Cựu Tư lệnh và cựu Chính ủy Cảnh sát biển hầu tòa trong vụ tham ô 50 tỷ đồng

18:06 26/06/2023

Sáng mai (27/6), Tòa án Quân sự Quân khu Thủ đô mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn và cựu Chính ủy Cảnh sát biển Hoàng Văn Đồng trong vụ án “Tham ô tài sản”, xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (thuộc Bộ Quốc phòng) trong vụ án tham ô tài sản số tiền 50 tỷ đồng.

Trước đó, phiên tòa này dự kiến mở ngày 31/5 nhưng phải tạm hoãn do một bị cáo đề nghị mời thêm luật sư bào chữa.

Cùng hầu tòa về tội danh trên là các bị cáo: Hoàng Văn Đồng (cựu Trung tướng, cựu Chính ủy Cảnh sát biển), Doãn Bảo Quyết (cựu Thiếu tướng, cựu Phó Chính ủy Cảnh sát biển), Phạm Kim Hậu (cựu Thiếu tướng, cựu Tham mưu trưởng Cảnh sát biển), Bùi Trung Dũng (cựu Thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh Cảnh sát biển), Nguyễn Văn Hưng (cựu Đại tá, cựu Phó Tư lệnh Cảnh sát biển) và Bùi Văn Hòe (cựu Thượng tá, cựu Phó trưởng Phòng tài chính Cảnh sát biển).

Thẩm phán, Đại tá Phạm Minh Khôi là chủ tọa phiên tòa. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử là hai sĩ quan thuộc Viện Kiểm sát Quân sự Bộ đội Biên phòng. Có 8 luật sư tham gia phiên tòa để bào chữa cho các bị cáo. Bị hại trong vụ án là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong ba ngày. 

Cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, tháng 6/2020, Thiếu tướng Phạm Kim Hậu làm đơn gửi cơ quan chức năng kèm hai băng ghi âm thể hiện có tiêu cực, tham nhũng của bản thân và một số người là Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Đầu năm 2022, vụ án được khởi tố.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, năm 2019, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phân bổ 150 tỷ đồng ngân sách Nhà nước cho Cục Kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị. Trung tướng Nguyễn Văn Sơn gặp và chỉ đạo Đại tá Nguyễn Văn Hưng, khi đó là Cục trưởng Cục kỹ thuật nội dung: “Phải rút ra 50 tỷ đồng để chuyển lại cho Bộ Tư lệnh sử dụng”.

Bị cáo Đại tá Nguyễn Văn Hưng trả lời, Cục Kỹ thuật chưa bao giờ làm việc này nên muốn rút ra 50 tỷ đồng cần có sự thống nhất trong Thủ trưởng Bộ Tư lệnh. Sau đó, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn đã tạo điều kiện cho Cục kỹ thuật bằng cách chỉ đạo phân bổ thêm 29 tỷ đồng, khiến ngân sách đơn vị này tăng lên 179 tỷ đồng.

Cựu Chính ủy Cảnh sát biển Hoàng Văn Đồng. 

Tháng 4/2019, tại phòng ăn của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn cùng Trung tướng Hoàng Văn Đồng và ba Thiếu tướng: Doãn Bảo Quyết, Phạm Kim Hậu, Bùi Trung Dũng nói về việc “rút “ 50 tỷ đồng ngân sách phân bổ cho Cục kỹ thuật. Những người có mặt đều đồng ý nên Trung tướng Nguyễn Văn Sơn đã chỉ đạo Đại tá Nguyễn Văn Hưng thực hiện.

Tiếp nhận chỉ đạo của Tư lệnh, Đại tá Nguyễn Văn Hưng yêu cầu 6 Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục kỹ thuật phải rút đủ 50 tỷ đồng. Khi các trưởng phòng phản ứng là khó rút tiền thì Đại tá Nguyễn Văn Hưng yêu cầu: “Phải xác định việc rút lại 50 tỷ đồng là nhiệm vụ Thủ trưởng giao và phải hoàn thành”. Sau đó, mỗi trưởng phòng dưới quyền Đại tá Hưng được giao chỉ tiêu phải “rút ruột” từ 50 triệu đồng đến 25 tỷ đồng để đủ mức 50 tỷ đồng Trung tướng Nguyễn Văn Sơn yêu cầu. Những trưởng phòng buộc phải phân chia nguồn ngân sách thành 29 gói thầu, trong đó có 9 gói giá trị dưới 10 tỷ đồng để Tư lệnh Cảnh sát biển phê duyệt, không phải báo cáo Bộ Quốc phòng.

Đồng thời, họ đặt vấn đề với các nhà thầu để nâng giá, nhằm “hỗ trợ đơn vị có nguồn quỹ vốn sử dụng vào mục đích phúc lợi”. Sau đó, 24 hợp đồng được Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển ký với 16 doanh nghiệp, qua đó giúp “rút ruột” ngân sách 50 tỷ đồng.

Có số tiền này, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn chia cho mình và 4 đồng phạm là Trung tướng Hoàng Văn Đồng và ba Thiếu tướng: Doãn Bảo Quyết, Phạm Kim Hậu, Bùi Trung Dũng, mỗi người 10 tỷ đồng. Sau khi bị phát hiện, các bị cáo đã nộp lại số tiền tham ô.

Đối với 6 Trưởng phòng thuộc Cục kỹ thuật, cơ quan tố tụng xác định, họ “có mối quan hệ lệ thuộc”, thực hiện mệnh lệnh cấp trên, không có động cơ vụ lợi và không biết số tiền 50 tỷ đồng sau đó bị chia cá nhân nên không xử lý hình sự.

Nguyễn Hưng

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文