID-19, Sở TN&MT Đà Nẵng đã thống nhất cho phép Công ty CP Môi trường Đô thị Đà Nẵng vận hành ngay lò đốt chất thải nguy hại ST-200 để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Lãnh đạo Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng cho hay, những ngày qua, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh, tổng khối lượng rác y tế và rác có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh (rác nguy hại) thu gom từ các điểm cách ly y tế tập trung, bệnh viện đã vượt quá công suất hoạt động của lò đốt.

Việc xử lý rác nguy hại đang là vấn đề khẩn cấp.  Để bảo đảm thu gom, xử lý rác sinh hoạt trong thời gian dịch bệnh, công ty đã xây dựng kế hoạch, phương án xử lý chất thải tại các khu vực cách ly y tế, đặc biệt là khu vực ký túc xá phía Tây TP Đà Nẵng và các bệnh viện. Rác tại khu cách ly, bệnh viện được cho vào thùng chứa chuyên dụng rồi dán kín miệng thùng tránh rơi vãi trong quá trình vận chuyển.

Xe thu gom sau khi nhận rác sẽ được khử trùng trước khi rời các địa điểm trên để hạn chế lây lan. Sau khi về nhà máy, xe thu gom tiếp tục được khử trùng trước khi rác được vận chuyển xuống và lượng rác lại được khử trùng thêm nhiều lần trong quá trình đưa vào lò đốt. Cuối cùng, trước khi nhận các thùng chứa mới để tới các khu cách ly, bệnh viện dã chiến, các xe thu gom được khử trùng thêm một lần cuối...

Hoài Thu

Theo thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông, thời gian qua, cả nước đã xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông (TNGT) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đáng chú ý, tuyến đường xảy ra tai nạn tập trung nhiều trên các quốc lộ (chiếm tới 35%). Thời gian xảy ra tai nạn nhiều nhất trong khung giờ 18h-24h. Giải pháp nào để giảm TNGT trên các tuyến quốc lộ, là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Phóng viên Báo CAND đã có cuộc trao đổi với ông Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

Thạc sĩ - bác sĩ nội trú Dương Thị Trà Giang (SN 1992), Khoa Đẻ thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu như: Giải Nhất lĩnh vực Y - Dược trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP Hà Nội (2022-2023); giải Nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022-2023)... Không chỉ cứu nhiều sinh mệnh sản phụ và trẻ sơ sinh bên bờ “cửa tử”, nữ bác sĩ (BS) còn đam mê nghiên cứu khoa học, mang lại lợi ích to lớn cho các bà mẹ. Nữ BS vừa được vinh danh là 1 trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023 vào sáng 11/5.

Ngày 12/5, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III (đóng tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, tàu SAR 272 và êkíp đã kịp thời cứu nạn một thủy thủ người nước ngoài bị nạn trên biển vào ngày 11/5.

Lợi dụng chức danh, nhiệm vụ Kế toán trưởng, Trương Ngọc Tùng (SN 1991, trú tại 52 đường Bửu Đình, phường Kim Long, TP Huế, Thừa Thiên Huế) đã sử dụng nhiều thủ đoạn (trong đó có làm giả hàng loạt bộ chứng từ để chiếm đoạt tiền từ ngân hàng, rồi đi vay tiền từ ngân hàng về nhưng không nộp vào quỹ công ty... ) để chiếm đoạt số tiền gần 5 tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文