Tìm giải pháp chống ngập cho đô thị Đà Nẵng

08:06 13/11/2022

Chương trình HĐND với cử tri lần thứ 3, khoá X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 của HĐND TP Đà Nẵng, diễn ra vào ngày 10/11 vừa qua, một lần nữa vấn đề thoát nước đô thị đã trở thành chủ đề… nóng. Theo các cử tri, thời gian qua, Đà Nẵng đã đầu tư nhiều công trình thoát nước chống ngập úng; tuy nhiên chỉ sau trận mưa lớn vào ngày 14/10 vừa qua đã lộ ra nhiều bất cập. Nguyên nhân do đâu?

Ông Nguyễn Thành Tiến, Trưởng ban Đô thị HĐND TP Đà Nẵng cho rằng, nguyên nhân dẫn đến ngập úng là do hệ thống thu gom nước nhiều tuyến trong thành phố không được khơi thông. Đặc biệt, các trạm bơm thiết kế còn nhiều tồn tại hệ thống điện đến lúc cần thì không điện, điện dự phòng không có.

Đà Nẵng ngập lụt nghiêm trọng trong trận mưa lớn ngày 14/10/2022.

"Nhiều trạm điện thiết kế nằm trong khu vực ngập thì dù có điện cũng không sử dụng được, đó là bất cập mang yếu tố chủ quan cần rà soát lại", ông Tiến nói. Đồng tình với ý kiến trên, cử tri Trần Vĩnh Thái (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cũng cho rằng, sau trận mưa to gây ngập lụt vào ngày 14/10/2022, nhiều tuyến đường trên địa bàn quận Hải Châu, hệ thống hố ga thu nước bị tắc nghẽn do đất, rác thải. Ngoài ra, còn nhiều miệng hố ga, người dân dùng dụng cụ đậy lại để ngăn mùi hôi. Điều đó đã gây ra tình trạng ứ đọng, ngập nước cục bộ trên mặt đường khi trời mưa. Đề nghị các cơ quan liên quan có kế hoạch nạo vét định kỳ hệ thống mương cống trên địa bàn quận Hải Châu và công khai để nhân dân được biết, giám sát quá trình tổ chức thực hiện. Còn cử tri Bùi Xuân Sơn (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) nêu ý kiến, Đà Nẵng cần nâng cấp các tuyến cống thoát nước…

Trả lời chất vấn của cử tri, ông Phùng Phú Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng giải thích, phần lớn hệ thống thoát nước khu vực trung tâm TP Đà Nẵng được xây dựng từ lâu và hiện đã xuống cấp; hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ngầm còn nhiều bất cập, chồng chéo như hệ thống cấp điện, cấp nước, cáp quang lắp đặt chạy ngang qua cửa thu nước, hố ga, qua cống làm giảm khả năng thoát nước… Để chống ngập úng, trước mắt TP Đà Nẵng sẽ tập trung công tác nạo vét cống thoát nước; khảo sát toàn bộ các bất cập hiện nay về hệ thống cống thoát nước, đặc biệt tại khu vực đô thị cũ để có phương án cải tạo phù hợp; xử lý nghiêm trường hợp đổ chất thải xây dựng vào hệ thống thoát nước.

Về giải pháp căn cơ, ông Phong cho hay, Sở Xây dựng sẽ lưu ý trong quá trình thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt trong thời gian đến theo hướng ưu tiên dành quỹ đất để bố trí hành lang thoát lũ, hình thành các hồ điều hòa và tăng diện tích hành lang xanh, mảng xanh đô thị, hạn chế tối đa việc bê tông hóa nếu không thật sự cần thiết. Lựa chọn chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán cao hơn trong đồ án quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa nhằm tăng khẩu độ cống thoát nước…

Theo ông Nguyễn Thành Tiến, ngập úng là vấn đề TP Đà Nẵng sẽ phải đối mặt trong tương lai, nhất là những khu đô thị cũ. Đề nghị UBND TP Đà Nẵng rà soát lại hệ thống thoát nước; xây dựng tổng thể thoát nước đô thị phù hợp với quá trình điều chỉnh quy hoạch chung và điều chỉnh quy hoạch phân khu. Sở Xây dựng cùng các cơ quan liên quan xem xét lập bản đồ ngập úng và hệ thống cảnh báo ngập úng. Đồng thời cần quan tâm đến vấn đề cứu hộ cứu nạn khi các khu dân cư trong thành phố bị ngập nặng. Việc trang bị kiến thức ứng phó với thiên tai cũng cần được chính quyền thành phố quan tâm chỉ đạo để người dân chủ động tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra...

Hoài Thu

Nhiều nhà cửa tốc mái, cây cối bật gốc đổ la liệt, không điện, không nước và không sóng viễn thông trong nhiều giờ cho đến nay. Đó là những gì bão cơn Yagi vừa đi qua… để lại cho Hải Phòng.

Sáng 8/9, Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Trưởng Công an huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cho biết, anh cùng đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc và lãnh đạo ban, ngành đang đến hiện trường vụ sạt lở làm 5 người thương vong.

Cơn bão số 3 qua đi nhưng đã để lại hậu quả rất nặng nề về người và tài sản ở nhiều tỉnh, thành phố trong đó có Thủ đô Hà Nội. Sau một đêm trắng chống bão giúp dân, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội lại bắt tay vào công tác khắc phục hậu quả của cơn bão để lại, đảm bảo đường thông, hè thoáng cho người dân đi lại vì hàng nghìn cây xanh bị gẫy, đổ nằm la liệt trên các tuyến đường.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài Bão yêu cầu, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là phải bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân và hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước. Hơn lúc nào hết, đây là lúc người dân cần sự hỗ trợ, các lực lượng chức năng phải làm hết lòng, hết sức với trách nhiệm cao nhất vì nhân dân.

Từ chiều qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh có mưa nhiều và mưa rất to, dẫn đến một số địa điểm bị sạt lở, một số đoạn ngầm qua suối bị ngập hoàn toàn. Lực lượng CSGT toàn tỉnh đã thức trắng đêm đối phó với lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文