Cựu Thứ trưởng thừa nhận sai phạm cấp phép khai thác đất hiếm

12:48 13/05/2025

Sáng 13/5, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng 26 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan đến vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, buôn lậu sang Trung Quốc.

Theo cáo trạng, từ năm 2019 đến năm 2023, Lưu Anh Tuấn (Chủ tịch HĐQT Công ty Đất hiếm Việt Nam) đã giúp Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Dương) che giấu doanh thu từ việc bán đất hiếm, để ngoài sổ sách kế toán số tiền hơn 20 tỷ đồng, gây thất thu thuế của nhà nước hơn 7 tỷ đồng. 

Trong đó, Trương Thị Hiển (kế toán Công ty Đất hiếm Việt Nam) cùng Lưu Anh Tuấn giúp Đoàn Văn Huấn để ngoài sổ sách kế toán số tiền hơn 9 tỷ đồng theo hai hóa đơn năm 2020 và 2021, gây thất thu tiền thuế nhà nước hơn 3 tỷ đồng.

Ngoài ra, Lưu Anh Tuấn còn chỉ đạo nhân viên liên hệ, trực tiếp chuyển tiền để lấy 15 hóa đơn của các công ty cung cấp hóa chất, phản ánh số lượng vật tư đầu vào nhiều hơn thực tế mua bán với tổng trị giá hơn 16 tỷ đồng để hạch toán kế toán trái quy định, vi phạm quy định về kế toán, gây thiệt hại cho nhà nước tiền thuế là hơn 4 tỷ đồng.

Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận sai phạm cấp phép khai thác đất hiếm -0
Bị cáo Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Lưu Anh Tuấn chỉ đạo nhân viên dùng hồ sơ nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu để hợp thức cho việc xuất khẩu trái pháp luật 473.980 kg “Tổng Oxit đất hiếm” với trị giá hơn 379 tỷ đồng, được sản xuất từ nguồn đất hiếm hàm lượng TREO 18-20% mua của Công ty Thái Dương.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Tuấn khai, cổ đông thành lập công ty có 6 người, trong đó bị cáo nắm 29% cổ phần và là người điều hành công ty, bởi bị cáo là người hiểu biết về đất hiếm. Tuấn làm nghề sản xuất đất hiếm để phục vụ xuất khẩu bằng con đường chính ngạch, có khai báo hải quan điện tử.

“Khi mua bán đất hiếm với bị cáo Huấn, Huấn yêu cầu bị cáo xuất hóa đơn thấp hơn thực tế và bị cáo phải đồng ý với yêu cầu này”, Tuấn khai.

Về cáo buộc mua bán hàng hóa không xuất đủ hóa đơn, Tuấn thừa nhận là đúng. Đối với số lượng đất hiếm không xuất hóa đơn, Tuấn cho rằng, bị cáo không cần phải hợp thức hóa đầu vào vì bị cáo đang làm đề tài nghiên cứu sản xuất đất hiếm. Về hành vi buôn lậu, bị cáo Tuấn thừa nhận, cáo trạng truy tố bị cáo là đúng.

Bị cáo Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Dương). 

Bị cáo Đoàn Văn Huấn, với vai trò là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thái Dương được xác định đã tổ chức, chỉ đạo hoạt động khai thác quặng đất hiếm và quặng sắt tại mỏ đất hiếm Yên Phú từ năm 2019 đến năm 2023 trái quy định, với số lượng khoáng sản đã bị khai thác trái phép có trị giá hơn 864 tỷ đồng. Trong đó, Huấn đã tiêu thụ tổng số quặng đất hiếm và quặng sắt có trị giá hơn 736 tỷ đồng. 

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Huấn thừa nhận cáo buộc. Theo lời khai của Huấn, bị cáo mới chỉ học hết lớp 8 nên quá trình hoạt động kinh doanh, bị cáo giao hết việc sổ sách kế toán cho bộ phận kế toán tổng hợp. Tuấn khai không nhớ rõ con số về tổng tài sản, chừng khoảng 1.000 tỷ đồng.

Trình bày về việc không thực hiện đúng giấy phép, bị cáo Huấn thừa nhận việc biết rõ quy định phải xây xong nhà máy mới được khai thác đất hiếm nên Công ty Thái Dương đang xây dựng cấp tốc nhà máy chế biến sâu. Kết thúc phần trả lời thẩm vấn, bị cáo Huấn vừa khóc vừa thừa nhận, bị cáo đã làm sai như cáo trạng xác định.

Đối với cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc, cáo trạng xác định, bị cáo Ngọc cùng các bị cáo là cựu cán bộ, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý nhà nước trong việc thẩm định, cấp giấy phép khai thác quặng đất hiếm. 

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, bị cáo Ngọc cùng đồng phạm đã cố ý làm trái nguyên tắc, điều kiện cấp giấy phép khai thác quặng đất hiếm cho Công ty Thái Dương, gây thất thoát của nhà nước tài nguyên khoáng sản có trị giá hơn 736 tỷ đồng.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Ngọc cho rằng, nếu Công ty Thái Dương thực hiện đầy đủ như giấy phép thì đã không có sai phạm xảy ra. Theo trình bày của bị cáo Ngọc, không có ai tác động bị cáo để ký giấy phép, bị cáo cũng không quen biết Đoàn Văn Huấn. Quá trình cấp phép, thủ tục, hồ sơ bị cáo Ngọc trình bày, chỉ nhận qua văn thư, nếu có vấn đề gì sẽ có ý kiến rồi trả lại.

Cũng theo lời khai của bị cáo Ngọc, thời điểm bị cáo ký giấy phép cho Công ty Thái Dương có sự thay đổi về luật. “Việc truy tố bị cáo là có cơ sở, vì nếu so sánh quy định pháp luật thì thời điểm đó cấp phép là sai”, bị cáo Ngọc trả lời.

Nguyễn Hưng

Những ngày đầu tháng 7, thời tiết tại Hà Nội khi mưa dông lúc nắng cháy với nhiệt độ ngoài trời có thời điểm lên tới gần 40 độ C. Thế nhưng, tại khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội, bước chân của những người chiến sĩ Công an nhân dân vẫn vang đều, dứt khoát trên thao trường luyện tập cho lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Sau hơn 100 năm bị cấm bơi do ô nhiễm, sông Seine – biểu tượng thơ mộng của Thủ đô Paris, đã chính thức chào đón người dân tới giải nhiệt vào ngày 5/7. Hàng trăm người đã không bỏ lỡ cơ hội được đắm mình trong làn nước mát giữa khung cảnh tráng lệ của nước Pháp, mở màn một mùa hè đáng nhớ và đánh dấu bước tiến lịch sử về môi trường của đất nước này.

Ngày 5/7, tại Đại học Quốc gia Hà Nội (xã Hoà Lạc, TP Hà Nội), Sở Chỉ huy diễu binh, diễu hành Bộ Công an tổ chức hợp luyện cụm các khối đi của lực lượng CAND tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Trước tình huống khẩn cấp, Trung tá Trần Quang Anh chỉ đạo Trung tá Phùng Ngọc Hiệp trực tiếp điều khiển phương tiện đưa nạn nhân vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cấp cứu. Nhờ được hỗ trợ kịp thời, người bệnh đã được cấp cứu và ổn định.

Chiều 5/7, Sở Văn hóa – Thể thao TP Huế cho biết, lễ hội mừng lúa mới (Bhuôih Haro Tơme) của đồng bào Cơ Tu và “Tri thức dân gian về Bún bò Huế” của TP Huế chính thức được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chiều 5/7, thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) cho biết, từ 1/8, giá vé hai tuyến đường sắt trên cao (tuyến 2A Cát Linh-Hà Đồng và tuyến 3.1 Nhổn-ga Hà Nội) sẽ được điều chỉnh tăng so với giá cũ. Cùng thời gian này, đơn vị cũng sẽ ngừng triển khai vé tháng tập thể.

Trong thư khen Thứ trưởng Bộ Công an gửi Cục Cảnh sát hình sự nêu rõ, đây là chiến công xuất sắc thể hiện sự tận tụy, tinh thần trách nhiệm cao và sự sắc bén về nghiệp vụ của Cục Cảnh sát hình sự trong triển khai chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng trong vụ chi 7 triệu USD (khoảng 182 tỷ đồng) đánh bạc. Ngoài ra, còn có hàng loạt doanh nhân, ca sĩ, bác sĩ bị truy tố với cáo buộc tham gia đánh bạc dưới hình thức trò chơi điện tử có thưởng tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều - Chi nhánh Hà Nội (King Club). Tổng số tiền mà 136 người tham gia đánh bạc tại “sòng bạc” King Club là 107 triệu USD (tương đương gần 2.600 tỷ đồng).

Theo một nguồn thạo tin của trang Avia.pro và nhiều blogger chuyên theo dõi xung đột Nga - Ukraine, đêm 4/7 (giờ địa phương), sân bay quân sự ở Khmelnitsky (Ukraine) đã xảy ra nhiều vụ nổ lớn. Nguồn này cho rằng, căn cứ không quân Starokonstantinov ở Khmelnitsky bị tập kích bởi nơi đây được cho là đồn trú hàng loạt máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine.

Ngày 5/7, Công an TP Hà Nội cho biết, đã tạm giữ hình sự giang hồ cộm cán Nguyễn Thị Hạnh, tức Hạnh "sự" cùng 4 đối tượng khác, để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.