Nỗ lực bảo tồn rùa biển ở vịnh Nha Trang

08:27 10/11/2021

Sau 3 năm nghiên cứu, tìm kiếm hướng đi mới để bảo tồn các loài rùa biển ở vịnh biển Nha Trang (Khánh Hòa), đề tài khoa học công nghệ “Khảo sát, đánh giá hiện trạng và phân vùng bảo vệ bãi rùa đẻ tại Bãi Bàng Lớn - Đầm Tre” do Thạc sĩ Đàm Hải Vân, Phó Ban quản lý (BQL) vịnh Nha Trang cùng các cộng sự đảm trách, đã được UBND TP Nha Trang nghiệm thu và triển khai thực hiện.

Thạc sĩ Đàm Hải Vân cho biết, rùa biển (Chelonioidea) có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của các hệ sinh thái biển như san hô, thảm cỏ, rừng ngập mặn… Đặc điểm sinh học và vòng đời bí ẩn của các loài rùa biển chưa được giải mã, nên có giá trị cao trong nghiên cứu khoa học và đời sống văn hóa, tâm linh của cư dân ven biển một số quốc gia nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Ở môi trường tự nhiên, rùa biển bị đe dọa bởi các loài động vật ăn thịt và biển đổi khí hậu, trong khi đó tình trạng săn bắt rùa biển để làm thực phẩm và sản phẩm mỹ nghệ cao cấp luôn là mối quan ngại của các nhà khoa học ở nhiều quốc gia.

Tại Khánh Hòa, vịnh Nha Trang có diện tích 249,65 km2 với nhiều đảo và các hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, bãi cát ven bờ… tạo nên môi trường sinh trưởng ổn định cho một số loài rùa biển. Minh chứng rõ nét cách đây hằng chục năm, rùa biển thường xuyên đẻ trứng tại các đảo Hòn Tre, Hòn Mun, Đầm Tre và các bãi cát ven vịnh Nha Trang, nhưng số lượng trưởng thành và khả năng sinh sản suy giảm do tình trạng săn bắt và san lấp công trình xây dựng ven biển, đảo gây ra ô nhiễm môi trường, thu hẹp bãi đẻ tự nhiên...

Bằng nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và kinh phí đối ứng từ BQL vịnh Nha Trang, UBND TP Nha Trang chủ trì thực hiện đề tài khoa học công nghệ nêu trên với 3 nội dung : Khảo sát, đánh giá hiện trạng và phân vùng bảo vệ bãi rùa đẻ; thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu rùa biển và bãi đẻ; xây dựng giải pháp phục hồi, bảo vệ bãi rùa đẻ ở Bãi Bàng Lớn - Đầm Tre trong vịnh Nha Trang.

Nỗ lực bảo tồn rùa biển ở vịnh Nha Trang -0
Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Khánh Hòa thả rùa biển về với môi trường tự nhiên.

Từ kết quả khảo sát cho thấy, 86,63% người dân sinh sống ở vịnh Nha Trang nhìn thấy rùa biển, nhưng số người không biết cách cứu hộ rùa biển gặp nạn 90,43%, chưa phân biệt được các loại rùa biển 70,97%, nhóm nghiên cứu khoanh vùng bãi rùa đẻ dài 2.000m, sâu vào đất liền 30-50m và đã lắp đặt phao chỉ giới “vùng cấm” trên mặt nước, pa-no tuyên truyền bảo vệ rùa biển. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu không chỉ xác định tập tính sinh học, sinh thái rùa biển; phương pháp cứu hộ; thông tin, số liệu rùa biển, mà còn phối hợp Công ty TNHH MTV Yến sào Khánh Hòa thành lập đội cứu hộ rùa biển, kết hợp kiểm tra bãi đẻ, ổ trứng, ngăn chặn tác động xấu, đồng thời vận động cư dân các đảo Trí Nguyên, Bích Đầm, Bãi Bàng Lớn phối hợp hỗ trợ bảo vệ rùa biển và bãi đẻ. Qua đó đã ba lần phát hiện, cứu hộ 2 con đồi mồi và 1 con vích ở khu Hòn Mun và Bãi Bàng Lớn…

Thạc sĩ Đàm Hải Vân chia sẻ rằng, đề tài đã được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu đạt chất lượng, cấp giấy chứng nhận và cho phép ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả bảo vệ rùa biển bền vững vẫn còn nhiều hoạt động cần phải triển khai thường xuyên, sâu rộng. Ngoài các chương trình hoạt động thường niên do BQL vịnh Nha Trang thực hiện, dự án chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức bảo tồn rùa biển sẽ tác động sâu rộng, chuyển đổi nhận thức trách nhiệm của các đối tượng sinh sống, hoạt động ở vịnh Nha Trang.

Cùng với việc rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở vịnh Nha Trang, tạo cơ sở pháp lý bảo tồn các loài rùa nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ, cần xây dựng các quy định về quản lý, kiểm soát, bảo vệ rùa biển; hướng dẫn kỹ thuật cứu hộ, nhân nuôi, bảo tồn rùa biển và tạo môi trường, sinh cảnh để rùa biển đến Bãi Bàng Lớn - Đầm Tre sinh sản; tăng cường điều tra, đánh giá, nghiên cứu loài rùa nguy cấp; xây dựng mạng lưới và cơ chế trao đổi thông tin bảo tồn các loài rùa, thường xuyên khuyến cáo ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ các loài rùa nguy cấp. Mặt khác, cần thực hiện bảo tồn chuyển vị rùa biển, cụ thể là di chuyển trứng rùa từ nơi khác đưa về ấp nở, làm phong phú về đa dạng sinh học và tạo thêm sản phẩm du lịch sinh học ở vịnh Nha Trang.

Hữu Toàn

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2023), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để quản lý đầu tư công đối với hàng trăm dự án phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, UBND TP Hồ Chí Minh đã thành lập ra đến 3 Ban quản lý dự án (BQLDA). Hàng năm, mỗi BQLDA này làm đại diện chủ đầu tư ít nhất cũng vài chục dự án phát triển hạ tầng, trong đó có nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ, thậm chí là cả chục nghìn tỷ đồng nên đều được xem là các “siêu” BQLDA thuộc UBND thành phố...

Với thủ đoạn giả danh công an, nhóm đối tượng đe dọa nạn nhân nghi vấn liên quan đến số tiền bất minh để chiếm đoạt hơn 2 triệu USD ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã xác lập chuyên án đấu tranh. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công an tỉnh Tây Ninh cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và công an nhiều tỉnh, thành phố khác đã nhanh chóng bắt giữ các đối tượng gây án, thu hồi toàn bộ tài sản.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Lê Thị Mai đã lợi dụng việc tố cáo, phản ánh, kiến nghị không đúng sự thật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dòng sông Dâu cổ xưa đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh đã bị bồi lắng trở thành ruộng đồng từ hàng trăm năm qua. Cuối năm 2024, trong lúc nạo vét cải tạo một ao cá (thuộc khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành), người dân đã phát hiện hai chiếc thuyền cổ nằm song song với nhau, được đấu nối thành thuyền song thân.

Cuộc xung đột ở Ukraine dần đi đến hồi kết, mở ra hi vọng cho Kiev nhận được hàng tỷ USD hỗ trợ từ các nước phương Tây để tái thiết đất nước. Tuy vậy, để hiện thực hóa tiến trình đó, ngoài chi phí khổng lồ và một chính sách phát triển hợp lý, Ukraine còn cần nguồn nhân lực mạnh mẽ. Bài toán của Ukraine lúc này là làm sao thuyết phục hàng triệu người đã rời bỏ đất nước trở về.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.