Nông dân xứ Huế lo lắng khi đặc sản thanh trà mất mùa

08:39 08/06/2024

Thanh trà là loại trái cây đặc sản nổi tiếng được người nông dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế trồng với diện tích lớn ở vùng gò đồi và các vùng đất nằm ven sông Hương, sông Bồ. Tuy nhiên trong vụ mùa năm nay, sản lượng thanh trà ở địa phương này sụt giảm đáng kể do mất mùa.

Tình trạng này khiến nhiều chủ vườn thanh trà lo lắng khi loại trái cây này đã được chỉ dẫn địa lý và được bảo hộ tại Việt Nam. Những ngày đầu tháng 6 này, nhiều chủ vườn thanh trà ở phường Thủy Biều (TP Huế) như “ngồi trên đống lửa” khi gần vào vụ thu hoạch thanh trà nhưng nhiều vườn cây không ra quả hoặc cho sản lượng quả ít, không đồng đều. Theo tìm hiểu của PV Báo CAND, tận dụng dải đất bãi bồi ven sông Hương màu mỡ phù sa nên những năm qua, người dân ở phường Thủy Biều đã đầu tư mở rộng diện tích trồng cây thanh trà lên đến 150ha. Được các chủ vườn quan tâm chăm sóc nên những vụ mùa trước, các vườn thanh trà ở Thủy Biều luôn cho sản lượng quả nhiều. Bình quân mỗi năm sản lượng thu hoạch thanh trà ở Thủy Biều đạt từ 600 đến 900 tấn, doanh thu đạt khoảng 18 đến 25 tỷ đồng khi mỗi hécta thanh trà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Tuy nhiên đến năm nay, thanh trà lại mất mùa khiến nhiều chủ vườn lo lắng, đứng ngồi không yên.

Vườn thanh trà của gia đình ông Võ Trần Tuấn Kiệt cho sản lượng quả rất thấp.

Dẫn chúng tôi ra vườn thanh trà phủ bóng xanh mát, ông Võ Trần Tuấn Kiệt (ở thôn Lương Quán, phường Thủy Biều, TP Huế) không giấu được nỗi buồn. Ông Kiệt cho biết, gia đình ông trồng hơn 100 gốc thanh trà nhiều năm tuổi trên diện tích 5.000m2. Những năm trước, vườn thanh trà của ông Kiệt đều cho sản lượng quả rất lớn, với trọng lượng từ 0,6kg đến 1kg/quả. “Tuy nhiên năm nay dù vợ chồng tôi chăm sóc cây rất cẩn thận, bón phân, tưới nước đúng phương pháp khoa học nhưng không hiểu sao cây thanh trà lại cho quả rất ít, quả nhỏ. Qua kiểm tra, toàn vườn thanh trà của gia đình tôi bị sụt giảm đến 80% sản lượng so với vụ mùa trước. Nếu trước đây mỗi vụ chúng tôi thu nhập từ 150 đến 170 triệu đồng từ việc bán loại trái cây đặc sản này thì vụ mùa năm nay chỉ đạt khoảng 20 đến 30 triệu đồng mà thôi”, ông Kiệt buồn bã trải lòng.

Tương tự, gia đình ông Đặng Văn Kế (ở phường Thủy Biều, TP Huế) trồng hơn 110 gốc thanh trà cũng rơi vào cảnh mất mùa khi cây ra quả rất ít. Theo ông Kế, những vụ mùa trước, gia đình ông thu hoạch đạt từ 3-5 tấn quả thanh trà. Riêng năm 2023, vườn cây thanh trà của ông Kế cho hơn 3 tấn quả nhưng vụ mùa năm 2024 này sụt giảm đến hơn 90% sản lượng quả. “Trước đây mỗi gốc thanh trà đều cho quả nặng trĩu cành nhưng nay thì số quả chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vụ mùa năm nay gia đình tôi coi như mất trắng, thua lỗ tiền công chăm sóc và phân bón…”, ông Kế nói.

Ông Võ Bá Bình, Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Biều cho biết, thanh trà không những là loại trái cây đặc sản của xứ Huế mà còn là cây trồng chủ lực của địa phương khi có nhiều hộ dân thoát nghèo vươn lên làm giàu nhờ trồng thanh trà. Năm 2023, toàn phường thu được 600 tấn quả thanh trà, ước tính đạt 18 tỷ đồng. Tuy nhiên, vụ mùa năm nay thanh trà ở Thủy Biều lại mất mùa chưa từng thấy, thậm chí có nhiều vườn cây không ra quả. Theo đánh giá của các chuyên gia ngành Nông nghiệp thì một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thanh trà mất mùa là do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến cây thanh trà không phát triển, không ra hoa, đậu quả đúng thời vụ.

Ngoài Thủy Biều, nhiều vườn cây thanh trà của nông dân ở các địa phương khác như xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy); phường Hương Vân (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) cũng được ghi nhận mất mùa hơn so với các vụ mùa trước. Hiện Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan, đơn vị liên quan đang tiến hành kiểm tra, làm rõ nguyên nhân thanh trà mất mùa để giúp người dân có giải pháp khắc phục, hướng đến vụ mùa tiếp theo.

Anh Khoa

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”, xảy ra tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, theo quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, bắt giữ thêm 1 Phó Tổng biên tập và 2 phóng viên của tạp chí này.

Ít ai ngờ, nữ cán bộ Công an với dáng người có phần mảnh khảnh ấy lại trực tiếp tham gia đấu tranh trên trăm vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn. Nữ cán bộ ấy chính là Thiếu tá Trần Tú Huy, Phó Đội trưởng Đội phòng ngừa, điều tra án kinh tế, tham nhũng, môi trường trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại và các lĩnh vực khác – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi.

Câu chuyện về cuộc chia ly giữa huấn luyện viên Park Chung-gun và đội tuyển bắn súng Việt Nam đã tạo hiệu ứng dư luận không đáng có. Đây là lúc có hai việc cần làm rõ: Vì sao đôi bên không gia hạn hợp đồng, và đâu là nguyên nhân khiến câu chuyện bị đẩy ra xa?

Chiều 26/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng CAND, nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân thời kỳ đổi mới”.

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.

Chiều 26/9 tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp Trưởng Đại diện Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương Masood Karimipour. Cùng dự có bà Nguyễn Nguyệt Minh, Phụ trách Văn phòng UNODC Việt Nam.

Ít ngày nữa thôi, hơn 40 phạm nhân của Trại giam Thanh Lâm sẽ được trở về bên gia đình, người thân. Lớp học tái hoà nhập cộng đồng cho các phạm nhân được đề nghị đặc xá đang học những ngày cuối cùng với các kỹ năng cần thiết để các phạm nhân đủ hành trang trở lại cộng đồng.

Chuyển đổi xanh đang trở thành “một cuộc đua” ở cấp độ toàn cầu. Những doanh nghiệp (DN) không thể thích ứng sẽ dần bị loại bỏ khỏi thị trường xuất khẩu (XK). Do vậy, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh chóng các chương trình nâng cao năng lực cùng các chính sách để hỗ trợ DN thích nghi với cuộc chơi mới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文