Tăng cường tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển

18:49 12/11/2023

Không quản ngại gió to, sóng lớn, lực lượng Cảnh sát biển sẵn sàng lao vào sóng gió, hiểm nguy tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ tính mạng, tài sản cho ngư dân; làm điểm tựa vững chắc để ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Đưa ngư dân gặp nạn lên bờ an toàn

Lúc 5h25’, ngày 8/11, nhận được thông tin tàu cá KG-93096-TS của ngư dân tỉnh Kiên Giang đang chở 3.000 công nước đá từ Sóc Trăng đi Côn Đảo đến cách Tây Bắc Côn Đảo khoảng 17 hải lý bị phá nước, nước tràn vào khoang máy và khoang đá lạnh phía trước không khắc phục được, có nguy cơ cao bị chìm.

Tàu CSB 2011 tiếp cận tàu cá KG-93096-TS bị nạn trên biển.

Ngay sau khi nhận được lệnh từ Sở Chỉ huy, Tàu CSB 2011 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3) đang thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên khu vực biển Côn Đảo đã nhanh chóng tăng tốc đến vị trí tàu cá bị nạn. Bằng tinh thần khẩn trương, trách nhiệm cao, đến 7h23 cùng ngày, tàu CSB 2011 đã tiếp cận được tàu cá KG-93096-TS và cứu vớt thành công 6 người trên tàu cá, chuyển lên tàu bảo đảm an toàn, tình trạng sức khỏe các thuyền viên bình thường.

Đến 8h45’, ngày 8/11, tàu CSB 2011 đã hoàn thành thủ tục và tiến hành bàn giao toàn bộ 5 ngư dân và 1 trẻ em cho Đồn Biên phòng Côn Đảo và cơ động tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đây chỉ là một trong hàng trăm vụ việc cứu hộ của lực lượng Cảnh sát biển trong thời gian qua. Trước đó, vào đêm 26/10, khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật trên khu vực biển Tây Nam, biên đội tàu CSB 4033 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 nhận được tín hiệu đề nghị hỗ trợ y tế từ tàu cá KG 93705 TS do ông Trương Văn Phúc (SN 1981, địa chỉ thường trú tại Vĩnh Hòa, U Minh Thượng, Kiên Giang) làm thuyền trưởng về việc trên tàu có 2 ngư dân bị ngạt khí độc (do làm việc trong hầm cá).

Nhận được tin báo, biên đội tàu CSB 4033 đã điều động tổ công tác cơ động tiếp cận tàu cá để hỗ trợ y tế cho ngư dân. Tại thời điểm tiếp cận, trên tàu cá có 1 người đã tử vong, 1 người còn lại đang trong tình trạng nguy kịch, mạch yếu, nhịp thở nông. Tổ Quân y đã tiến hành cấp cứu, chăm sóc y tế và nạn nhân đã có tiến triển tốt, huyết áp và hơi thở ổn định. Ngay sau đó, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã hướng dẫn thuyền trưởng tàu cá KG 93705 TS tiếp tục theo dõi, chăm sóc sức khỏe và khẩn trương đưa nạn nhân về bờ để điều trị.

Cảnh sát biển tiếp cận trước khi tàu cá bị chìm.

Thiếu tướng Trần Văn Xuân, Phó Chính uỷ Cảnh sát biển cho biết, lực lượng Cảnh sát tuần tra, kiểm soát trên vùng biển rộng lớn và thường nhận được tín hiệu “cầu cứu” của ngư dân gặp nạn. Bất kể khó khăn cỡ nào, lực lượng cũng nhanh chóng xác định được vị trí, tiếp cận tàu gặp nạn để ứng cứu. Sáng sớm 22/10, khi nhận được tín hiệu cấp cứu từ tàu cá QNg-96590-TS có một ngư dân tên B.T.V sinh năm 1975, cư trú tại Bình Sơn, Quảng Ngãi bị đột quỵ cần hỗ trợ cấp cứu khẩn cấp, tàu CSB 8002, Hải đoàn 21, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã xin ý kiến Sở Chỉ huy và nhanh chóng tìm kiếm và tiếp cận tàu cá QNg-96590-TS.

Đến trưa cùng ngày, tàu CSB 8002 đã tiếp cận tàu QNg-96590-TS, cử tổ công tác cùng y sĩ sang tàu cá tổ chức sơ cấp cứu ban đầu và chuyển bệnh nhân sang tàu để khẩn trương hành trình về đất liền. Tình hình sức khoẻ bệnh nhân yếu, tay và chân phía bên trái không cử động, huyết áp thấp không ổn định. Tàu đã cử Tổ Quân y trực 24/24, thường xuyên kiểm tra theo dõi tình trạng sức khoẻ bệnh nhân. Đến chiều, tàu CSB 8002 cập cảng Dung Quất, Quảng Ngãi bàn giao bệnh nhân cho gia đình và địa phương tiếp tục chữa trị.

Cảnh sát biển đưa ngư dân đột quỵ về đất liền.

Tuổi trẻ luôn xung kích, đi đầu

Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của nhà nước, làm nòng cốt trong thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển. Nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam đã được quy định cụ thể tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển; đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển; tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển.

Theo Thiếu tướng Trần Văn Xuân, đây là nhiệm vụ đặc thù, độ nguy hiểm cao, thực hiện dài ngày, liên tục trên các vùng biển xa, phạm vi không gian rộng, trong điều kiện môi trường sóng gió khắc nghiệt, biển động bất thường...Tuy nhiên, tuổi trẻ Cảnh sát biển đã vượt qua gian khổ, ứng phó với các tình huống cứu hộ, cứu nạn trên biển bằng bản lĩnh nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.  

Bên cạnh đó, hưởng ứng phong trào thi đua “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã phát động nhiều phong trào thi đua đột xuất, cao điểm, như: “Thanh niên Cảnh sát biển xung kích làm chủ biển, đảo của Tổ quốc”; “Cảnh sát biển Việt Nam huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật, an toàn tuyệt đối”; “Tuổi trẻ Cảnh sát biển rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, quyết thắng”… tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp, khơi dậy tinh thần hăng say huấn luyện, ý chí đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, phòng chống tội phạm của cán bộ, chiến sĩ.

Đặc biệt, các đơn vị Cảnh sát biển luôn nêu cao truyền thống “Kiên quyết, dũng cảm, khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng, giữ nghiêm pháp luật”, thi đua nâng cao chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu; xây dựng ý chí quyết tâm, tinh thần dũng cảm cho 100% cán bộ, chiến sĩ, sẵn sàng nhận và thực hiện nhiệm vụ dài ngày trên các vùng biển xa trong mọi điều kiện thời tiết.

Qua đó, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, đi đầu, xung kích đấu tranh không khoan nhượng với các loại tội phạm trên biển; nhiều tấm gương dũng cảm, sẵn sàng lao vào sóng gió, hiểm nguy tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ tính mạng, tài sản cho ngư dân; làm điểm tựa vững chắc để ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Từ năm 2022 đến nay, lực lượng Cảnh sát biển đã điều động, sử dụng hơn 900 lượt tàu, xuồng thực hiện nhiệm vụ trên biển, đi được hơn 200.000 hải lý an toàn; phát hiện, tuyên truyền, xua đuổi 2.078 lượt tàu nước ngoài vi phạm; lập biên bản, điểm chỉ hải đồ, phóng thích ngay trên biển 55 tàu. Phối hợp với các lực lượng theo dõi, giám sát chặt chẽ nhiều tàu, giàn khoan nước ngoài đi qua vùng biển Việt Nam; ngăn chặn hàng chục tàu xuất, nhập cảnh trái phép bằng đường biển; kiên quyết đấu tranh với mọi hoạt động vi phạm chủ quyền biển, đảo bằng pháp luật và biện pháp hoà bình, không để bị động, bất ngờ…góp phần giữ vững hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn cho các vùng biển chủ quyền và bảo vệ tốt các hoạt động kinh tế biển.

T.H

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文