Tăng cường bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học tại Kiên Giang

07:27 05/04/2023

Từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Kiên Giang tăng cường bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học, góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo hướng kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, tỉnh mở rộng, nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống các di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên bền vững, bảo tồn tính đa dạng sinh học cao. Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh có 80% khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên được đánh giá hiệu quả quản lý chất lượng; che phủ rừng toàn tỉnh đạt 11%. Tỉnh bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý, hiếm, loài di cư được ưu tiên bảo vệ, không có thêm loài hoang dã bị tuyệt chủng, thống kê, lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen hoang dã và giống cây trồng, vật nuôi.

Theo đó, đến năm 2050, trên địa bàn tỉnh, các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn thực sự có hiệu quả, đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái sử dụng bền vững, mang lại lợi ích thiết yếu cho người dân. Tỉnh quản lý rừng bền vững, bảo tồn hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo đảm an ninh môi trường, nguồn nước, chống suy thoái đất đai, giảm thiểu tác động của thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khôi phục rừng ngập mặn, phòng hộ ven biển phía trong kè chống sạt lở bờ biển khu vực Mũi Rãnh, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Triển khai các mục tiêu trên, Kiên Giang kiện toàn, tăng cường năng lực hệ thống quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động và nâng cao năng lực của các ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên. Tỉnh đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, hệ thống quan trắc đa dạng sinh học, tuyên truyền, giáo dục về môi trường, đa dạng sinh học trong cộng đồng, tạo sự đồng thuận, chung tay bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học.

Tỉnh quy hoạch bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị khoa học, kinh tế và ưu tiên bảo vệ các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; kiểm soát, phòng ngừa loài ngoại lai xâm hại trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, rừng đặc dụng, đất ngập nước, đất nông nghiệp. Đồng thời, Kiên Giang khuyến khích và áp dụng các mô hình đồng quản lý khu bảo tồn, chú trọng sự tham gia và lợi ích của cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng đệm, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển vùng đệm của các khu bảo tồn và thực hiện mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững trong vùng đệm.

Trước mắt, tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan triển khai chương trình truyền thông, tài liệu tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; xây dựng phần mềm và tạo lập cơ sở dữ liệu môi trường của tỉnh.

Chi cục Kiểm lâm chủ trì thực hiện dự án nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, cứu hộ các loài động vật hoang dã do buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp bị xử lý tịch thu; động vật hoang dã do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp, hiến tặng, kết hợp xây dựng phòng trưng bày, lưu giữ mẫu vật, hình ảnh các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Vườn Quốc gia U Minh Thượng chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện dự án tăng cường năng lực cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị thực hiện điều tra, kiểm kê, quan trắc lập báo cáo đa dạng sinh học, hỗ trợ hoạt động bảo tồn tại Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển động, thực vật hoang dã…; phục hồi rừng trên đất than bùn bị cháy và suy thoái, các sinh cảnh đất ngập nước đặc trưng Khu Ramsar Vườn Quốc gia U Minh Thượng; bảo tồn các loài hoang dã, nhất là các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài di cư; lưu giữ và bảo tồn nguồn gen 4 loài nguy cấp, quý, hiếm.

Kiên Giang có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp khoảng 80.000ha, chiếm 12,58% diện tích tự nhiên của tỉnh, với diện tích đất có rừng hơn 76.900ha. Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang được UNESCO công nhận tổng diện tích 1.188.106ha, là khu dự trữ sinh quyển lớn thứ 2 trong 9 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam. Khu dự trữ gồm phần đất liền, biển và hải đảo thuộc địa bàn 10 huyện, thành phố của tỉnh là Vĩnh Thuận, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành, Kiên Hải, Phú Quốc, Hà Tiên.

Kiên Giang còn có Khu Bảo tồn biển Phú Quốc diện tích hơn 40.900ha phục hồi sinh cư (san hô) và các nhóm nguồn lợi quan trọng trong các hệ sinh thái như bàn mai, bào ngư, hải sâm cát, ốc đụn, cá ngựa… góp phần gia tăng quần đàn sinh sản, tăng sinh khối và khả năng bổ sung tự nhiên, phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên cho ngư trường.

Lê Huy Hải

Thực hiện Chương trình Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80, chiều 26/12, Bộ Công an tổ chức 6 Tổ thảo luận nhằm đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an năm 2024. Với phương châm "đề cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, với tinh thần nêu gương, nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng, nói thật, nói hết" mà Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo tại phiên khai mạc hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, bàn giải pháp khắc phục, phát huy thời gian tới.

Với vai trò là đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Phó Trưởng ban Dân nguyện, tuy nhiên thay vì “công, chính, liêm, minh” nói lên tiếng nói của các cử tri, ông Lưu Bình Nhưỡng đã lợi dụng vị trí, quyền hạn của mình để “bảo kê” cho một số đối tượng kiểu “xã hội đen” cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp. Sự đan chéo lợi ích nhuốm mùi tiền giữa các đối tượng đã khiến cựu ĐBQH trên bất chấp quy định, bẻ cong luật pháp để trục lợi cá nhân.

Chiều 26/12/2024, tại Họp báo thông báo tình hình kết quả công tác Công an năm 2024 do Bộ Công an tổ chức, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thông tin về xử lý vụ việc liên quan quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).

Nga sẵn sàng hợp tác với chính quyền sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump để cải thiện quan hệ nếu Washington có ý định nghiêm túc thực hiện điều đó và Mỹ phải là người hành động trước, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 26/12 nhấn mạnh.

Chiều 26/12, thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, cho biết: Liên quan đến vụ án tại Tạp chí Môi trường và Đô thị, ngày 25/12, đơn vị đã khởi tố thêm 9 bị can, đồng thời triệu tập 20 đối tượng để mở rộng điều tra.

Chiều 26/12, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã phối hợp với Công an huyện Đức Trọng bắt giữ B.V.L (SN 1994), để điều tra, làm rõ các loại hóa chất dùng để chế tạo pháo nổ trái pháp luật.

Chiều 26/12, thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Thiếu tướng Phan Mạnh Trường, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an cho biết: Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố 16 đối tượng, trong đó có 12 đối tượng là nhân viên, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Đồng Nai về hành vi môi giới, đưa và nhận hối lộ.

Chiều 26/12, tại họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác Công an năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác Công an năm 2025 của Bộ Công an, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa khởi tố thêm 5 bị can nguyên là lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ liên quan vụ án Phúc Sơn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文