Người lính hình sự Lào Cai năm xưa…

13:27 20/11/2016
Trưởng thành từ người lính hình sự, những lần đấu tranh với những tên tội phạm nguy hiểm đã cho anh những kinh nghiệm quý giá để trở thành một trong những chuyên gia tội phạm học hàng đầu Việt Nam.


Những công trình nghiên cứu khoa học, những bộ sách đồ sộ mà anh và các đồng nghiệp với bao công sức, tâm huyết để tạo nên đã trở thành những tác phẩm kinh điển, là kim chỉ nam cho lực lượng Công an phá án…

Với những cống hiến to lớn cho lực lượng Công an nói chung và Học viện CSND nói riêng, anh vừa được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận chức danh Giáo sư. Anh là Đại tá, GS.TS Nguyễn Minh Đức, Viện trưởng Viện Khoa học Cảnh sát, Học viện CSND.

Phải hẹn nhiều lần chúng tôi mới gặp được Đại tá, GS.TS.Nguyễn Minh Đức, bởi công việc của anh quá bận rộn. Cùng một lúc đảm nhận nhiều chức vụ, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Khoa học Cảnh sát, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cảnh sát nhân dân và hiện giờ là đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội.

Đại tá Nguyễn Minh Đức cùng các học trò đoạt giải nhất tài năng sáng tạo Việt Nam 2014.

Bận rộn với lịch trình kì họp Quốc hội khóa XIV, nhưng cuối tuần có tiết giảng dạy, anh vẫn vào Học viện CSND để truyền đạt những kiến thức bổ ích cho các thế hệ sinh viên trẻ. Đó là công việc anh tâm huyết, đam mê và đem đến nhiều thành công lớn nhất trong sự nghiệp của anh.

Đại tá Nguyễn Minh Đức chia sẻ, để có được những thành công như ngày hôm nay, anh may mắn có được sự hậu thuẫn vững chắc của gia đình, nhưng người anh biết ơn nhất chính là mẹ.

Bố anh mất sớm, một mình mẹ ở vậy tần tảo nuôi hai anh em khôn lớn và ăn học thành người. Quê anh ở vùng đất Vụ Bản nghèo khó nhất của Nam Định. Bố là lính hải quân, biền biệt theo những chiến dịch lớn của bộ đội ta những năm chống Mỹ.

Ông hi sinh anh dũng ngay trong chiến dịch mùa xuân năm 1975 khi đất nước đang cận kề những ngày chiến thắng nhưng phải 3 tháng sau, mẹ anh mới nhận được tin báo tử.

Thương hai đứa con trai còn quá nhỏ, cậu em út mới 6 tháng tuổi, còn chưa một lần được nhìn mặt bố, để một lòng giữ trọn lòng thủy chung, ở vậy thờ chồng nuôi con, mẹ anh lúc ấy đang làm ở Ban nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã đưa hai anh em vào tận vùng dân tộc, cách xa trung tâm thành phố, sống giữa một ngọn đồi tách biệt với bên ngoài.

Cuộc sống mẹ góa con côi vô cùng vất vả, mẹ anh vừa đi làm ở Hợp tác xã nông nghiệp, vừa tranh thủ trồng rau, nuôi lợn, tăng gia sản xuất để có tiền nuôi các con ăn học. Anh Đức dù còn nhỏ ngoài thời gian đi học lại làm việc cật lực để phụ mẹ nuôi em.

Năm 1979, chiến tranh biên giới nổ ra, mẹ con anh phải chạy về Nam Định, anh ở lại cùng ông bà ngoại mấy tháng rồi trở lại Lào Cai học tiếp. Thời đó đi học cấp 3 xa nhà gần chục cây số, phải đi bộ từ sáng sớm đến tối mịt mới về nhà, thương con, mẹ anh lại bán lợn, gom góp tiền mua một chiếc xe đạp cho con đi học.

Đường đến trường toàn đường đèo dốc đá, cậu bé Nguyễn Minh Đức đã bao lần ngã toác đầu gối, xây xẩm mặt mày nhưng vẫn đam mê học hành và quyết tâm thoát nghèo.

Đại tá, GS.TS. Nguyễn Minh Đức (ngoài cùng bên phải) cùng các tân Giáo sư của lực lượng Công an.

Cũng vì cuộc sống nghèo khó mà cậu bé Nguyễn Minh Đức quyết thi Đại học Kinh tế quốc dân để sau này theo con đường làm kinh tế. Thế nhưng anh thiếu nửa điểm, trong khi với số điểm ấy, nếu đăng kí trường Đại học Cảnh sát, anh đủ điểm đậu.

Việc thi trượt đại học khiến mẹ anh và anh buồn lắm. Bao nhiêu hi vọng đặt vào cậu con trai lớn dường như đã mất. Đúng lúc ấy, anh được các anh Công an huyện động viên đi Công an nghĩa vụ.

Đang tư tưởng chán chường vì thi trượt, cộng với mong muốn được thoát ly anh Đức đồng ý đi học sơ cấp Cảnh sát bảo vệ Công an Hoàng Liên Sơn.

Năm 1985, anh chính thức vào ngành. Năm 1986, anh về công tác tại Công an Mường Khương, Lào Cai. Làm tại Đội Cảnh sát cơ động được 3 tháng thì anh chuyển về Đội Cảnh sát điều tra (Cảnh sát hình sự - CSHS). 1989, anh thi đỗ Đại học Cảnh sát (nay là Học viện CSND) chuyên ngành CSHS. 4 năm là lính trọng án đã cho anh những trải nghiệm, những bài học thực tế quý báu để áp dụng vào những giờ học chuyên ngành trên lớp nên 5 năm học Học viện CSND, chàng sinh viên trẻ Nguyễn Minh Đức đạt được kết quả học tập tốt và được các thầy giáo yêu quý giữ lại trường làm giáo viên.

Lúc đó Học viện CSND đang mở hệ cấp bằng cử nhân luật trong khi năm học thứ 3, Nguyễn Minh Đức đã đạt giải ba sinh viên giỏi luật các trường Công an nhân dân, nên anh được các thầy ở Khoa Luật xin về khoa giảng dạy bộ môn Luật Hình sự.

Năm 2000, anh đoạt giải nhất giáo viên dạy giỏi cấp Học viện và cấp Bộ với số điểm xuất sắc. Sau khi học Thạc sĩ xong, năm 2002, anh Nguyễn Minh Đức sang Nga làm nghiên cứu sinh, nhưng anh đã hoàn thành luận án tiến sĩ chuyên ngành bảo vệ luật Hiến pháp trước thời hạn 1 năm và về nước sớm 6 tháng. Tiếp tục công tác tại Khoa Luật đến năm 2006, anh được công nhận là giảng viên chính.

Ở cương vị là giảng viên của Khoa Luật, anh Nguyễn Minh Đức đã mang nhiều vinh quang về cho khoa và cho cả Học viện CSND. Nhưng về phương diện nghiên cứu khoa học vẫn còn khá khiêm tốn.

Học viện CSND lúc ấy cũng đang chuẩn bị thành lập Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm. Mong muốn của Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm, Giám đốc Học viện CSND là anh về đó cùng với các thầy tạo nên một Trung tâm nghiên cứu tội phạm học đúng nghĩa ở Việt Nam.

Sau vài tháng, Đại tá Nguyễn Minh Đức được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc và sau là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm.

Để Học viện CSND trở thành trường trọng điểm quốc gia năm 2018, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định thành lập Viện Khoa học Cảnh sát vào năm 2015, trong đó có 5 đơn vị nghiên cứu là Trung tâm nghiên cứu tội phạm học, Trung tâm nghiên cứu an toàn giao thông, Trung tâm nghiên cứu phát triển lý luận Cảnh Sát, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, Văn phòng Viện Khoa học Cảnh sát. Đại tá Nguyễn Minh Đức được giao trọng trách là Phó Viện trưởng.

Trong 9 năm công tác tại Trung tâm nghiên cứu tội phạm học, Đại tá Nguyễn Minh Đức đã hoàn thành những sứ mệnh lịch sử do Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ, Cục và Giám đốc Học viện giao phó.

Đó là tập hợp, tổ chức để mời các nhà khoa học biên soạn các bộ sách lớn như Khoa học điều tra hình sự gồm 5 tập với hơn 3.000 trang, thống kê toàn bộ những phương pháp chiến thuật trong điều tra Hình sự.

Đại tá, GS.TS.Nguyễn Minh Đức và mẹ.

Bộ sách Tội phạm học Việt Nam gồm 3 tập với hơn 3.000 trang, phân tích những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và các phương pháp phòng ngừa. Đây là bộ sách đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu tội phạm học.

Bộ sách Khoa học trinh sát với 3 tập gồm hơn 2.000 trang tập hợp toàn bộ các phương pháp chiến thuật trinh sát của các lực lượng Công an trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm. Bộ sách Khoa học Công an gồm 8 tập lần đầu công bố các khoa học về quản lý Nhà nước, an ninh trật tự, tình báo…

Những bộ sách này trở thành cẩm nang cho lực lượng Công an phá an. Hằng năm anh còn tổ chức xuất bản sách công bố, phân tích về tình hình tội phạm và sách về trật tự an toàn giao thông phục vụ các lãnh đạo chỉ huy, cũng như phối hợp các cơ quan báo chí truyền thông tuyên truyền của Công an để sản xuất phim giáo khoa tuyên truyền phòng chống tội phạm.

Ngoài ra còn xuất bản nhiều đầu sách, chủ biên nhiều giáo trình, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, hơn 120 bài báo đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước, trong đó có 6 bài báo được công bố ở nước ngoài. Đây là một điều hiếm thấy trong lực lượng Công an.

Dù bận rộn với nhiều cương vị khác nhau, nhưng Đại tá Nguyễn Minh Đức vẫn nhiệt tình hướng dẫn hàng chục sinh viên, học viên cao học làm khóa luận, luận văn, nghiên cứu khoa học.

Năm 2014, anh đã hướng dẫn một nhóm sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải nhất tài năng khoa học Việt Nam. Đây cũng là sự kiện đánh dấu sau 10 năm Học viện CSND mới đạt được giải tài năng khoa học trẻ.

Ở vị trí mới, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XIV, Đại tá Nguyễn Minh Đức đang nỗ lực hết mình để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực an ninh quốc gia.

Ngọc Mai

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文