"Trợ lực" cho người chấp hành xong án phạt tù

07:14 28/09/2024

Sau hơn một năm triển khai Quyết định số 22/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ "Về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù", Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thanh Hoá đã giải ngân cho 356 người vay với số tiền 32 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn "trợ lực", "cứu cánh" cho những người lầm lỗi làm lại cuộc đời, góp phần đảm bảo ANTT, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Theo thống kê của Chi nhánh NHCSXH Thanh Hoá, hiện nay ngân hàng đã giải ngân số tiền gần 1,2 tỷ đồng cho 16 người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn TP Thanh Hoá vay vốn, sử dụng vốn phát huy hiệu quả kinh tế.

Một buổi chiều cuối tháng 9/2024, nhờ sự khâu nối của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hoá, chúng tôi đến tham quan xưởng sản xuất đá của anh Trương Đình Ph. (SN 1987), phố Tây Sơn, phường An Hưng, TP Thanh Hoá. Thời điểm chúng tôi có mặt, tiếng kêu của các loại máy mài đá rền vang cả một vùng, gần 20 công nhân của anh Ph. đang thực hiện gia công, cắt, xẻ, mài, tạo hình… cho các sản phẩm đá tự nhiên. Đây là một trong những cơ sở sản xuất có sử dụng vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù của NHCSXH  tỉnh Thanh Hoá.

Anh Trương Đình Ph. mong muốn được vay vốn nhiều hơn để phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đá mỹ nghệ.

Anh Trương Đình Ph., chủ xưởng sản xuất đá cho biết, để đầu tư ban đầu cho xưởng đá này gia đình anh phải bỏ ra 600-700 triệu đồng để mua sắm máy móc, thiết bị. Các sản phẩm đá chế biến tại xưởng là đá lát sân, vườn, đá mỹ nghệ cho các khu lăng mộ… rất đa dạng. Sản phẩm làm ra đến đâu, tiêu thụ đến đó, không có hàng tồn đọng lâu. Những công nhân làm việc tại đây, hằng tháng anh Ph. trả lương cho họ từ 8 - 9 triệu đồng/ người. "Đầu tư cho sản xuất đá tốn rất nhiều kinh phí, trong khi nguồn vốn vay từ NHCSXH cho người chấp hành án đang còn thấp. Chúng tôi mong muốn được ngân hàng cho vay nhiều hơn đối với những người có nhu cầu đầu tư, mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh", anh Ph. bày tỏ.

Bà Phan Thị Loan - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường An Hưng cho biết: "Sau khi các đối tượng mãn hạn tù trở về địa phương, từ danh sách thống kê của Công an cung cấp, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường sẽ tiếp cận tuyên truyền, vận động mục đích, ý nghĩa của Quyết định 22. Qua đó, nếu ai có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế, chúng tôi sẽ làm hồ sơ, thủ tục bình xét từ thôn, xóm, tổ vay vốn, sau đó gửi lên UBND phường xác nhận, rồi gửi NHCSXH duyệt hồ sơ, giải ngân vốn. Đến nay, địa bàn phường có 3 đối tượng chấp hành xong án phạt tù đang được vay vốn từ NHCSXH, các đối tượng sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả", bà Loan cho biết thêm.

Là địa bàn rộng, đông dân cư, đến nay Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Hoằng Hoá đã giải ngân cho 31 đối tượng vay vốn từ Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ, với tổng số tiền gần 2,7 tỷ đồng. Ông Lê Thanh Sơn - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Hoằng Hoá cho biết: Đối với nguồn vốn vay từ Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ, tuỳ theo nhu cầu vay của các đối tượng nhưng cao nhất là 100 triệu đồng, lãi suất là 6,6%/năm, thời hạn cho vay là 5 năm. Đây là nguồn vốn ưu đã cho người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế nên lãi suất thấp, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh người tái hoà nhập cộng đồng. Hiện tại, các trường hợp vay vốn đều tuân thủ các quy định của pháp luật, sử dụng vốn đúng mục đích, vốn vay phát huy hiệu quả cao, ông Sơn cho biết thêm.

Gia đình anh Nguyễn Thọ Th. (SN 1980), ở xã Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hoá đang phát huy hiệu quả nguồn vốn vay 100 triệu đồng từ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Hoằng Hoá. Anh Th. cho biết, sau khi vợ anh chấp hành xong án phạt tù (5,5 năm), gia đình nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương và NHCSXH huyện Hoằng Hoá làm xét duyệt hồ sơ cho vay vốn phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn vay này, gia đình anh Th. mua thêm cốp pha sắt rồi cho các công trình xây dựng đổ bê tông. Ngoài việc trả lương hàng tháng cho 18 công nhân (300.000 - 400.000đ/ngày/người), bình quân mỗi tháng gia đình anh Th. thu nhập từ 40 - 50 triệu/ tháng.

Sau khi chấp hành xong bản án 6 năm tù vì liên quan đến lĩnh vực kinh tế, anh Hoàng Ngọc Ph. (SN 1981), ở xã Hoằng Đồng trở về quê, thầu lại hơn 2.000m2 đất của xã làm trang trại chăn nuôi gia cầm, phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn vay 100 triệu đồng của NHCSXH, anh Ph. mạnh dạn đầu tư thêm 7 con lợn nái, hiện một con đã sinh những con còn lại đang mang thai. Ngoài lợn nái, anh Ph. còn nuôi thêm lợn thịt, gà, cá…

Để người chấp hành xong án phạt tù tiếp cận các nguồn vốn vay, hằng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá đều tổ chức các hội nghị tư vấn việc làm, hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề. Tại các hội nghị này, có sự tham gia của Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa phổ biến các quy định của pháp luật và một số vấn đề pháp lý thường gặp trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng; đại diện Chi nhánh NHCSXH tỉnh tư vấn về hồ sơ, thủ tục vay vốn cho người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22,  ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ; đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tư vấn, giới thiệu việc làm đào tạo nghề; đại diện các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng lao động tư vấn, giới thiệu thêm nhiều thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động… để người tái hoà nhập cộng đồng nắm bắt, tìm kiếm cơ hội việc làm.

Đại tá Lê Như Lập, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết: Trong 3 năm trở lại đây, hằng năm tỉnh Thanh Hóa có trung bình gần 2.000 người chấp hành án trên toàn quốc được đặc xá, chấp hành xong án phạt từ trở về cư trú, sinh sống trên địa bàn. Để hỗ trợ và giúp đỡ những người này tái hòa nhập cộng đồng, hiện nay, 27/27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh đã có mô hình giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng, hoạt động có hiệu quả. "Đây là cầu nối quan trọng giữa các cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiệp và những người chấp hành án hình sự tại cộng đồng và người tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, được tiếp cận các thông tin về tuyển dụng, tư vấn định hướng giới thiệu việc làm, đào tạo nghề để lựa chọn công việc phù hợp, góp phần phòng ngừa tái phạm tội".

Trần Thắng

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Trong cuộc đời của mỗi người luôn có nhiều khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ. Một trong những khoảnh khắc đó đã mang đến sự may mắn cho họ như định mệnh và nên duyên vợ chồng hạnh phúc viên mãn cả cuộc đời. Riêng tình yêu của tôi với nhà giáo, Thiếu tướng Phạm Văn Dần, sau là Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, cũng xuất phát từ khoảnh khắc đẹp như vậy.

Tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về phí bảo trì, diện tích sở hữu chung, chậm bàn giao sổ hồng… tại các khu nhà chung cư là vấn đề không mới và đã kéo dài nhiều năm. Tại nhiều nhà chung cư, tưởng như việc tổ chức được hội nghị bầu ra Ban Quản trị, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho cư dân sẽ hóa giải được những xung đột, thế nhưng mâu thuẫn vẫn chưa dừng lại. Các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư đã có, vậy nhưng tranh chấp ở các khu nhà chung cư chưa bao giờ hết “nóng” và dường như chưa có thuốc “đặc trị”.

Đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc ở Geneva ngày 14/11 (giờ địa phương) tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán chấm dứt chiến sự ở Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng cuộc đàm phán nào cũng cần dựa trên thực tế về các bước tiến của Nga.

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文