“Loạn” giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19

06:14 29/09/2021

Nhu cầu xét nghiệm COVID-19 đang rất lớn, nhất là những địa phương đang nới lỏng giãn cách để người dân đi lại, làm việc được thuận tiện. Song, giá xét nghiệm ở nhiều nơi, nhiều bệnh viện tư vẫn còn chênh nhau rất lớn, khiến người dân, doanh nghiệp băn khoăn, lo lắng. 

Mỗi nơi một giá

Theo phản ánh của anh H.H (Hà Nội), sau khi Thủ đô nới lỏng giãn cách, để chuẩn bị cho việc đi làm trở lại, do yêu cầu công việc, anh và một số đồng nghiệp phải đi làm xét nghiệm PCR. Họ đến Phòng khám của Bệnh viện Hồng Ngọc, tại số 47 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân để đăng ký xét nghiệm PCR.

“Loạn” giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19 đang làm khó người dân. Ảnh minh họa: Nguyễn Bình

Sau khi làm các thủ tục khai báo xong, nhân viên của bệnh viện thông báo giá xét nghiệm là 1,2 triệu/mẫu/người. Anh ngạc nhiên vì nhiều thông tin xét nghiệm PCR là hơn 700.000 đ/mẫu. Thấy giá “chát” nên anh và các đồng nghiệp quyết định từ bỏ Bệnh viện Hồng Ngọc và tìm thông tin. Một số bạn bè mách anh thông tin về một xe xét nghiệm PCR lưu động. Anh đã đến đó làm thủ tục và xét nghiệm rất nhanh, mức phí chỉ bằng 1/2 của Bệnh viện Hồng Ngọc.

Cũng theo phản ánh của anh H.H, test nhanh COVID-19 cũng mỗi nơi một giá khác nhau, có nơi 250.000 đ/mẫu, có nơi 150.000 đ/mẫu, thậm chí có nơi 120.000 đ/mẫu. Anh H cho biết: “Trong lúc cả nước đang căng mình chống dịch, việc xét nghiệm để đảm bảo an toàn cho các hoạt động xã hội cũng như sản xuất kinh doanh là cần thiết.

Tuy nhiên, không ít các cơ sở khám, chữa bệnh lợi dụng để nâng giá xét nghiệm, gây sự lộn xộn và bất cập, khó khăn cho các tổ chức, cá nhân đang hoạt động để phát triển kinh doanh.

Thiết nghĩ, cơ quan có thẩm quyền cần chỉ đạo thống nhất về mức giá cho mỗi lần xét nghiệm, qua đó cũng là cơ sở để đưa vào hạch toán chi phí cho các doanh nghiệp và các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Khảo sát một vòng ở những bệnh viện tư nhân tại Hà Nội chúng tôi được biết, nhiều nơi có mức giá xét nghiệm khác nhau, tùy vào nhà sản xuất của kit test. Tại Bệnh viện Hồng Ngọc, giá xét nghiệm PCR là 1.200.000 đ/mẫu đối với khách hàng là người Việt Nam và 1.500.000 đ/mẫu đối với khách hàng là người nước ngoài; xét nghiệm test nhanh đối với kit do Việt Nam sản xuất có giá 280.000 đ/mẫu đối với người Việt Nam và 330.000 đ/mẫu đối với người nước ngoài; kit test nhập khẩu giá xét nghiệm 360.000 đ/mẫu/người Việt Nam và 405.000 đ/mẫu với người nước ngoài.

Ngày 28/9, khi đến Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc, chúng tôi được biết, bệnh viện không xét nghiệm COVID-19 dịch vụ, chỉ xét nghiệm cho người đến khám, chữa bệnh có triệu chứng. Còn tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec, giá xét nghiệm test nhanh từ ngày 23/9 trở về trước là 179.000 đ/mẫu, xét nghiệm PCR 729.000 đ/mẫu; bắt đầu từ ngày 24/9, giá test nhanh giảm xuống còn 150.000 đ/mẫu và xét nghiệm PCR là 720.000 đ/mẫu.

 Bà Nguyễn Thị Hòa, ở phường Giảng Võ, Hà Nội cho biết: “Tôi tới khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec, phải làm test nhanh nhưng là mẫu gộp, giá 90.000đ. Xét nghiệm mẫu gộp giá rẻ hơn nhung cũng có rủi ro, nếu mẫu gộp dương tính thì tất cả phải làm xét nghiệm mẫu đơn, như thế phải trả tiền 2 lần tiền”.

Theo phản ánh của bạn đọc, có nhiều bệnh viện yêu cầu tất cả người tới khám đều phải xét nghiệm xét nghiệm COVID-19, trong khi một số bệnh viện chỉ yêu cầu xét nghiệm người đến từ vùng dịch hoặc có triệu chứng. Có bệnh viện công thu giá xét nghiệm test nhanh 360.000 đ/mẫu.

Xử lý nghiêm hành vi trục lợi

Trao đổi với phóng viên về chi phí mức giá dịch vụ xét nghiệm PCR cao hơn giá quy định của Bộ Y tế và cũng cao hơn nhiều bệnh viện tư nhân khác, đại diện Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết, Bệnh viện Hồng Ngọc là bệnh viện ngoài công lập, theo Công văn 10537 của Sở Y tế Hà Nội thì bệnh viện tư nhân được phép tự xây dựng mức giá.

Bệnh viện xây dựng mức giá như trên và báo cáo với Sở Y tế Hà Nội. Đến nay bệnh viện chưa nhận được văn bản không chấp nhận mức giá như trên từ Sở Y tế Hà Nội. “Bệnh viện niêm yết giá và công khai giá để người dân đến xét nghiệm được biết, không có việc xét nghiệm xong khách hàng mới biết giá”, đại diện Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết.

Theo một lãnh đạo Bộ Y tế thì Bộ không quản lý giá dịch vụ tại các bệnh viện tư. Bệnh viện tư nhân được phép xây dựng giá trên cơ sở thực chi thực thu, có đăng ký giá với Sở Y tế và công khai, minh bạch giá tại các cơ sở y tế. Còn các bệnh viện công, thực hiện thu giá xét nghiệm của Bộ Y tế. Theo Công văn 4356/BYT-KHTC ngày 28/5/2021, mức giá thanh toán xét nghiệm PCR là 734.000 đ/mẫu xét nghiệm.

Trước đó, theo thông tin đưa ra tại Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương ngày 26/9, giá mua kit test tại nước ngoài về chỉ khoảng 1,5 USD/test. Nếu mua được giá gốc với số lượng lớn thì có thể tiết kiệm được cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng.

Theo Vụ Trang thiết bị - Công trình y tế (Bộ Y tế), giá dịch vụ xét nghiệm được Bộ Y tế quy định, còn giá xét nghiệm do doanh nghiệp tự công bố. Hiện nay, trang thiết bị y tế nói chung, trong đó có các test nhanh COVID-19 không thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá mà giá thông qua đấu thầu mua sắm tại cơ sở y tế.

Giá bán trang thiết bị y tế được quyết định, điều tiết bởi cơ chế thị trường. Để tránh các đơn vị mua sắm được đúng chủng loại, đúng giá trị, tránh hiện tượng thổi giá, từ năm 2020, Bộ Y tế đã yêu cầu doanh nghiệp phải công khai giá trang thiết bị y tế lên cổng công khai y tế.

Trước ngày 20/8, giá test nhanh khoảng 100.000 - 198.000 đ/test. Tuy nhiên, theo cập nhật đến ngày 25/9, một số doanh nghiệp có điều chỉnh giá, trong đó, mức giảm khoảng 20.000 - 70.000 đồng/test. Hiện có gần 90 loại test nhanh đang được lưu hành, bao gồm cả sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Để chấn chỉnh trong công tác mua sắm trang thiết bị y tế, ngày 28/9, Bộ Y tế ban hành Công văn số 8151/BYT-TTrB yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22/7/2021 về mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 và Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị ngăn chặn, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, thuốc, hoá chất, sinh phẩm, hoặc lợi dụng các hoạt động phòng, chống dịch để trục lợi. Đồng thời, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát về giá dịch vụ chẩn đoán COVID-19.

Trần Hằng

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文