Nhiều trường “chật vật” tuyển sinh trong chương trình Quốc tế

06:05 31/10/2022

Dù nhiều trường Đại học tại Việt Nam luôn đẩy mạnh hợp tác, đưa về các chương trình liên kết được đánh giá có chất lượng nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu, do rất nhiều nguyên nhân.

Thí sinh không còn mặn mà với trường Quốc tế

Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TP Hồ Chí Minh vừa có ký kết hợp tác với Trường ĐH Sydney (Australia). Đây là trường xếp thứ 41 trên toàn thế giới và xếp hạng 3 tại Australia (theo QS Rankings năm 2022); ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Sydney thuộc top 50 thế giới và được kiểm định của tổ chức kiểm định chất lượng hàng đầu AACSB.

Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, trước khi ký kết hợp tác với Trường ĐH Sydney, Trường ĐH Quốc tế đã triển khai đào tạo 25 chương trình liên kết quốc tế với các đối tác tại Anh, Mỹ, Phần Lan... khi học chương trình liên kết quốc tế, người học còn được hưởng học phí ưu đãi và bằng cấp được công nhận quốc tế, nhưng, việc tuyển sinh năm nay vẫn đạt tỷ lệ rất thấp so với chỉ tiêu.

Năm 2022, Đại học Quốc tế có 3.505 chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, trong đó chỉ tiêu các ngành đào tạo theo chương trình liên kết do ĐH đối tác cấp bằng là 1.460. Tuy nhiên, số thí sinh đủ điều kiện nhập học hiện chỉ gần 500 em. Các năm trước, chương trình cũng chỉ tuyển được từ 400 đến 650 sinh viên.

Chương trình cử nhân quốc tế Conventry hợp tác với ĐH Coventry (Anh) của Học viện Ngân hàng năm nay tuyển 221 chỉ tiêu, nhưng thông tin mới nhất từ Học viện này cho biết phải tuyển bổ sung gần 100 sinh viên cho ngành Ngân hàng và Tài chính Quốc tế, Kinh doanh Quốc tế và Digital Marketing.

Tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, không có chỉ tiêu cứng cho các chương trình liên kết, trung bình hàng năm tuyển khoảng 100 sinh viên. Năm học 2021-2022, trường tuyển được gấp đôi các năm trước do dịch bệnh COVID-19, khiến nhiều học sinh chọn học tại Việt Nam. Nhưng mùa tuyển sinh năm nay, số thí sinh tuyển được rất ít.

Đi tìm nguyên nhân

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến cuối năm 2021, cả nước có 408 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động. Các quốc gia có chương trình liên kết đào tạo nhiều là Anh (101 chương trình), Mỹ (59 chương trình), Pháp (53), Australia (37) và Hàn Quốc (27). Các chương trình liên kết cũng đa dạng về ngành nghề và phương thức.

Được biết, riêng tại trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP Hồ Chí Minh, có gần 30 chương trình liên kết theo nhiều hình thức, như 2+2 (2 năm học trong nước, 2 năm học ở nước ngoài); 3+1 (3 năm học trong nước, 1 năm học ở nước ngoài) và 4+0 (du học tại chỗ). Sau đó sinh viên chuyển sang các trường đối tác ở Anh, Mỹ, Australia, New Zealand để học tiếp và tốt nghiệp. Quyền lợi là được nhận bằng ĐH từ trường liên kết thuộc top 30 của Anh và Mỹ. Giai đoạn học tại Việt Nam của ĐH quốc tế có mức học phí trung bình một năm là 50 triệu đồng, còn giai đoạn chuyển tiếp, tùy vào mỗi đối tác, học phí từ 500 đến 900 triệu đồng một năm.

Với mức này nhà trường cho biết, giúp người học tiết kiệm được gần 50% chi phí học tập và sinh hoạt so với du học tự túc. Tuy nhiên, việc tuyển sinh vẫn gặp khó khăn. PGS.TS Lê Văn Cảnh, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế cho rằng, sau dịch COVID-19 các trường ĐH trên thế giới cũng có thêm chính sách thu hút người học nên việc lựa chọn học ở trong nước được cân nhắc nhiều hơn. Còn học phí tuy hợp lý nhưng vẫn cao nếu so với các ngành đào tạo đại trà trong nước. Người học phải có nguồn lực tài chính khi lựa chọn chương trình.

Bên cạnh đó, yêu cầu đầu vào tiếng Anh của các chương trình quốc tế là rất cao. Đây chính là một thách thức không nhỏ đối với người học khi đáp ứng yêu cầu học tập của chương trình.

Để khắc phục khó khăn tuyển sinh, năm 2022, Đại học Quốc tế có thêm phương thức xét học bạ với 10-20% tổng chỉ tiêu để tuyển sinh riêng cho chương trình liên kết. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT nhiều năm trước cũng có cơ hội tham gia xét tuyển. Ngoài ra, thí sinh đăng ký tổ hợp xét tuyển có môn tiếng Anh, nếu có chứng chỉ IELTS Academic hoặc TOEFL iBT thì được quy đổi điểm trung bình môn tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển. Nhà trường hy vọng phương thức mới sẽ thu hút được nhiều thí sinh hơn.

Tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, mức học phí chương trình liên kết du học tại chỗ hiện khoảng 40-150 triệu đồng một năm. Sinh viên theo học được cấp bằng của Việt Nam và bằng quốc tế công nhận, học phí và chi phí sinh hoạt thấp. Tuy nhiên, để thu hút người học, nhà trường đã có chương trình liên kết với nước ngoài từ năm 2006 và đang thực hiện 18 chương trình với các trường đối tác ở Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Australia và Singapore. Các ngành học được đánh giá là phong phú và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh.

Huyền Nga

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文