Vì sao các cơ sở y tế công thiếu vaccine dịch vụ?

06:46 03/04/2023

Nhiều cơ sở y tế công đóng cửa phòng tiêm chủng lâu nay vì không có vaccine dịch vụ để tiêm cho người dân, đặc biệt thiếu vaccine dại và huyết thanh kháng dại. Từ đầu năm đến nay, nhu cầu tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại lớn nhưng có người phải chạy tới vài chỗ mới tiêm được vì có nơi hết, có nơi đóng cửa.

Ngoài thiếu vật tư, trang thiết bị y tế, thiếu vaccine dịch vụ tại các cơ sở y tế công lập đã làm gián đoạn tiêm chủng của người dân. Trong khi nhiều dịch bệnh đang bùng phát, tiêm chủng đóng vai trò quan trọng, nếu gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đóng cửa, bàn tiêm chủng “phơi sương”

Đơn vị tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội (70 Nguyễn Chí Thanh) là địa chỉ tin cậy được rất nhiều phụ huynh lựa chọn để tiêm chủng cho con em. Trung bình mỗi ngày ở đây có từ 400-500 người đến tiêm chủng vaccine các loại, cao điểm có khi lên tới 1.000-1.200 người/ngày. Thế nhưng, hơn 1 năm nay, các điểm tiêm chủng của đơn vị này đã đóng cửa do không có vaccine. Các bàn tiêm chủng ở đây “phơi sương” và phủ bụi, hoàn toàn khác biệt với cảnh nhộn nhịp trước kia.

Hình ảnh người dân đến tiêm chủng tại CDC Hà Nội cách đây hơn 1 năm, còn hiện nay đã đóng cửa.

Anh Nguyễn Văn Bình (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Con tôi bị chó cắn, đưa con tới điểm tiêm chủng của CDC Hà Nội tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại mới biết tại đây đóng cửa. Chạy lên 50C Hàng Bài cũng không có. Hai bố con tới trung tâm tiêm chủng của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương mới có vaccine. Nhưng tiêm được 2 mũi, đến mũi 3 thì hết, lại phải tìm cơ sở tiêm chủng tư nhân khác”. Theo lãnh đạo CDC Hà Nội, đơn vị tiêm chủng đã đóng cửa hơn một năm nay, có rất nhiều người dân hỏi bao giờ mở cửa hoạt động trở lại. Trong tình hình này, chưa biết bao giờ mới hoạt động lại được.

Theo một đơn vị nhập khẩu vaccine thì vaccine dịch vụ không thiếu nhưng vướng mắc hiện nay là các cơ sở y tế công lập trong lĩnh vực y tế dự phòng không đấu thầu được. Đặc biệt, với vaccine phòng bệnh dại, việc này rất nghiêm trọng nếu thiếu. Từ năm 2022 đến nay, vaccine và huyết thanh kháng dại thiếu cục bộ ở nhiều địa phương.

Có tỉnh, CDC không đấu thầu được nên không có vaccine phòng bệnh dại tiêm cho người dân. Dại là bệnh cấp tính nguy hiểm, càng tiêm vaccine sớm càng hiệu quả phòng bệnh. Thậm chí, có nhiều thời điểm, Viện Paster TP Hồ Chí Minh và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng hết vaccine dại.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 06/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các đơn vị y tế công lập, nhưng không đề cập đến mua sắm vaccine dịch vụ. Theo BS Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội, hiện chưa tháo gỡ được hết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác đấu thầu vaccine, nội dung sửa đổi trong Thông thư 06 chủ yếu là mua sắm thuốc để phục vụ công tác điều trị trong các cơ sở khám chữa bệnh.

“Chúng tôi chưa dám bắt tay vào mua sắm được. Người dân đã tiêm vaccine dịch vụ, họ chỉ yêu cầu tiêm vaccine của Bỉ và Pháp, theo đúng quy định thì chỉ đấu thầu được vaccine của Ấn Độ. Như vậy, không đạt được tiêu chí mong muốn của người dân, người dân không tiêm. Trong khi tiêm chủng mở rộng miễn phí cũng có vaccine này, không lý gì người ta lại bỏ tiền ra tiêm lại vaccine miễn phí đó”, BS Tuấn nói. 

Thiếu hành lang pháp lý

Vaccine dịch vụ không thiếu, nhưng nhiều cơ sở y tế công không có, nguyên nhân là thiếu hành lang pháp lý để các cơ sở y tế công mua được vaccine.

“Tôi thường xuyên cho con tiêm vaccine tại các cơ sở y tế công như CDC Hà Nội, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bởi giá thành thấp hơn so với cơ sở tư nhân và thấy yên tâm hơn về độ an toàn. Chẳng hạn như vaccine phòng ung thư cổ tử cung 9 chủng, giá ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thấp hơn so với các đơn vị tiêm chủng tư nhân, nhưng khi cho con tới tiêm thì hết, chưa biết khi nào đấu thầu được để có vaccine”, chị Phạm Thị Nga (Hà Nội) cho biết.

Hiện nay, nhiều cơ sở tiêm chủng tư nhân ra đời, giúp người dân có nhiều sự lựa chọn hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn thiếu vaccine dịch vụ ở cơ sở y tế công vừa qua, tiêm chủng tư nhân đã đóng vai trò quan trọng để không bị đứt gãy tiêm phòng các bệnh dịch nguy hiểm cho người dân.

Tuy nhiên, phòng tiêm chủng của CDC và một số cơ sở y tế công lập có vai trò rất quan trọng là chích ngừa huyết thanh, một điều rất khó mà hầu hết các điểm tiêm chủng tư nhân đều không làm được.

Theo GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong vaccine dịch vụ, hiện có đơn vị công lập và ngoài công lập thực hiện. Đơn vị công lập thực hiện thì vaccine mua sắm theo đúng quy định của nhà nước. Bộ Y tế thừa nhận thủ tục cung ứng vaccine ở một số cơ sở tiêm chủng dịch vụ công lập gặp một số vướng mắc.

Tại buổi gặp mặt báo chí mới đây, ông Hà Anh Đức, Chánh Văn phòng Bộ Y tế cho biết: “Nếu nguồn cung hiện chưa cấp phép thì quay trở lại cấp phép như thế nào cho nhanh. Nếu cấp phép rồi mà có khó khăn trong nhập khẩu, đây là việc của doanh nghiệp, nếu vướng ở Bộ Y tế, Bộ Công thương hay ở đâu thì chúng tôi sẽ tìm hiểu”.

Theo Bộ Y tế, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung một số văn bản tháo gỡ các vướng mắc, cho phép các đơn vị này chủ động hơn trong việc mua vaccine phục vụ nhu cầu người dân.

Đồng thời, đã chỉ đạo các địa phương tổ chức tiêm bù mũi, tiêm vét các vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngoài các vaccine dịch vụ, phần lớn trẻ em hiện nay tiếp cận với vaccine  trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Các bệnh truyền nhiễm có vaccine phòng trong chương trình tiêm chủng mở rộng là những bệnh phổ biến, nguy hiểm.

Theo báo cáo của các địa phương, nhiều trẻ mắc sởi, ho gà, viêm não Nhật Bản… trong độ tuổi tiêm chủng nhưng chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đủ mũi. Vì vậy, để phòng bệnh cho trẻ, Bộ Y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh đưa con đi tiêm chủng tại các trạm y tế xã, phường.

Trần Hằng

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Đây là một trong những thủ đoạn lừa đảo xuất hiện trên mạng xã hội vừa được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cảnh báo tới người dân.

Sau một tuần miệt mài tăng giá, kim loại quý bất ngờ quay đầu ngay khi mở cửa phiên giao dịch tuần mới, mất tới 50 USD/ounce.

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Cảnh sát Thái Lan đang tiến hành điều tra vụ việc 41 thi thể được phát hiện bên trong một tu viện ở tỉnh Phichit nước này, được cho là có liên quan đến hoạt động thiền định.

Một nhóm người hoạt động khai thác vàng từ 6h sáng hôm trước đến sáng ngày hôm sau trong vườn điều của một người dân tại xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Sau khi sàng lọc quặng vàng được bỏ vào bao tải rồi vận chuyển đi nơi khác.

Sáng 25/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Điền (SN 1972, HKTT: tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang); Lê Thị Ngọc Nhan (SN 1971, vợ Điền); Lê Phước Sang (SN 1991) và Lê Phước Hoàng (SN 1999, con Điền); Lê Công Triết (SN 1983) và Nguyễn Văn Lộc (SN 1982, cháu Điền) để điều tra về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 25/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Leo Minh Hiếu, SN 1999, thường trú thôn 6, xã Long Bình, huyện Phú Riềng; nơi ở thôn Phước Tân, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng. Leo Minh Hiếu bị khởi tố về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文