Bông hoan Tớ Rảy của núi rừng Tây Bắc

16:40 24/01/2014

Chiều dần tà, thấp thoáng trên những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, trong những bản người Mông nằm vắt vẻo lưng chừng núi, có bóng dáng nhỏ nhắn của một người phụ nữ... Sắc áo xanh của chị hòa vào sắc núi rừng. Chị là Thiếu tá Lý Thị Cung, Phó trưởng Công an huyện Mù Căng Chải (Yên Bái). Như bông hoa Tớ Rảy, rực rỡ và đầy sức sống giữa bạt ngàn núi rừng, tấm gương về nghị lực, lòng yêu nghề của nữ Phó trưởng Công an huyện người Mông khiến nhiều người cảm phục. Chị được bà con tin yêu, trìu mến gọi là người con của núi rừng Tây Bắc.

1. Từ trung tâm huyện đến bản Lao Chải, xã Lao Chải, huyện Mù Căng Chải, đường đi gập ghềnh, trắc trở. Bàn chân của người nữ Phó trưởng Công an huyện vốn đã quen với việc băng rừng, lội suối, đôi lúc cũng chùn lại trước những con dốc trơn trượt, dựng đứng. Trong khoảnh khắc ấy, hình ảnh tang thương của những bản người Mông tiêu điều, tiếng khóc xé lòng của đứa con thơ không mẹ, thôi thúc bước chân của chị càng thêm vững bước…

Nhà Giàng Thị Già nằm lúp xúp trên sườn núi, đồ đạc bên trong chẳng có gì đáng giá. Nghe theo lời kể xấu, rủ rê sang Lào Cai sẽ có được một công việc ổn định, có thu nhập cao, Già bỏ bản đi tìm miền đất hứa. Rồi Già bị lừa bán sang một động mại dâm ở bên kia biên giới, bị tống vào các nhà chứa bẩn thỉu và bị biến thành một nô lệ tình dục. Già may mắn trốn được về nước, thoát khỏi kiếp sống đọa đầy, sống mà như chết song ngoài nỗi đau về vật chất, cô còn phải đối mặt với sự giày vò về tinh thần cùng với những mặc cảm day dứt khôn nguôi. Già chỉ là một trong nhiều cô gái người Mông ở các bản vùng cao nhẹ dạ, bị kẻ xấu lợi dụng…

Thiếu tá Cung.

Dăm năm trở lại đây, tại các bản người Mông, tình trạng phụ nữ bỏ nhà đi làm ăn ngày càng nhiều. Điều này khác hẳn với phong tục, tập quán những năm trước đây. Số phận đáng thương của những cô gái Mông nhẹ dạ, thiếu hiểu biết bị sập bẫy bọn buôn người khiến Thiếu tá Cung trăn trở. Băng rừng, vượt suối, chị tìm vào các bản, gặp gỡ những người phụ nữ may mắn tìm được về nước. Sự hiểu biết về ngôn ngữ, trong những tình huống này là một lợi thế của chị, trong công tác vận động. Song nhân tố quyết định sự thành công có lẽ vẫn là cái tâm của người nữ Phó trưởng Công an huyện. Chẳng quản vất vả, chị đến từng nhà, gặp từng nạn nhân. Già cũng là một trường hợp như thế… Qua tâm sự, các nạn nhân đã giải tỏa được thắc mắc về tâm lý. Cũng từ những trường hợp cụ thể này, chị vận động họ trở thành những tuyên truyền tích cực, lấy những tấm gương của những người này, giúp các cô gái không ảo tưởng về một cuộc sống  sung sướng nơi đất khách quê người mà vừa vi phạm pháp luật, lại bị xô đẩy vào cảnh ngộ éo le và tủi nhục.

Mỗi chuyến công tác về các xã vùng sâu, vùng xa có khi kéo dài cả tuần trời. Những lúc ấy, chị luôn có sự động viên, gánh vác của người chồng… Sự nhạy cảm của người lãnh đạo phụ trách công tác an ninh, cộng với những kiến thức đã được lĩnh hội trên ghế nhà trường và qua thực tế công tác giúp chị hiểu hơn về diễn biến, tâm lý tình cảm và hành động của người dân. Từ đó, giúp chị thuận lợi hơn trong việc tiếp xúc, tuyên truyền, vận động và giải thích một cách dễ nhớ và dễ hiểu nhất về chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó còn là việc bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan, phân tích để người dân hiểu được chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước để mỗi người tự biết cách phòng ngừa, không nghe theo luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch, phá hoại mối đại đoàn kết dân tộc. Sự chịu thương, chịu khó và đức tính kiên trì của người phụ nữ Mông đã giúp chị vượt lên những khó khăn để cùng lúc vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà.

2. Sinh ra tại bản Háng Blaha, xã Khao Mang, huyện Mù Căng Chải, tuổi ấu thơ của Thiếu tá Lý Thị Cung đã gắn bó với núi rừng, với những thửa ruộng bậc thang đẹp như bức tranh sơn thủy. Nhà đông anh em, quanh năm bữa ăn khoai sắn độn nhiều hơn cơm những ngày đó, phụ nữ được đến trường như chị, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng những ngày đó, hình ảnh người cán bộ Công an, ba cùng với bà con, bám bản, bám làng đã thôi thúc Thiếu tá Cung phải học bằng được cái chữ để được đứng trong hàng ngũ của lực lượng Công an. Mong ước ấy ấp ủ suốt thời thơ ấu và trở thành động lực giúp chị vươn lên trong học tập. Những ngày mưa rừng xối xả hay buổi đông giá lạnh, chị đều cặm cụi đến trường.

Ngày về trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Yên Bái, ước mơ trở thành một cán bộ Công an vẫn cháy bỏng trong tâm trí Thiếu tá Cung. Rồi chị được tuyển dụng làm phiên dịch tiếng Mông tại Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Công an tỉnh Yên Bái. Có một kỷ niệm Thiếu tá Cung luôn mang theo bên mình và là hành trang trong cuộc đời binh nghiệp của chị. Lần đó vào khoảng năm 1997, chị được đại diện cho một số cán bộ người dân tộc thiểu số đến gặp và chúc sức khỏe cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Khi đó, Thủ tướng có hỏi chị: “Thế nào là công tác Công an?”. Khi đó, chị đã nói rằng: Thưa Bác, công tác Công an là làm cho xã hội yên ổn. Những lời chia sẻ mộc mạc, giản dị của Thủ tướng với Thiếu tá Cung sau này trở thành hành trang chị mang theo…

Trong thời gian công tác tại Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Công an tỉnh, Thiếu tá Cung vẫn ham mê học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Trong sâu thẳm suy nghĩ, chị vẫn muốn mang sức trẻ và nhiệt huyết của mình để phục vụ quê hương. Vì thế, sau khi tốt nghiệp Học viện An ninh nhân dân, hệ vừa học vừa làm, chị xin trở lại Mù Căng Chải, mảnh đất nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn liền với tuổi ấu thơ nhọc nhằn của mình. Trong suốt thời gian đó, chị tham gia  tuyên truyền, vận động người dân từ bỏ các phong tục lạc hậu, trong đó có tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” của một số đông đồng bào Mông. Để thay đổi một quan niệm sống đã ăn sâu vào nếp nghĩ từ hàng nghìn năm không đơn giản. “Mưa dầm thấm lâu”, bà con trong bản đã hiểu và thay đổi được suy nghĩ. 

Thiếu tá Cung trong những lần xuống địa bàn làm nhiệm vụ.

Với những thành tích đã đạt được, năm 2009, Thiếu tá Lý Thị Cung được bổ nhiệm làm Đội trưởng Đội An ninh. Sau đó 3 năm, chị được tín nhiệm đề bạt làm Phó trưởng Công an huyện Mù Căng Chải. Nhận xét về Thiếu tá Cung, ông Giàng Vàng Ly, một người dân ở xã Lao Chải cho biết: “Cảm ơn Công an huyện đã cử chị Cung về bản. Đối với chúng tôi, chị Cung như một người thân trong gia đình…”.

Trên những thửa ruộng bậc thang mơn mởn, những người nông dân đang cần mẫn cày cấy. Nhìn cảnh ấy, trong lòng Thiếu tá Lý Thị Cung tràn ngập niềm vui… Chủ trương sản xuất thêm vụ lúa đông xuân của UBND huyện Mù Căng Chải đã đi vào cuộc sống. Để chủ trương này trở thành những việc làm, đó là kết quả của những ngày tháng chị cùng đồng đội lặn lội ở địa bàn tuyên truyền, vận động bà con đẩy mạnh phát triển kinh tế. Rất dè dặt khi nói về bản thân, song những thành tích Thiếu tá Lý Thị Cung đã đạt được: Nhiều năm là “Chiến sỹ thi đua cơ sở” đồng thời là đại biểu của Công an tỉnh Yên Bái đi dự Hội nghị tuyên dương phụ nữ xuất sắc ngành Công an đã ghi nhận thành tích và sự nỗ lực của người phụ nữ được ví như bông hoa Tớ Rảy của núi rừng Tây Bắc

Xuân Mai

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文