Thanh Hóa tháo gỡ “nút thắt” giải ngân vốn đầu tư công

07:30 07/11/2024

Đến cuối tháng 10/2024, tỉnh Thanh Hóa đã giải ngân được hơn 9.300 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 65,9% kế hoạch vốn phân bổ, đứng thứ 4 cả nước. Tuy nhiên, để hoàn thành nhiệm vụ giải ngân 100% nguồn vốn này, từ nay đến cuối năm, các chủ đầu tư, đơn vị thi công đang “chạy nước rút”, nỗ lực tháo gỡ nhiều “nút thắt” quan trọng mới đạt mục tiêu đề ra.

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Thanh Hoá có 80 dự án đã giải ngân đạt 100% kế hoạch với số vốn là 788,934 tỷ đồng. Đơn cử như Dự án tu bổ, nâng cấp đê hữu sông Lèn, đoạn từ đền Cô Đôi, xã Châu Lộc đến cầu Đò Lèn, xã Đồng Lộc (Hậu Lộc); Dự án mở rộng tuyến đường C-C3, Khu du lịch Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn; Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa và bản đồ mực nước hạ du của các đập thủy điện trên địa bàn tỉnh...

Đáng chú ý, có 22 chủ đầu tư, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao hơn mức trung bình của cả tỉnh. Trong đó có 8 sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh gồm: Văn phòng Tỉnh ủy; Văn phòng UBND tỉnh; Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Trường THPT Chuyên Lam Sơn; Sở Công Thương; Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa; Tỉnh đoàn; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Thanh Hóa. 12 UBND cấp huyện gồm: Thành phố Thanh Hóa; thành phố Sầm Sơn; thị xã Bỉm Sơn; các huyện: Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Yên Định, Như Xuân, Thọ Xuân, Thạch Thành, Quảng Xương, Quan Hóa, Bá Thước và 2 đơn vị khác là Liên minh hợp tác xã và Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng.

Tháo gỡ “điểm nghẽn” khâu GPMB, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tiến độ thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn còn chậm so với kế hoạch, ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung toàn tỉnh. Cụ thể, vẫn còn 31 chủ đầu tư, địa phương giải ngân thấp hơn so với tỷ lệ giải ngân trung bình của cả tỉnh, như: Ban quản lý dự án đầu tư các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa; Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh; Sở Xây dựng; Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND cấp huyện có thị xã Nghi Sơn, các huyện: Nga Sơn, Đông Sơn, Nông Cống, Quan Sơn...

Nguyên nhân được xác định, do vướng mắc về thể chế, cơ chế chính sách, các quy định liên quan chưa kịp thời, chồng chéo; công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), thiếu vật liệu để triển khai các dự án... 

Để giải quyết vấn đề trên, UBND tỉnh Thanh Hoá đã thành lập 5 tổ công tác chỉ đạo thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Các tổ công tác của tỉnh tăng cường tần suất kiểm tra, giám sát hiện trường nhằm đôn đốc các địa phương, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là công tác GPMB, vật liệu xây dựng. Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, chậm hoàn thành hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành và vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết. Cùng với đó, UBND tỉnh Thanh Hoá chú trọng nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, khắc phục tình trạng “vốn chờ thủ tục”. Đồng thời, chủ động rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền cắt giảm, điều chỉnh vốn của các dự án không có khả năng giải ngân, chậm giải ngân. 

Ngoài ra, tỉnh Thanh Hoá cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát, tham mưu đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật liên quan đến các dự án đầu tư nhưng chưa phù hợp với tình hình thực tế, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của dự án. Trong đó, tập trung rà soát các vướng mắc, bất cập trong các luật hiện hành và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ quy định pháp luật hiện hành nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công. Rà soát, tổng hợp đề xuất, kiến nghị giải quyết, khắc phục các khó khăn, vướng mắc về thể chế thuộc thẩm quyền Trung ương. Rà soát, đề xuất sửa đổi, điều chỉnh Luật Đầu tư công 2019...

Công tác GPMB là một trong những “điểm nghẽn” lớn kéo lùi tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của các địa phương. Nguyên nhân được xác định, do việc xác định nguồn gốc đất do thiếu hồ sơ minh chứng, dữ liệu; việc đầu tư xây dựng một số khu tái định cư còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ GPMB của dự án; công tác phối hợp giữa các đơn vị liên quan, thời gian giải quyết hồ sơ trong công tác bồi thường GPMB có lúc chưa kịp thời, hiệu quả; một số trường hợp người dân cố tình chây ỳ, không hợp tác với Hội đồng GPMB...

Để giải quyết vấn đề này, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 5/1/2024 về GPMB làm căn cứ và giao nhiệm vụ cụ thể cho các địa phương trong GPMB thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024. Theo đó, việc GPMB được triển khai theo hướng chủ động, linh hoạt; làm gọn từng phần, kiểm đếm đến đâu thì thẩm định, phê duyệt, chi trả tới đó; có mặt bằng sạch tới đâu thì triển khai thi công đến đó. Đẩy nhanh tiến độ GPMB các công trình theo tuyến, tránh trình GPMB theo phương thức “xôi đỗ”, có mặt bằng nhưng không thi công được...

Ông Lê Bá Hùng – Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa, cho biết: Đối với các dự án đã hoàn thành GPMB, nhưng tiến độ thi công chậm, đơn vị đã báo cáo lãnh đạo tỉnh cho điều chuyển kế hoạch sử dụng vốn sang dự án có tốc độ giải ngân vốn tốt hơn, nhằm đảm bảo tiến độ, kế hoạch đề ra.

Theo ông Hùng, các dự án do đơn vị ông làm chủ đầu tư chủ yếu là vốn trung hạn, phân kỳ trong nhiều năm, việc điều chuyển vốn từ dự án này sang dự án khác là hợp lý, tổng nguồn vốn không đổi. Cùng với đó, chủ đầu tư cũng đang tích cực phối hợp với các địa phương tháo gỡ vướng mắc, hoàn thành sớm công tác đền bù GPMB.

Trần Thắng

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào chiều 21/11, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường chia sẻ, động viên gia đình 2 nạn nhân và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文