Nhiều người nhầm lẫn sốt xuất huyết với COVID-19

06:41 01/09/2022

Theo thống kê từ các địa phương cho thấy, trong tuần qua, cả nước ghi nhận 8.891 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 6.784 trường hợp nhập viện. Theo dự báo, chu kỳ năm nay là đỉnh dịch sốt xuất huyết, vì vậy số ca mắc và số tử vong đều tăng cao.

Tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 22-28/8 ghi nhận 2.532 ca sốt xuất huyết, nâng số ca mắc từ đầu năm đến nay, 46.756 trường hợp tăng 5,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái; 18 trường hợp tử vong. Trong đó có 947 ca nặng, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

sốt xh2.jpeg -0
Phun hoá chất diệt muỗi để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.

Nếu một số tỉnh phía Nam trong tuần qua số ca mắc sốt xuất huyết giảm thì tại phía Bắc, do nắng nóng kèm mưa nhiều là điều kiện cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang là cao điểm của dịch sốt xuất huyết, khiến ca mắc tăng mạnh vào tháng 8. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, Thủ đô ghi nhận 308 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 22 ổ dịch mới. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.424 ca mắc sốt xuất huyết, không có trường hợp tử vong, tăng gấp 3 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021.

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trong tuần vừa qua điều trị cho gần 30 ca sốt xuất huyết, so với đầu tháng 8 tăng cao hơn, trong đó có nhiều ca nặng. Vào tuần giữa tháng 8, Khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận 4 bệnh nhân nặng, trong đó có một ca tử vong sau khi chuyển viện, 3 ca thoát khỏi nguy kịch. Được biết, ca tử vong là nam thanh niên nhập viện ngày thứ 6 bị sốt xuất huyết. Khi được chuyển vào Khoa Cấp cứu, nam bệnh nhân đã có dấu hiệu suy hô hấp, xuất huyết trong cơ, thoát dịch, rối loạn chuyển máu nặng, suy đa tạng. Dù đã đặt ống nội khí quản, thở máy, nhưng bệnh nhân vẫn rất nguy kịch, chuyển viện khác và tử vong sau đó. Hai ca nặng khác đều có địa chỉ ở Hà Nội, cũng nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải lọc máu, thở máy, trong đó có một ca tiên lượng dè dặt.

Theo BS Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hiện vẫn có một bộ phận người dân còn nhầm lẫn giữa cúm và sốt xuất huyết với COVID-19, do đó khi vào viện đã trong tình trạng nguy kịch. Chính vì tưởng mình mắc COVID-19 nên một số người không biết, sốt cao tự uống hạ sốt, không đến viện khám, đến ngày thứ 4-5 bị xuất huyết trong nội tạng mới tới viện. "Trong bối cảnh dịch chồng dịch như hiện nay, người dân khi có bất kỳ triệu chứng như sốt, ho, đau mỏi người thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán", BS Hùng khuyến cáo.

Theo CDC Hà Nội, dự báo số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch, kết quả giảm sát tại nhiều điểm có chỉ số muỗi, bọ gậy cao vượt ngưỡng. Vì vậy, Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng, chống dịch, đảm bảo sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố. Theo BS Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội, biện pháp để giảm ca mắc chính là làm tốt công tác phòng dịch bằng cách diệt bọ gậy, loăng quăng và phun hoá chất diệt muỗi… Mỗi hộ gia đình cần chủ động thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống tại chính ngôi nhà mình, không để muỗi sinh sôi phát triển.

Do đang vào đỉnh dịch, nên người dân không được chủ quan. Theo khuyến cáo của BS Thân Mạnh Hùng, sốt xuất huyết Dengu diễn biến nặng từ ngày thứ 4, 5 trở đi, không phải thấy hết sốt mà chủ quan. Khi sốt, uống paracetamol đơn chất, không được sử dụng aspirin, ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết do thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe doạ đến tính mạng.

Đặc biệt, những ngày đầu của bệnh, việc truyền dịch không cần thiết, không phải cứ có chẩn đoán sốt xuất huyết là phải truyền dịch mà phải đúng chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt không nên tự truyền dịch tại nhà. Từ ngày thứ 6 của bệnh là giai đoạn tái hấp thu và phục hồi, nếu truyền dịch sẽ gây nhiều biến chứng như suy tim, phù phổi cấp.

Trần Hằng

Chiến sĩ trẻ Nguyễn Quốc Khánh, học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân II và đồng  đội đang háo hức chờ đón giây phút vinh dự được có mặt trong khối diễu binh, diễu hành Cảnh sát gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025.

Hình ảnh CSGT diều người cựu chiến binh đến vị trí thuận lợi để xem cảnh tổng duyệt diễu binh, hay hình ảnh người phụ nữ cõng mẹ đi xem diễu binh gây xúc động mạnh trong những ngày diễn ra các hoạt động chuẩn bị Đại lễ 30/4.

Người nữ cán bộ CSGT vừa bế cháu bé vừa hét khản cổ để tìm người thân cho bé khi bé lạc mẹ giữa đám đông hàng chục ngàn người chờ xem tổng duyệt... Còn rất nhiều hình ảnh mà khoảnh khắc ấy chỉ có những người trong cuộc, những người tham gia đoàn người chờ đón các đoàn diễu binh đi qua mới có thể ghi lại được. Những bức ảnh không rõ nét, hơi nhòe nhưng chứa đầy những cảm xúc, khiến người xem bật khóc…

Ngày 29/4, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan trong vụ án liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và một số địa phương liên quan. Bị can Hoàng Thị Thúy Lan được xác định đã nhận nhận hối lộ 25 tỷ đồng và 1,3 triệu USD, tổng số tiền gần 50 tỷ đồng.

Ngày 29/4, tại TP Hồ Chí Minh, Đoàn công tác của Bộ Công an do Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Bệnh viện 30-4 về các mặt công tác chính trị, hậu cần, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho CBCS và người dân.

Ngày 29/4, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết đã chỉ đạo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ triệu tập đối tượng có hành vi hành hung nhân viên y tế tại Trung tâm y tế huyện Thanh Ba để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài 1,5 tỷ đồng đã nộp tại giai đoạn điều tra, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng tự nguyện dùng thêm 749 triệu đồng đang bị thu giữ để khắc phục hậu quả vụ án nên Hội đồng xét xử ghi nhận, tuyên phạt 6 năm tù. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.