Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bị đề nghị mức án từ 5 đến 6 năm tù

09:57 12/05/2023

Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Hai từ 5-6 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Trước đó, bị cáo Nguyễn Ngọc Hai bị Viện KSND tối cao truy tố về tội danh trên theo khoản 3, Điều 219 với khung hình phạt từ 10 - 20 năm tù. 

Sáng 12/5, TAND TP Hà Nội tiếp tục điều hành phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai và đồng phạm trong vụ “bán rẻ” 9,2 ha đất tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 45 tỷ đồng. Sang ngày làm việc thứ ba, chủ tọa phiên tòa thông báo kết thúc phần thẩm vấn. Trước khi chuyển sang phần tranh luận, chủ tọa phiên tòa đề đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa nêu quan điểm giải quyết vụ án.

Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Hai từ 5-6 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Trước đó, bị cáo Nguyễn Ngọc Hai bị Viện KSND tối cao truy tố về tội danh trên theo khoản 3, Điều 219 với khung hình phạt từ 10 - 20 năm tù. Lý giải về việc bị cáo Nguyễn Ngọc Hai được áp dụng tình tiết giảm nhẹ dưới khung hình phạt, đại diện Viện kiểm sát nêu quan điểm, vụ án gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính chặt chẽ của quy định quản lý đất đai.

Từ trái qua: Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai; cựu Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Thuận Lương Văn Hải và cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Văn  Phong. 

Việc đưa các bị cáo nguyên là cựu lãnh đạo, cán bộ tỉnh Bình Thuận ra xét xử thể hiện tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung trong xã hội, và cũng thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương là  pháp luật không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Ngọc Hai có nhiều thành tích trong công tác, không vụ lợi, khai báo thành khẩn và có ý thức khắc phục hậu quả vụ án.

Đối với 10 bị cáo khác cùng bị truy tố  về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt mức án sau:

Lương Văn Hải (cựu Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Thuận) từ 4-5 năm tù. Hồ Lâm (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận) từ 4-5 năm tù. Lê Nguyễn Thanh Danh (cựu Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận) từ 4-5 năm tù.

Đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa luận tội các bị cáo và nêu quan điểm giải quyết vụ án vào sáng 12/5.

Ngô Hiếu Toàn (cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận) từ 30-36 tháng tù. Đặng Hoài Nhân (cựu Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bình Thuận) từ 30-36 tháng tù. Nguyễn Thị Thu Phong (cựu Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bình Thuận) từ 30-36 tháng tù.

Nguyễn Thanh Cho (cựu Chi cục trưởng Chi cục quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận) từ 24-30 tháng tù. Lê Nam Hưng (cựu Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận) từ 24-30 tháng tù.

Lê Anh Huy (cựu Trưởng phòng kinh tế đất, thuộc Chi cục quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận) từ 18-24 tháng tù. Phạm Duy Cường (cựu Phó trưởng Phòng kinh tế đất, thuộc Chi cục quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận) từ 24-30 tháng tù.

Riêng bị cáo Nguyễn Văn Phong (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cựu Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận) bị đề nghị từ 24-36 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Các bị cáo tại phiên tòa.

Về dân sự, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa xác định, sai phạm của các cựu cán bộ, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận dẫn đến việc Công ty Tân Việt Phát hưởng lợi số tiền chênh lệch hơn 45 tỷ đồng mà lẽ ra phải nộp đủ cho Nhà nước thì mới được giao đất.

Công ty Tân Việt Phát được hưởng lợi bất hợp pháp số tiền trên không có căn cứ pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước. Vì thế đại diện Viện kiểm sát đề nghị bên có quyền nghĩa vụ liên quan đến vụ án là Công ty Tân Việt Phát phải tiếp tục nộp lại số tiền này.

Tại phiên tòa, đại diện Công ty Tân Việt Phát cũng đã xin nộp lại số tiền trên. Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử ghi nhận sự tự nguyện của Công ty Tân Việt Phát.

Theo đại diện Viện kiểm sát, những sai phạm của các bị cáo trong vụ án này gây hậu quả nghiêm trọng, để lại dư luận xấu và ảnh hưởng đến tính chặt chẽ của quy định quản lý đất đai của Nhà nước.

Việc xét xử các bị cáo nguyên là cựu cán bộ, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận thể hiện tính răn đe của pháp luật, không có vùng cấm". Tuy nhiên, đại diện Viện kiểm sát đánh giá các bị cáo có nhiều đóng góp cho tỉnh Bình Thuận, phạm tội không tư lợi. Do đó, đại diện Viện kiểm sát kiến nghị Hội đồng xét xử cân nhắc, xem xét các tình tiết giảm nhẹ, xử phạt các bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

Bản luận tội của đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa nêu rõ, năm 2013, tỉnh Bình Thuận chủ trương bán đấu giá 3 lô đất có tổng diện tích hơn 9 ha tại thành phố Phan Thiết, giá khởi điểm là hơn 111 tỷ đồng (khoảng 1,2 triệu đồng một m2) để xây dựng nhà ở thương mại. Tuy nhiên, sau 6 lần thông báo, không có tổ chức hay cá nhân nào tham gia mua đấu giá.

Đầu năm 2016, giá đất tại tỉnh Bình Thuận tăng. Ngày 26/7/2016, bị cáo Nguyễn Ngọc Hai với chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký ban hành quyết định điều chỉnh giá đất của tỉnh, trong đó có khu vực 3 lô đất trên lên thành 1,6 triệu đồng một m2. Năm 2017, lô đất này được giao cho Công ty Tân Việt Phát với giá được phê duyệt từ năm 2013 là 1,1 triệu đồng một m2.

Sau khi có phản ánh của người dân về việc giao 3 lô đất giá rẻ và có sai phạm, bị cáo Nguyễn Ngọc Hai chỉ đạo bị cáo Nguyễn Văn Phong (khi đó là Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận) kiểm tra lại việc giao đất không qua đấu giá. Tuy nhiên, bị cáo Nguyễn Văn Phong không chỉ đạo các bộ phận chuyên môn làm việc này, mà chỉ đạo Hồ Thị Út (khi đó là Phó trưởng Phòng Quản lý giá và công sản) soạn công văn để ký gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận khẳng định, việc giao đất cho Công ty Tân Việt Phát phù hợp quy định.

Cáo trạng xác định, sai phạm của bị cáo Nguyễn Văn Phong khiến UBND tỉnh Bình Thuận không thu hồi đất kịp thời, để các sở, ngành liên quan và Công ty Tân Việt Phát thực hiện thủ tục giao, cho thuê, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 45 tỷ đồng. Bị cáo Nguyễn Ngọc Hai được xác định có vai trò chính. Các bị cáo còn lại có vai trò đồng phạm.

Nguyễn Hưng

Temu - Ứng dụng mua sắm trực tuyến xuyên biên giới đổ bộ vào Việt Nam đang gây ra một cơn sốt cho các tín đồ mua sắm trực tuyến. Với kho hàng khổng lồ giá rẻ, hình thức linh hoạt, giao hàng nhanh chóng và đặc biệt là chính sách săn hoa hồng khủng đã khiến hàng triệu người “say men” vào lốc xoáy Temu…

Dự báo từ 3 đến 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ, có nơi mưa rất to. Từ 6/11, mưa lớn có khả năng dịch xuống khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định và có khả năng còn kéo dài trong nhiều ngày; nguy cơ ngập úng tại các vùng trũng, thấp, lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 gồm 8 chương và 65 điều, dự kiến thông qua vào ngày 28/11 tới đây. Qua 2 kỳ thảo luận, dự án luật được các đại biểu Quốc hội và người dân đánh giá cao bởi khi ban hành sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống mua bán người đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Liên hoan phim (LHP) châu Á Đà Nẵng là cuộc chơi nghề nghiệp thực sự, không có bất kỳ sự nể nang nào trong tuyển chọn và tôn vinh các tác phẩm, nghệ sĩ. Ban giám khảo không thiên vị, rất thẳng thắn, Ban tổ chức cũng phải đợi đến “sát nút” lễ trao giải mới biết được kết quả.

Chiều 2/11, Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, CBCS của đơn vị trong quá trình làm nhiệm vụ đã giúp đỡ gia đình chị Đ.T.H.H. (SN 1982; trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) tìm thấy con trai đi lạc và đưa về nhà an toàn.

Tại Hội trường Tỉnh ủy Khánh Hòa chiều nay 2/11 đã diễn ra hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về điều động, chỉ định giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cùng bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Làm thế nào để sinh viên ra trường có tính “thực chiến”? Giải pháp nào để gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? Đào tạo những kiến thức nhà trường có hay những kiến thức, kỹ năng doanh nghiệp cần?... Đó là những vấn đề nóng được đưa ra bàn thảo tại sự kiện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文