Thừa Thiên-Huế đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho khoảng 17.000 lao động trong năm 2023

09:33 08/02/2023

Vào dịp cuối năm 2022, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế có nhiều doanh nghiệp do thiếu đơn hàng nên phải cắt giảm, chấm dứt hợp đồng lao động với hơn 2.100 lao động. Thế nhưng, đến đầu tháng 2/2023, hàng chục doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh cần tuyển gần 4.000 vị trí việc làm.

Ngay sau khi bị công ty cũ chấm dứt hợp đồng lao động do thiếu đơn hàng, chị Trần Thị Ánh, công nhân may ở KCN Phú Bài (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế) được Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế giới thiệu qua công ty khác đóng trên địa bàn KCN Phú Đa với mức lương hơn 5 triệu đồng/tháng. So với công ty cũ, lương chị Huệ có giảm gần 1 triệu đồng/tháng, nhưng các quyền lợi như bảo hiểm xã hội và các chế độ phúc lợi, chị vẫn được công ty mới áp dụng như những công nhân lâu năm.

Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên-Huế, trước Tết, trên địa bàn toàn tỉnh có 11 DN bị ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh do thiếu đơn hàng phải cắt giảm lao động, việc làm, tập trung ở công ty sản xuất dệt may và chế biến gỗ. Số lao động trong các DN bị ảnh hưởng tới việc làm là hơn 2.100 người, trong đó hơn 650 lao động phải giảm giờ làm và chấm dứt hợp đồng lao động gần 1.500 trường hợp.

Lao động được gọi phỏng vấn tại phiên giao dịch việc làm.

Trước tình hình đó, LĐLĐ đã chủ động kết nối, hỗ trợ tìm việc làm mới cho khoảng 80% số lao động nói trên, đó là giới thiệu chuyển sang ký kết hợp đồng lao động với các đơn vị khác trong các KCN, giới thiệu làm thời vụ tại các công ty, cơ sở sản xuất phục vụ thị trường Tết. Đồng thời, hướng dẫn giải quyết chính sách hỗ trợ cho người lao động mất việc, đặc biệt về tiền lương, phúc lợi xã hội, chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. LĐLĐ tỉnh cũng kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh tăng cường thông tin về thị trường lao động; hỗ trợ giới thiệu việc làm cho lao động mất việc; đồng thời, tăng cường nắm thông tin thị trường lao động, cung ứng lao động của các đơn vị để giải quyết việc làm sớm nhất, phù hợp nhất với người lao động lúc khó khăn.

Trước thực trạng trên, ngày 5/2 vừa qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh tổ chức phiên giao dịch việc làm với 28 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với nhu cầu tuyển sinh, tuyển dụng 3.903 vị trí. Trong số 28 DN tham gia tuyển dụng, có 17 đơn vị tuyển dụng làm việc trong nước với hơn 2.500 lao động gồm các ngành: dệt may, sản xuất ôtô, hỗ trợ giáo dục, sản xuất thiết bị điện tử, du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí... Có 9 đơn vị tuyển dụng đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hunggary, Rumani… với số lượng 1.120 lao động và 2 đơn vị tuyển sinh trong nước. Trong số gần 4.000 vị trí cần tuyển, yêu cầu trình độ sơ cấp nghề với 1.800 người; lao động phổ thông 1.630 người; trung cấp 180 người; cao đẳng và đại học trở lên hơn 300 người.

Một số DN có nhu cầu tuyển lao động tập trung vào ngành may xuất khẩu như Công ty TNHH MTV Hanex Huế cần tuyển 530 người; Công ty Scavi Huế cần tuyển 369 lao động; Công ty TNHH Scavi Med cần tuyển 303 người. Ngoài ra, Công ty CP Kim Long Motors Huế cần tuyển 403 người… Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh cho rằng, phiên giao dịch việc làm đầu năm là một trong số những giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường lao động, nhất là để hỗ trợ các DN và người lao động sau đại dịch COVID-19. Thời điểm tổ chức phiên giao dịch này cũng rất phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người đi làm ăn xa sau khi về quê đón Tết Nguyên đán có thể thay đổi quyết định ở lại quê hương xin việc, ổn định cuộc sống tại quê nhà. Phiên giao dịch việc làm không chỉ tạo môi trường kết nối giữa DN và người lao động, mà đây còn là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động, được cung cấp về thông tin thị trường lao động…

Ông Hồ Dần, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH thông tin thêm, thời gian tới, Sở yêu cầu Trung tâm Dịch vụ việc làm đẩy mạnh hơn việc thông tin, dự báo nhu cầu của thị trường lao động cả ngắn hạn và dài hạn, nhất là đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động đưa lao động ra ngước ngoài làm việc theo hợp đồng. Kết nối chặt chẽ với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để liên kết đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng, phù hợp với nhu cầu của DN. Nghiên cứu, đổi mới hình thức, nội dung của các phiên giao dịch việc làm theo hướng chuyên sâu, theo nhóm nghề cụ thể; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kết nối, cân bằng cung - cầu lao động. Để hoạt động giao dịch việc làm có hiệu quả, theo ông Hồ Dần, bên cạnh duy trì, đổi mới tổ chức khoảng 40 phiên giao dịch việc làm cố định và lưu động hàng năm, cần có sự phối hợp giữa đơn vị giới thiệu việc làm với các DN tuyển dụng trong việc xây dựng kế hoạch phù hợp để thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động đảm bảo an sinh xã hội, góp phần giải quyết khoảng 17.000 việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh trong năm 2023.

Hải Lan

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文