Siết chặt quản lý, đảm bảo an toàn cho du khách khi tham quan Đà Lạt

07:55 09/11/2023

Trong 10 tháng năm 2023, tổng lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng đạt trên 6.9 triệu lượt, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 81,8% kế hoạch năm 2023. Trong đó, khách nội địa đạt hơn 6,6 triệu lượt, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 80,3% kế hoạch năm 2023; khách quốc tế đạt 328 nghìn lượt, tăng 264,4% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 131,2% kế hoạch năm 2023.

Những năm gần đây, các loại hình du lịch mạo hiểm ở Đà Lạt, Lâm Đồng luôn tạo được sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách, nhất là du khách trẻ tuổi và người nước ngoài. Du khách tham gia hình thức du lịch này luôn phải đối diện với một số thách thức, rủi ro nhất định, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, không chỉ của đơn vị tổ chức tour mà còn chính những người tham gia với các điều kiện bắt buộc để đảm bảo an toàn.

Trên thực tế, hằng năm mỗi khi bước vào cao điểm du khách tới Đà Lạt, Lâm Đồng tham quan, nghỉ dưỡng, nhất là vào mùa hè vốn thường xảy ra mưa bão, lũ quét, UBND tỉnh Lâm Đồng và Sở VH-TT-DL thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và doanh nghiệp làm du lịch rà soát, khắc phục, chấn chỉnh những hạn chế nhằm đảm bảo an toàn cho du khách.

Siết chặt quản lý, đảm bảo an toàn cho du khách khi tham quan Đà Lạt -0
Du khách tham quan, khám phá Đà Lạt.

Trong khi pháp luật chưa có quy định hướng dẫn riêng về loại hình du lịch mạo hiểm, để đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia loại hình du lịch này, từ năm 2016, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quy định tạm thời về quản lý hoạt động tổ chức và khai thác kinh doanh du lịch mạo hiểm trên địa bàn. Quy định này được UBND tỉnh Lâm Đồng đưa ra sau sự cố khiến 3 du khách trẻ tuổi người Anh tử vong ở Khu du lịch Đatanla khi tham gia tour trượt thác. Quy định tạm thời của UBND tỉnh Lâm Đồng không chỉ đặt ra những điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch mạo hiểm mà còn nêu ra những yêu cầu đối với du khách tham gia, như thể trạng, lứa tuổi, bệnh lý… Chỉ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện thì doanh nghiệp, du khách mới được tổ chức và tham gia vào tour du lịch mạo hiểm.

Thế nhưng, những vụ tai nạn dẫn tới du khách tử vong khi đi tham quan, du lịch ở Lâm Đồng vẫn thường xảy ra. Gần đây nhất, chiều 24/10, bốn du khách người Hàn Quốc đang ngồi trên xe U oát đi tham quan trong Khu du lịch Làng Cù Lần, xã Lát, huyện Lạc Dương thì nước lũ từ thượng nguồn bất ngờ đổ về, cuốn trôi chiếc xe. Cả bốn du khách tử vong, duy chỉ có tài xế của khu du lịch may mắn bám được vào cành cây nhờ đó mà thoát chết. Thời điểm xảy ra sự cố, tại khu du lịch không có mưa, điều này đã khiến cả đơn vị chủ quản khu du lịch lẩn du khách ít nhiều có tâm lý chủ quan và không lường trước được sự việc. Khi nước lũ từ thượng nguồn bất ngờ đổ về mọi người đã không kịp trở tay dẫn tới những cái chết đau lòng. Kiểu lũ quét này thường xuất hiện ở miền núi, nơi có địa hình chênh lệch cao. Mặc dù tại vị trí xảy ra lũ quét dẫn tới sự cố chết người không có mưa nhưng ở thượng nguồn sông, suối có mưa cục bộ rất lớn khiến nước dồn dập đổ về vùng trũng thấp tạo thành lũ quét.

Chỉ sau vụ lũ quét khiến 4 du khách người Hàn Quốc tử vong ở Khu du lịch Làng Cù Lần một ngày, tại Khu du lịch Langbiang, huyện Lạc Dương, một nữ du khách người Hàn Quốc khác cũng bị trượt chân khi đang chụp hình, rơi từ độ cao khoảng 4m xuống đất dẫn tới tử vong. Điều đáng nói, tại vị trí xảy ra sự cố, đơn vị chủ quản của khu du lịch đã giăng dây, có biển cảnh báo nguy hiểm. Điều này cho thấy, để đảm bảo an toàn cho du khách, tránh những sự cố chết người đáng tiếc xảy ra, không chỉ các tổ chức, cá nhân làm du lịch phải tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật mà còn đòi hỏi du khách ý thức cảnh giác các mối nguy hại, tuân thủ quy định, nội quy của các khu, điểm du lịch và người hướng dẫn khi tham gia tour tham quan, khám phá Đà Lạt, Lâm Đồng.

Những năm qua, “thủ phủ” du lịch Đà Lạt, Lâm Đồng đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ loại hình tham quan thuần túy truyền thống sang du lịch mạo hiểm, trải nghiệm. Điều này cũng đã đặt ra cho cơ quan quản lý và các đơn vị tổ chức tour du lịch mạo hiểm những thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách.

Theo Sở VH-TT-DL tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có 12 doanh nghiệp được xác nhận đủ điều kiện tổ chức và kinh doanh du lịch thể thao mạo hiểm. Phổ biến là đu dây vượt thác, hành trình trên cao, zipline tại thác Đatanla; leo vách đá nhân tạo, bắn súng đạn nước sơn, cụm trò chơi hồ thác Voi; chèo thuyền phao trên sông Đạ Mi và sông Đạ Huoai tại Khu du lịch Rừng Madagui; tuyến đi bộ băng rừng, chèo sub, chèo kayak tại Khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm; tuyến trekking Tà Năng - Phan Dũng... Đối với các đơn vị kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của du khách, Sở VH-TT-DL tỉnh Lâm Đồng yêu cầu phải có khuyến cáo đến các đối tượng là người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người có tiền sử về bệnh tim mạch… bằng nhiều hình thức nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Lâm Đồng cho biết, các doanh nghiệp tham gia tổ chức và kinh doanh du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng đều đầu tư đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng đúng quy định phục vụ cho từng loại hình du lịch mạo hiểm. Trong năm 2023, Sở VH-TT-DL tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra hồ sơ lưu trữ và thực tế tại các vị trí thực hiện dịch vụ, kết quả 100% doanh nghiệp có phương án cứu hộ, cứu nạn, phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch, đồng thời sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp để hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm dịch vụ; 100% doanh nghiệp đều ký hợp đồng cung cấp dịch vụ, mua bảo hiểm cho du khách khi tham gia du lịch mạo hiểm. Các doanh nghiệp tổ chức tour du lịch mạo hiểm cũng đã cung cấp bản cam kết về đảm bảo năng lực, thể trạng cá nhân, đồng thời yêu cầu du khách ghi thông tin, ký cam kết trước khi tham gia từng loại hình du lịch mạo hiểm.

Khắc Lịch

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2023), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để quản lý đầu tư công đối với hàng trăm dự án phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, UBND TP Hồ Chí Minh đã thành lập ra đến 3 Ban quản lý dự án (BQLDA). Hàng năm, mỗi BQLDA này làm đại diện chủ đầu tư ít nhất cũng vài chục dự án phát triển hạ tầng, trong đó có nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ, thậm chí là cả chục nghìn tỷ đồng nên đều được xem là các “siêu” BQLDA thuộc UBND thành phố...

Với thủ đoạn giả danh công an, nhóm đối tượng đe dọa nạn nhân nghi vấn liên quan đến số tiền bất minh để chiếm đoạt hơn 2 triệu USD ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã xác lập chuyên án đấu tranh. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công an tỉnh Tây Ninh cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và công an nhiều tỉnh, thành phố khác đã nhanh chóng bắt giữ các đối tượng gây án, thu hồi toàn bộ tài sản.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Lê Thị Mai đã lợi dụng việc tố cáo, phản ánh, kiến nghị không đúng sự thật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dòng sông Dâu cổ xưa đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh đã bị bồi lắng trở thành ruộng đồng từ hàng trăm năm qua. Cuối năm 2024, trong lúc nạo vét cải tạo một ao cá (thuộc khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành), người dân đã phát hiện hai chiếc thuyền cổ nằm song song với nhau, được đấu nối thành thuyền song thân.

Cuộc xung đột ở Ukraine dần đi đến hồi kết, mở ra hi vọng cho Kiev nhận được hàng tỷ USD hỗ trợ từ các nước phương Tây để tái thiết đất nước. Tuy vậy, để hiện thực hóa tiến trình đó, ngoài chi phí khổng lồ và một chính sách phát triển hợp lý, Ukraine còn cần nguồn nhân lực mạnh mẽ. Bài toán của Ukraine lúc này là làm sao thuyết phục hàng triệu người đã rời bỏ đất nước trở về.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.