Người dân Thanh Hà vẫn e ngại sử dụng nước được cấp

09:44 28/10/2023

Theo chính quyền xã Cự Khê (Thanh Oai, Hà Nội), bắt đầu từ ngày 24/10, có khoảng 5.000m3 nước/ngày đêm đưa về Khu đô thị (KĐT) Thanh Hà để giải quyết tình trạng thiếu nước trầm trọng sau khi Công ty cổ phần Nước sạch Thanh Hà (Công ty Thanh Hà) phải dừng cấp nước do nước nhiễm khuẩn E.coli. Tuy nhiên, cư dân ở đây vẫn tiếp tục kêu cứu vì nguồn nước cấp về chưa đủ sử dụng, đặc biệt họ vẫn chưa tin tưởng dùng nước để ăn, uống.

Nước về ít, chưa dám sử dụng để ăn uống

Theo ông Phan Minh Châu, Tổ trưởng Tổ dân phố số 4, KĐT Thanh Hà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, theo thông tin từ lãnh đạo xã Cự Khê, từ ngày 24/10, sẽ cấp 5.000m3 nước/ngày đêm về cho cư dân KĐT trong 10 ngày, sau đó sẽ cắt giảm dần, bước đầu đủ nước sinh hoạt cho dân. Tại cuộc họp gồm đại diện UBND huyện Thanh Oai, lãnh đạo UBND xã Cự Khê, các tổ trưởng tổ dân phố, bí thư chi bộ diễn ra tối 23/10, chính quyền địa phương đã thông tin, trong thời gian tới đây, thành phố chỉ đạo tăng sản lượng nước về cho KĐT Thanh Hà khoảng 5.000m3 ngày đêm để đủ nước sinh hoạt cho người dân.

Tuy nhiên, ông Châu cho biết, ngày 24/10, thời gian cấp nước về hệ thống bể ngầm phục vụ cho bà con tại KĐT Thanh Hà là hơn 3 tiếng. Từ lượng nước này, người dân tại KĐT được cấp nước sạch trong vòng khoảng 30 phút. Với các hộ dân ở tầng cao nước vẫn chưa thể bơm lên được do lượng nước ít, chỉ đủ phục vụ cho các hộ dân ở tầng thấp các chung cư. “Mặc dù thời gian kéo dài hơn 3 giờ nhưng tôi thấy quan trọng nhất là khối lượng nước về được bao nhiêu, điều này vẫn chưa rõ ràng, không có con số để nhân dân biết”, ông Châu chia sẻ và cho biết thêm 2 ngày qua, xe nước từ thiện cũng đã không còn xuất hiện ở KĐT Thanh Hà nữa.

Người dân Khu đô thị Thanh Hà bị xáo trộn cuộc sống khi mất nước kéo dài.

Cũng theo đại diện tổ dân phố số 4, từ ngày 24 đến 27/10, một số tổ vẫn thiếu nước vì nước về ít, phải cấp bù cho những bể cạn, nên mực nước vẫn thiếu hụt, chưa ổn định. “Đến nay chỉ có báo cáo của nhà máy nước là cung cấp 5.000m3/ngày đêm, chưa có tổ giám sát sản lượng nước, nên thực tế được cấp bao nhiêu m3 người dân cũng không biết được”, ông Châu thông tin.

Cuộc sống của hơn 22.000 dân ở đây vẫn trong cảnh thiếu nước trầm trọng. Các quán ăn, nhà hàng, kinh doanh gần như đóng cửa vì không có nước. Nước sinh hoạt sử dụng cho ăn uống, tắm giặt và cuộc sống của người dân thiếu thốn. Chủ quán bún bò Huế ở toà nhà HH02 - 1A cho biết, không có nước nên quán đành phải ngừng kinh doanh. Nếu có muốn bán online thì khi biết địa chỉ ở KĐT Thanh Hà cũng không ai dám mua khi nguồn nước đã bị nhiễm E.coli và chỉ số kim loại năng tăng gấp nhiều lần. Hầu hết các cửa hàng kinh doanh từ giặt là, bún phở, tiệm tóc… ở tầng 1 các toà chung cư đều thuê với giá từ 6-8 triệu đồng/tháng, nay phải tạm đóng cửa đã khiến họ lao đao.

Bên cạnh những cửa hàng kinh doanh phải đóng cửa thì chỉ còn tiệm tạp hoá và nhà thuốc là đông khách. Nước đóng chai bán rất chạy do người dân mua về để ăn, uống. Theo một số hộ dân ở KĐT Thanh Hà, mặc dù đã có nước nhưng người dân cũng chỉ mới sử dụng để tắm giặt, chưa dám sử dụng để ăn uống. Họ cho rằng, có thể nước cấp về là nước sạch, đảm bảo tiêu chuẩn nhưng khi chảy qua hệ thống trung chuyển và bể nước ngầm của Nhà máy Nước Thanh Hà rồi bơm lên cho các hộ dân, không thể chắc chắn nước sẽ vẫn đảm bảo… sạch.

“Thông tin về kết quả xét nghiệm mẫu nước lấy ngày 12/10 từ nguồn nước ngầm của Công ty Thanh Hà bị nhiễm E.coli, ngoài ra có kết quả hàm lượng amoni và clo đều vượt ngưỡng cho phép nhiều lần khiến người dân rất lo lắng. Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội lấy mẫu nước xét nghiệm nhưng chưa có kết quả. Vì vậy, chỉ khi cơ quan chức năng hoặc đơn vị có thẩm quyền được người dân tin tưởng có văn bản thông báo nước đảm bảo đủ tiêu chuẩn nước sạch, đã an toàn thì chúng tôi mới dám sử dụng để ăn uống”, ông Châu nói.

Lập tổ giám sát lịch cấp nước

Theo Chủ tịch UBND xã Cự Khuê Đặng Anh Phương, xã đã ký quyết định thành lập Tổ giám sát lịch cấp nước của Nhà máy Nước Thanh Hà cung cấp cho các toà nhà theo giờ, giao đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã làm tổ trưởng giám sát thời gian cấp nước, số liệu trên công tơ, khối lượng nước, xem có đúng lịch hứa cấp nước cho bà con hay không. Kể từ ngày 24/10, lịch cấp nước cơ bản theo lịch, tuy nhiên, sản lượng nước thì vẫn chưa có tổ giám sát.

“Chính quyền luôn chia sẻ với bà con, mong muốn qua đề nghị của huyện, chỉ đạo của Thành uỷ, UBND TP, ý kiến của huyện với Sở Xây dựng cấp đủ nước cho bà con, người dân khu đô thị sớm có đủ nguồn nước”, ông Phương nói. Về nước sạch của Công ty Thanh Hà bị nhiễm E.coli và hàm lượng amoni vượt ngưỡng nhiều lần, ông Phương cho rằng, Công ty Thanh Hà ký hợp đồng với cư dân trong KĐT, để xảy ra nước không đạt chất lượng là lỗi của doanh nghiệp. 

Tại cuộc họp mới đây giữa UBND huyện Thanh Oai, xã Cự Khê và cư dân KĐT Thanh Hà, huyện Thanh Oai cho biết sẽ thành lập tổ giám sát nguồn cấp vào của nước sạch Hà Đông và giám sát nguồn nước ngày đêm để báo cáo lãnh đạo mỗi ngày một lần. Huyện yêu cầu Công ty Thanh Hà thau bể, vệ sinh súc rửa đường ống, sau đó lấy mẫu xét nghiệm công khai. Tuy nhiên, tới ngày 27/10, theo ông Phan Minh Châu, vẫn chưa thấy Công ty Thanh Hà thông báo thau rửa bể, vệ sinh đường ống. “Chúng tôi kiến nghị sớm có đủ nước sạch và ổn định cho người dân. Khi có nước thì phải sạch, phải đảm bảo”, ông Châu nói thêm.

Trần Hằng – Nguyễn Hương

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đại diện cử tri, thực hiện những quyền hạn, nhiệm vụ về giám sát, bảo vệ lẽ phải, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Từ vụ án của ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân cho thấy, cần xem xét bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc giám sát ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và góp phần phòng ngừa vi phạm.

Thông tin trên được Tỉnh ủy Lâm Đồng công bố tại hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 15/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII diễn ra ngày 27/12.

Ngày 27/12, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, Trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star International School) gồm Trường Mẫu giáo Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn và Trường tiểu học Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) chưa được Sở cấp phép hoạt động giáo dục.

UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành liên quan loại bỏ chức năng nhà ở thương mại đối với lô đất 94 Lò Đúc. Ngay trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành công tác đầu tư theo hướng xây dựng không gian hiện đại về thương mại - dịch vụ. 

Ngày 27/12, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Đức Hòa (SN 1989, trú tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và Võ Thành Đạt (SN 2000, trú tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hai phóng viên đến mỏ cát trên địa bàn xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình và đe dọa sẽ viết bài liên quan đến các sai phạm của mỏ cát này và yêu cầu chủ mỏ cát phải chung chi 50 triệu đồng để bỏ qua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文