Nghệ nhân làm đầu lân tất bật phục vụ thị trường Tết Trung thu

08:23 03/09/2024

Sau hàng chục năm nghề làm đầu lân được hình thành, đến nay vẫn còn những người thợ ở vùng đất Cố đô đang ngày đêm cần mẫn lưu giữ và phát triển nghề truyền thống này. Những chiếc đầu lân tuyệt đẹp rực rỡ sắc màu không những có mặt trên các tuyến đường ở TP Huế vào dịp Tết Trung thu mà còn được các thương lái vận chuyển đến nhiều tỉnh, thành trong nước, góp phần lan tỏa giá trị nghề truyền thống làm đầu lân xứ Huế.

Bên trong cơ sở làm đầu lân nổi tiếng nằm trong kiệt 11 đường Trần Hưng Đạo, TP Huế, nghệ nhân Trương Như Rem và những người thợ đang tất bật hoàn tất những chiếc đầu lân cỡ lớn để kịp giao cho khách hàng. Với hơn 30 năm gắn bó với nghề sản xuất đầu lân, ông Rem cho biết, Cố đô Huế là vùng đất nổi tiếng với nhiều nghề thủ công truyền thống, trong đó có nghề làm đầu lân. Đây là nghề đòi hỏi sự công phu và tính thẩm mỹ cao, yêu cầu người thợ phải có đôi tay khéo léo, kiên trì để chế tác nên những chiếc đầu lân rực rỡ sắc màu.

“Để phục vụ thị trường Tết Trung thu năm nay, từ nhiều tháng về trước, cơ sở tôi đã tất bật chuẩn bị vật liệu để chế tác đầu lân. Từ việc vót tre làm khung sườn, tạo khuôn, đắp giấy, dán giấy, tô màu tạo sắc thái cho lân đều đòi hỏi người thợ phải có kỹ năng tay nghề cao. Và nhờ thế, mỗi chiếc đầu lân được làm nên tuy mang một vẻ khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung về sự uy phong, dũng mãnh, thần thái của lân truyền thống vùng đất Cố đô”, nghệ nhân Trương Như Rem bày tỏ.

Những người thợ ở cơ sở của nghệ nhân Trương Như Rem làm nên những chiếc đầu lân tuyệt đẹp.

Ngoài những người thợ có tay nghề, hiện cơ sở làm đầu lân của ông Rem còn có nhiều người theo học nghề. Dịp Tết Trung thu năm nay, cơ sở này sản xuất khoảng hơn 3.000 đầu lân các loại. Với giá bán ra thị trường dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng, tùy kích cỡ và mẫu mã các loại đầu lân khác nhau đã tạo thu nhập cho những người thợ cần mẫn gắn bó với nghề. “Nếu trước đây, lân Huế thường có 2 màu đỏ và vàng tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc thì ngày nay, để phục vụ thị trường, chúng tôi còn sáng tạo làm nên những chiếc đầu lân đủ màu sắc như hồng, cam, xanh dương, đen tuyền”, anh Lê Văn, chủ cơ sở làm đầu lân nằm trên đường Lê Duẩn cho biết thêm.

Cũng với hơn 20 năm gắn bó với nghề truyền thống làm đầu lân, vào những ngày này, cơ sở sản xuất đầu lân của gia đình ông Nguyễn Sinh Anh ở phường Thủy Biều, TP Huế tất bật với công việc cung ứng các loại đầu lân cho các cơ sở bán trước dịp Tết Trung thu. Ông Anh chia sẻ, để làm nên một chiếc đầu lân phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó việc tạo khuôn và trang trí màu sắc cho đầu lân được xem là kỳ công nhất bởi đây là công đoạn tạo nên sự thần thái của mỗi đầu lân. Ngoài ra, người thợ giỏi còn biết cách phối màu cho đuôi lân, chân lân, cách phối màu hoài hòa giữa các bộ phận này tạo thành một bộ lân hoàn chỉnh. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, những người thợ ở cơ sở của ông Anh đã sáng tạo để làm nên những chiếc đầu lân với các loại mẫu mã, màu sắc và trang trí khác nhau.

Theo những người thợ làm đầu lân lâu năm ở xứ Huế, nghề làm đầu lân tuy mang lại thu nhập nhưng đây là nghề thời vụ, lại đòi hỏi người thợ phải có đôi tay khéo léo, siêng năng, cần mẫn và tính thẩm mỹ cao nên sau hàng chục năm, hiện chỉ còn khoảng vài hộ dân ở TP Huế “giữ lửa” nghề truyền thống này. Tuy nhiên với sự quyết tâm lưu giữ nghề truyền thống do cha ông để lại nên bình quân mỗi dịp Tết Trung thu hằng năm, những người thợ ở vùng đất Cố đô Huế đã sản xuất ra hàng chục nghìn chiếc đầu lân các loại tuyệt đẹp để cung ứng cho thị trường khắp cả nước, từ các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định đến các tỉnh, thành phố ở 2 miền Nam, Bắc.

Ông Võ Lê Nhật, Chủ tịch UBND TP Huế cho biết, vào mỗi dịp Tết Trung thu, dọc các tuyến đường trung tâm thành phố đều có các đoàn lân biểu diễn thu hút đông đảo người dân và du khách xem, cổ vũ. Đặc biệt theo chương trình Festival Huế 2024, với định hướng Festival 4 mùa nhằm tổ chức chuỗi các hoạt động lễ hội trải dài trong năm để tôn vinh quảng bá những giá trị đặc sắc của văn hóa Huế và văn hóa Việt Nam, vào dịp tháng 9 năm nay, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức chương trình trải nghiệm Tết Trung thu truyền thống Huế; Quảng diễn Lân - Sư - Rồng trên đường phố và một số hoạt động liên quan khác.

Đây hứa hẹn sẽ là những chương trình đặc sắc, hấp dẫn khi có sự tham gia biểu diễn của các đoàn lân nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế. Các hoạt động này không những phục vụ người dân địa phương và khách đến Huế tham quan mà còn quảng bá thương hiệu nghề làm đầu lân nổi tiếng của Huế đến với du khách trong và ngoài nước. Qua đó góp phần mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ, giúp nghề làm đầu lân của những người thợ ở vùng đất Cố đô không bị mai một theo năm tháng.

Anh Khoa

Sau khi giảm hơn 5 triệu đồng/lượng trong tháng 11, giá vàng mở phiên giao dịch tháng mới tiếp tục “đánh rơi” từ 500.000- 800.000 đồng mỗi lượng.

Tài xế xe taxi công nghệ vừa khởi động xe để lưu thông thì bất ngờ chiếc xe lao nhanh vào một căn nhà cấp 4 ven đường gây đổ sập nhiều mảng tường...

Sở GTVT  Hà Nội vừa có văn bản gửi Bộ GTVT và Sở GTVT các tỉnh thành, phố về đề xuất của một số doanh nghiệp xin điều chỉnh bổ sung hành trình các tuyến xe khách đi xuyên tâm Hà Nội.

Ngày 25/11 vừa qua Ban Cán sự Đảng UBND TP Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc thống nhất chủ trương sử dụng vốn ngân sách để triển khai tiếp dự án xây dựng tuyến Metro số 2. Với chủ trương này, thành phố dự kiến sẽ không sử dụng vốn vay ODA từ các ngân hàng ADB, KFW và EIB nước ngoài để đầu tư cho dự án…

Công an huyện Lang Chánh, Thanh Hóa đã thu giữ chiếc ĐTDĐ trong đó có lưu 2 đoạn clip quay ngày 8/11 phản ánh việc Vi Thị Quỳnh dùng thủ đoạn ép buộc cặp vợ chồng ở Lang Chánh cởi bỏ hết quần áo, quay video để gây sức ép đòi nợ số tiền hơn 1,4 tỷ đồng.

Sau khi được lực lượng Công an và người thân tuyên truyền, vận động, giải thích, khoảng 13h, ngày 1/12/2024, đối tượng Lê Hà Đông (SN 1992), trú tại thôn Tân Chính, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là nhân viên thuộc Công ty vệ sĩ Security 24 đã đến cơ quan Công an đầu thú.

Dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) vừa được Quốc hội bấm nút thông qua với số phiếu tuyệt đại đa số, có quy mô siêu lớn và đương nhiên cùng với đó là rất nhiều thách thức. Có thể nói, đây là dự án đầu tư công lớn nhất trong lịch sử đất nước với sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án khoảng 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).

Sau 9 tháng lẩn trốn quyết định truy nã của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên về tội danh "Nhận hối lộ", đối tượng duy nhất còn lại trong nhóm nhận hối lộ tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 78-02D thuộc Công ty TNHH đăng kiểm Bách Việt đã bị bắt giữ khi xuất hiện gần cửa khẩu Hoàng Diệu trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文