TP Hồ Chí Minh: Vận tải khách biến tướng vẫn hoạt động công khai

08:29 14/12/2023

Từ khi các nhà xe chạy tuyến xa phải di dời từ BXMĐ cũ ra bến mới đến nay, bến xe khách trá hình ở số 397 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, đối diện BXMĐ cũ càng trở lên rầm rộ. Hàng ngày có 30-40 xe khách từ các tỉnh chạy vào đậu tại đây để nhận, trả khách và hàng hóa. Bến xe trá hình này đã công khai hoạt động từ nhiều năm qua bất chấp dư luận, sự bức xúc của giới vận tải khách và trước sự bất lực của chính quyền địa phương.

Công ty TNHH Vận tải Thành Công, chạy tuyến TP Hồ Chí Minh - Bình Phước. Ngoài bến “cóc” rất lớn được mở tại số  834 quốc lộ 13, nhà xe này còn mở một loạt các bến “cóc” khác như ở số 90 quốc lộ 1A, địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức; số 2555 quốc lộ 1A, phường Tân Hưng Thuận, quận 12; số 96 An Dương Vương, phường 9, quận 5; số 363 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10; số 222 quốc lộ 13, phường 26, quận Bình Thạnh… trong đó nguy hiểm nhất là bến “cóc” nằm sát cạnh cây xăng Lan Anh trên quốc lộ 13 thường xuyên có xe của Thành Công ra vào đón trả khách, lên xuống hàng hóa. Nhà xe Thành Công con duy trì cả xe hợp đồng trá hình đưa đón khách từ sân bay Tân Sơn Nhất về Bình Phước và ngược lại.

Lực lượng Cảnh sát giao thông Công an TP Hồ Chí Minh xử phạt "xe dù" ở quốc lộ 13. Ảnh CTV.

Trên các tuyến từ TP Hồ Chí Minh về Phú Yên, Bình Định, từ tháng 9 đến nay đã có trên 20 đầu xe chạy trên các tuyến này đăng ký chuyển sang HTX Tấn Phát để hoạt động. Tại đây, các nhà xe chỉ đăng ký tuyến rất ngắn, từ BXMĐ đi Bình Dương, nhưng thực tế cho xe chạy sai hành trình để đi thẳng về Phú Yên, Bình Định. Trong khi đó, hiện các tuyến xe buýt không trợ giá từ TP Hồ Chí Minh đi Bình Dương đã đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân với 176 chuyến/ngày. Nhưng do bị xe khách liên tỉnh kiểu này “đè”, nên sản lượng bình quân của xe buýt chỉ còn đạt 4 khách/chuyến.

Trước đây nhà xe Phương Trang có xe chạy hợp đồng, nhưng gần đây đã dừng loại hình này. Xe của Phương Trang vẫn vào các bến xe khách liên tỉnh của thành phố để hoạt động, nhưng nhà xe này vẫn tổ chức đón, trả khách trên các hành trình đi ngang qua như khu vực ngã tư Hàng Xanh, ngã tư Thủ Đức. Sau 22h, xe Phương Trang chạy từ Bến xe Miền Tây đi các tỉnh miền Trung và Đà Lạt vẫn tổ chức đón, trả khách ở tụ điểm trên đường Mai Chí Thọ.

Về 2 tụ điểm đón, trả khách trên đường Mai Chí Thọ, ngay từ ngày 30/11/2017 ông Trần Quang Lâm, khi đó còn là Phó giám đốc Sở GTVT (nay là Giám đốc Sở) đã có văn bản thông báo với Công ty CP xe khách Phương Trang Futabuslines cùng 2 doanh nghiệp vận tải khác và Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn. Theo đó, ông Trần Quang Lâm khẳng định 2 vị trí đón, trả khách trên đường Mai Chí Thọ phục vụ vận tải hành khách tuyến cố định có điểm đầu, điểm cuối tại Bến xe Miền Tây chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ chấm dứt khi BXMĐ mới hoàn thành, đưa vào khai thác. Khi đó các tuyến vận tải khách đi và đến Bến xe Miền Tây có hành trình chạy xe qua các tuyến đường Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ sẽ được điều chỉnh để hạn chế việc xe khách đi vào nội đô thành phố nhằm giảm ùn tắc giao thông.

Ông Trần Quang Lâm cũng đề nghị nhà xe Phương Trang và các doanh nghiệp cam kết tự tháo dỡ, tái lập mặt bằng không điều kiện khi việc điều chỉnh hành trình chạy xe có hiệu lực. Tuy vậy, đến nay khi BXMĐ mới đã được đưa vào khai thác, Sở GTVT cũng quên luôn việc này và vẫn để 2 địa điểm đón trả khách trên tồn tại. Thậm chí, ngày 31/10 vừa qua, đại diện BXMĐ mới đã có văn bản kiến nghị chấm dứt hoạt động đối với 2 vị trí đón, trả khách trên, góp phần kéo giảm xe “dù”, bến “cóc”, hạn chế xe khách chạy vào trung tâm thành phố nhưng đến nay kiến nghị này chưa được Sở GTVT xem xét, thực hiện.

Nhà xe Thành Công mở bến “cóc” sát cây xăng Lan Anh trên quốc lộ 13.

Thời gian qua, Sở GTVT thành phố cũng đã kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với hàng trăm đầu xe khách của các doanh nghiệp, HTX vận tải không đưa xe vào hoạt động trên tuyến liên tỉnh trong 60 ngày. Nhưng việc này chỉ có tác dụng đối với đơn vị vận tải, nhà xe đăng ký tuyến nhưng bỏ hẳn ra ngoài chạy “dù” hoặc chạy hợp đồng trá hình. Còn với những xe không đăng ký tuyến hoặc hoạt động “hàng hai” theo kiểu nửa trong bến, nửa ngoài bến thì biện pháp này không hiệu quả.

Tại một đoạn ngắn trên đường Điện Biên Phủ, ngay khu vực ngã tư Hàng Xanh thuộc địa bàn quận Bình Thạnh, dù tại đây được cắm biển báo cấm dừng, cấm đậu xe, nhưng có đến 5-6 địa điểm đón trả khách, giao nhận hàng hóa của các nhà xe. Nhà xe Kim Mạnh Hùng còn thuê khu đất khá rộng ngay phía sau văn phòng, sát các trụ bơm xăng dầu ở địa chỉ 450L Điện Biên Phủ để làm bãi đậu xe. Nhà xe này sử dụng hàng chục xe 16 và 29 chỗ dưới danh xe hợp đồng chạy chủ yếu trên tuyến TP Hồ Chí Minh đi Đồng Nai, Bình Phước và ngược lại. Nhà xe này thoải mái chạy vào khu vực trung tâm thành phố để đón, trả khách ở một loạt địa điểm.

Từ khi các nhà xe chạy tuyến xa phải di dời từ BXMĐ cũ ra bến mới đến nay, bến xe khách trá hình ở số 397 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, đối diện BXMĐ cũ càng trở lên rầm rộ. Hàng ngày có 30-40 xe khách từ các tỉnh chạy vào đậu tại đây để nhận, trả khách và hàng hóa. Bến xe trá hình này đã công khai hoạt động từ nhiều năm qua bất chấp dư luận, sự bức xúc của giới vận tải khách và trước sự bất lực của chính quyền địa phương.

Nhà xe vẫn dừng đón khách ngay tại các cây xăng dưới danh nghĩa vào đổ xăng, dầu,  dù Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kiểm tra, yêu cầu chủ các cây xăng cam kết để chấm dứt tình trạng này. Ngay chân cầu Bình Triệu, nằm cạnh cây xăng dầu Lan Anh ở số 220 quốc lộ 13 là điểm đón, trả khách, giao nhận hàng hóa của Công ty TNHH Vận tải Thành Công và Công ty TNHH Vận tải Đăng Khôi.

Dọc theo tuyến quốc lộ 13 và quốc lộ 1A, nhiều cây xăng khác vẫn cho phép xe khách dừng, đậu để đón khách và nhận hàng. Tính mạng con người là trên hết, vì vậy ngăn chặn trước khi những vụ tai nạn giao thông, cháy nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra hay để tai nạn xảy ra rồi mới xử lý doanh nghiệp vận tải, nhà xe là câu hỏi dành cho chính quyền TP Hồ Chí Minh.

Bảo Sơn

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文