Khu tái định cư nghĩa tình

08:37 17/09/2024

Hầu hết đồng bào về sống tại khu tái định cư làng Dơ Nâu, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã có nhà cửa khang trang, đời sống kinh tế dần đi vào ổn định, nền nếp.

Nhiều năm trước đây, các gia đình từ các tỉnh phía Bắc di cư tự do vào sinh sống, lao động trên địa bàn huyện Mang Yang khá đông, sống rải rác. Nhiều hộ ăn ở, sinh hoạt trong các khu chòi rẫy, rừng sản xuất khiến cho công tác quản lý dân cư và thực hiện các chính sách an sinh xã hội của địa phương gặp nhiều khó khăn.

Huyện Mang Yang đã xây dựng đề án thành lập khu tái định cư làng Dơ Nâu tại xã Kon Thụp nhằm ổn định cuộc sống người dân, thuận lợi quản lý dân cư và thực hiện các chính sách của địa phương. Đến cuối năm 2021, các hộ dân đầu tiên bắt đầu chuyển về khu tái định cư cùng nhiều hỗ trợ của địa phương.

Ông Tô Văn Dào (SN 1963, dân tộc Nùng, quê tỉnh Lạng Sơn) cho hay, cuộc sống ở quê khó khăn nên năm 2013, ông đưa gia đình vào Tây Nguyên lập nghiệp. Thời gian đầu, gia đình sống trong rẫy, trồng cà phê, tất cả đều phải tự túc, đời sống rất khó khăn.

Năm 2021, gia đình ông cùng các hộ dân khác được nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng để di chuyển nhà từ nơi ở cũ về khu tái định cư làng Dơ Nâu, được nhà nước cấp hơn 448m2 đất ở, đầu tư hệ thống điện, nước sinh hoạt và đường trải nhựa đi qua giữa làng… Con cháu đi học, đến cơ sở y tế khám bệnh chỉ cách nhà hơn 1km. Muốn về thăm quê thì có xe khách đến tận nhà đón, hết sức thuận lợi.

Đang tất tả trộn xi măng, xây bể chứa nước, anh Triệu Văn Eng (SN 1980, dân tộc Nùng, quê Lạng Sơn) chia sẻ: “Tôi đưa gia đình vào xã Đăk Trôi, huyện Mang Yang năm 2008 và mua được 2 sào đất để trồng tiêu nhưng không có nước tưới nên cây tiêu chết sạch, gia đình lâm cảnh nợ nần. Nơi ở trước đây là nhà tạm trong rẫy sản xuất nên 2 đứa con nhỏ đi học, vợ chồng phải thay nhau đưa đón hơn 20km. Giờ ra đây được nhà nước hỗ trợ, gia đình đã mở được cửa hàng tạp hóa, việc đi lại, ăn học của con cái cũng thuận tiện hơn nhiều. Ngoài buôn bán tại nhà, tôi còn tranh thủ đi làm ở trang trại trồng chuối của Hoàng Anh Gia Lai để kiếm thêm thu nhập”.

Làng Dơ Nâu trước đây là làng với hầu hết đồng bào Bahnar đã sinh sống qua nhiều thế hệ. Khi nhà nước có chủ trương lập khu tái định cư, đồng bào Bahnar sẵn sàng nhường đất để đồng bào Tày, Nùng, Thái từ các tỉnh phía Bắc vào sinh sống, lập nghiệp trên vùng đất mới.  Khu tái định cư cũng chỉ cách trung tâm xã Kon Thụp khoảng 1km, đường sá đi lại thuận tiện và thông thương với các địa phương khác.

Chính quyền địa phương xây dựng hạ tầng trước khi đưa người dân về khu tái định cư.

Ông Lương Đình Lực - Chủ tịch UBND xã Kon Thụp cho biết, khi ở đây, các hộ dân có nhiều việc tự do hơn để làm, địa phương cũng đã chủ động liên hệ, kết nối với các đơn vị trên địa bàn như Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai để tạo việc làm cho bà con.

Cũng theo ông Lực, khu tái định cư làng Dơ Nâu còn 2 hộ nghèo, 22 hộ cận nghèo. Địa phương đã sắp xếp chỗ ở ổn định, thống kê từng gia đình để nắm nhu cầu việc làm, học hành, sắp xếp trường lớp cho học sinh.

Ngoài ra, địa phương còn hỗ trợ gạo giáp hạt cho các hộ dân, hỗ trợ vay tín chấp tại ngân hàng chính sách huyện cho 59 hộ dân với tổng số tiền gần 4 tỷ đồng, hỗ trợ kịp thời giúp các hộ dân đầu tư phát triển kinh tế, chuyển đổi nghề nghiệp và ổn định cuộc sống trên vùng đất mới.

Bà Hoàng Thị Lan Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang thông tin: Địa phương xây dựng đề án khu tái định cư với các hạng mục cơ bản như đường giao thông, hệ thống cấp nước sạch, nhà sinh hoạt cộng đồng, sân thể thao với diện tích hơn 8ha, tổng kinh phí thực hiện là 11,23 tỷ đồng. Đã có 104 hộ dân tham gia đề án. Nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ kinh phí di dời nhà và cấp hơn 400m2 đất ở cho người dân. Các hộ dân ra khu tái định cư đều rất phấn khởi.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang thông tin thêm: Địa phương không còn quỹ đất để cấp đất sản xuất nên sẽ hỗ trợ chuyển đổi nghề, liên hệ việc làm với các doanh nghiệp trên địa bàn cho người dân… Địa phương ghi nhận kiến nghị và sẽ tiếp tục nghiên cứu chính sách hỗ trợ trong thời gian đến.

“Hiện mới có 49 hộ dân có phiếu đăng ký nhưng chưa hộ nào tiến hành kê khai nên không thể cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các hộ dân hãy kê khai để địa phương có xác định trường hợp nào được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất. Trên cơ sở đó, địa phương sẽ cấp bìa ngay khi đảm bảo quy định”, Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang nói thêm.

Về khu tái định cư làng Dơ Nâu hôm nay, bất kì ai cũng sẽ thấy được nơi đây đã khoác lên mình tấm áo mới xanh hơn, đẹp đẽ và đàng hoàng hơn. Vùng đất này đang thay da đổi thịt từng ngày với sự nỗ lực vươn lên, đoàn kết của cộng đồng các dân tộc và sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Chí Hào

Ngày 19/9, Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH), Bộ Công an, Thư ký Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ cho biết, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID. Việc triển khai thí điểm sổ sức khỏe điện tử trên VNeID sẽ tạo nên bước đột phá trong chăm sóc sức khỏe phục vụ nhân dân cũng như công tác quản lý của ngành y tế.

Để ứng phó với khả năng áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền nước ta, gây gió giật mạnh, mưa lớn ở khu vực Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ trong những ngày tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị địa phương có phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh và giáo viên.

Sáng 19/9, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Hòa Bình cho biết, rạng sáng nay, cầu Ngòi Móng (km 0+250), bắc qua con suối cùng tên trên đường tỉnh 445, phường Kỳ Sơn đi xã Hợp Thành (TP Hoà Bình) đã bị lún và đến 4h thì bị sập phần đầu cầu; không có thiệt hại về người và tài sản.

Trong hành trình ngược lên huyện miền núi Sông Hinh (Phú Yên) những ngày trung tuần tháng 9/2024, PV Báo CAND đã gặp gỡ một số người từng bị lầm lạc trước những chiêu trò lừa bịp, mị dân của các đối tượng phản động FULRO, “Tin Lành Đêga” trước đây và Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên (CHPC) sau này.

“Đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay/ Qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi...”, những câu hát miêu tả hình ảnh lãng mạn của đoàn tàu hỏa vượt đèo Hải Vân trong bài “Tàu anh qua núi” của cố nhạc sĩ Phan Lạc Hoa luôn vang lên mỗi lần đoàn tàu chuẩn bị chở khách qua núi đoạn Huế-Đà Nẵng.

Ngày 19/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông báo truy tìm Đoàn Văn Bắc (SN 1987; ngụ khu phố Nhị Đồng 1, phường Dĩ An, TP Dĩ An, Bình Dương) để làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trung đoàn 600, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ là đơn vị vũ trang chiến đấu tập trung, vinh dự được Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tin tưởng giao nhiệm vụ bảo vệ nơi ở và làm việc của đối tượng cảnh vệ, các cơ quan trọng yếu của Đảng, Nhà nước; bảo vệ các cuộc hội nghị, các đoàn khách quốc tế theo chế độ quy định. Với quân số gần 1.000 cán bộ, chiến sĩ, Trung đoàn 600 trở thành đầu mối lớn nhất Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.

Thời gian qua, tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều tuyến đường giao thông được được đầu tư xây dựng, mở rộng, chỉnh trang nhưng lại chậm đưa vào khai thác, sử dụng. Nguyên nhân là do trong quá trình thực hiện, các dự án này đang gặp vướng mắc, chưa đáp ứng yêu cầu các quy định tại Thông tư số 39/2021/TTBGTVT của Bộ GTVT nên chưa thể đấu nối với tuyến QL1A.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có thông tin về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mặc tại Dự án BOT cầu Thái Hà, cũng như phương án đầu tư và mở rộng 1,3km đường dẫn cầu này để kết nối khai thác đồng bộ với 2 tuyến cao tốc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文