Nỗ lực phòng, chống cháy rừng trong cao điểm nắng nóng

10:55 18/08/2021

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng cùng với nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến một số vụ cháy rừng ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, gây thiệt hại lớn về môi trường và kinh tế. Điều này dấy lên nỗi lo khi có hàng chục nghìn hécta rừng thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đang đứng trước nguy cơ cháy cần cấp bách bảo vệ.

 

Mới đây nhất, chỉ trong ngày 7/8, địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế ghi nhận xảy ra 7 vụ cháy rừng. Trong đó, vụ cháy rừng tại tiểu khu 69, khu vực Rạng Đông, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Sông Bồ xảy ra vào lúc 11h cùng ngày đã lan rộng gây thiệt hại 50ha rừng cây bản địa và keo lá tràm.

Với sự nỗ lực của Cảnh sát PCCC&CNCH, Kiểm lâm và và lực lượng tại chỗ, sau hơn 13 giờ cứu hỏa, đám cháy mới được khống chế và dập tắt hoàn toàn. Nguyên nhân vụ cháy được xác định do người dân đốt thực bì gặp gió mạnh khiến đám cháy bùng phát, lan rộng. Ngoài vụ cháy ở khu vực Rạng Đông, các vụ cháy rừng còn lại xảy ra tại xã Thủy Bằng và phường An Tây (TP Huế); xã Phong Hiền (huyện Phong Điền); khu vực lòng hồ thủy điện Hương Điền và xã Thượng Lộ, Thượng Nhật (huyện Nam Đông). Hiện các cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân các vụ cháy này và thống kê diện tích rừng bị thiệt hại.

 Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp dập tắt đám cháy rừng tại xã Thủy Bằng, TP Huế.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế, do điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, cộng thêm thảm thực bì dưới tán rừng dày đặc, đã gây ra các vụ cháy rừng vừa qua. Đặc biệt là vụ cháy xảy ra vào trưa 28/6 kéo dài đến ngày 1/7/2021 lan rộng qua khu vực rừng thông thuộc tiểu khu 150, 151, 152 do Ban QLRPH thị xã Hương Thủy quản lý và gần khu vực Trạm đạn dược T264- K890 của Cục Quân khí Bộ Quốc Phòng. Đây là vụ cháy rừng lớn nhất được ghi nhận tại địa phương trong 30 năm qua.

Các đơn vị gồm Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế; lực lượng Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Quân đội, Kiểm lâm và lực lượng tại chỗ với hơn 1.500 người đã tích cực tham gia chữa cháy rừng. Nguyên nhân vụ cháy rừng được xác định do đạn lân tinh trong chiến tranh còn sót lại ở dưới đất phát nổ. Quá trình lửa bốc lên gặp gió Lào cấp 6/7, nắng hanh nên đám cháy lan nhanh, gây thiệt hại 265,7ha rừng.

Liên quan các vụ cháy rừng xảy ra liên tiếp, ông Lê Ngọc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, hiện mức cảnh báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh là cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm. Theo ông Tuấn, thời gian qua, công tác PCCC rừng đã được các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ và 5 sẵn sàng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân sống ven rừng và cộng đồng, để xảy ra nhiều vụ cháy liên tiếp mà nguyên nhân các vụ cháy có thể xuất phát từ việc đốt nhang, vàng mã, đốt thực bì. Các vụ cháy rừng lớn xảy ra trong thời gian qua gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường.

Qua thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2021, địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế xảy ra 32 vụ cháy rừng, tổng diện tích thiệt hại 313ha rừng các loại, ước tính tổng số tiền 31,3 tỷ đồng. Hiện Chi cục Kiểm lâm tỉnh đang phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân, truy tìm thủ phạm gây ra các vụ cháy rừng để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật...

Để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng xảy ra và thiệt hại về rừng, mới đây Bộ NN&PTNT đã ban hành công văn đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế chỉ đạo, sẵn sàng đảm bảo các nguồn lực thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; bố trí lực lượng ứng trực 24/24h, tuần tra ở những khu vực nguy cơ cháy rừng cao; kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao; tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng dùng lửa, kịp thời phát hiện điểm cháy rừng. Huy động đầy đủ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cần thiết để kịp thời dập tắt các đám cháy, không để xảy ra cháy lớn, giảm thiểu tối đa thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Anh Khoa

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文