Tỉnh Bình Thuận đề nghị Tòa buộc Tân Việt Phát trả lại 45 tỷ đồng

11:01 11/05/2023

Đại diện UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị Hội đồng xét xử tuyên buộc Công ty Tân Việt Phát (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án) phải nộp thêm vào ngân sách Nhà nước số tiền 45 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án. Ở chiều ngược lại, Công ty Tân Hiệp Phát đồng ý đề nghị của tỉnh Bình Thuận.

Sáng 11/5, TAND TP Hà Nội tiếp tục thẩm vấn các bị cáo, hỏi nguyên đơn dân sự cùng những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án “bán rẻ” 9,2 ha đất tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 45 tỷ đồng.

Trả lời Hội đồng xét xử, với vai trò là nguyên đơn dân sự trong vụ án, đại diện UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị Hội đồng xét xử tuyên buộc Công ty Tân Việt Phát (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án) phải nộp thêm vào ngân sách Nhà nước số tiền 45 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án.

Ngoài ra, đại diện UBND tỉnh Bình Thuận còn đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ của tỉnh Bình Thuận với lý do: “Họ nhận thức pháp luật chưa đầy đủ và đã công tác nhiều năm, từ cơ sở đến cấp tỉnh, có nhiều cống hiến trong quá trình công tác”.

Phiên tòa xét xử vụ án vi phạm quản lý đất đai tại tỉnh Binh Thuận. 

Theo đại diện UBND tỉnh Bình Thuận, khu đất trong vụ án vốn là nghĩa địa, nhiều mồ mả, hố sâu khi di dời hài cốt nên không mỹ quan; các nhà đầu tư không quan tâm nên khó đấu giá. Trong khi đó, áp lực thu ngân sách của tỉnh Bình Thuận lớn nên các bị cáo trong vụ án đã bán đất cho Công ty Tân Việt Phát vì mục đích chung, vì tỉnh, chứ không vụ lợi cá nhân.

Trình bày trước Hội đồng xét xử, đại diện Công ty Tân Việt Phát đồng tình ý kiến của đại diện UBND Bình Thuận, hứa xin nộp số tiền 45 tỷ đồng nếu như tòa án xác định số tiền này là thiệt hại của vụ án.

“Công ty Tân Việt Phát không đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận áp giá thấp khi xin mua và giao đất. Công ty chỉ gửi công văn đề nghị với tỉnh Bình Thuận nội dung, công ty khó khăn vì không bán được, hiện trạng đất là mồ mả nên đề nghị giao không qua đấu giá”, đại diện Công ty Tân Việt Phát cho biết.

Khu đất 9,2 ha liên quan đến vụ án tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.  

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, năm 2013, tỉnh Bình Thuận chủ trương bán đấu giá 3 lô đất có tổng diện tích hơn 9 ha tại thành phố Phan Thiết, giá khởi điểm là hơn 111 tỷ đồng (khoảng 1,2 triệu đồng/m2) để xây dựng nhà ở thương mại. Tuy nhiên, sau 6 lần thông báo, không có tổ chức hay cá nhân nào tham gia mua đấu giá.

Đầu năm 2016, giá đất tại tỉnh Bình Thuận tăng. Ngày 26/7/2016, bị cáo Nguyễn Ngọc Hai với chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký ban hành quyết định điều chỉnh giá đất của tỉnh, trong đó có khu vực 3 lô đất trên lên thành 1,6 triệu đồng một m2. Năm 2017, lô đất này được giao cho Công ty Tân Việt Phát với giá được phê duyệt từ năm 2013 là 1,1 triệu đồng một m2.

Sau khi có phản ánh của người dân về việc giao 3 lô đất giá rẻ và có sai phạm, bị cáo Nguyễn Ngọc Hai chỉ đạo bị cáo Nguyễn Văn Phong (khi đó là Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận) kiểm tra lại việc giao đất không qua đấu giá. Tuy nhiên, bị cáo Nguyễn Văn Phong không chỉ đạo các bộ phận chuyên môn làm việc này mà chỉ đạo Hồ Thị Út (khi đó là Phó trưởng Phòng Quản lý giá và công sản) soạn công văn để ký gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận khẳng định, việc giao đất cho Công ty Tân Việt Phát phù hợp quy định.

Cáo trạng xác định, sai phạm của bị cáo Nguyễn Văn Phong khiến UBND tỉnh Bình Thuận không thu hồi đất kịp thời, để các sở, ngành liên quan và Công ty Tân Việt Phát thực hiện thủ tục giao, cho thuê, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 45 tỷ đồng. Bị cáo Nguyễn Ngọc Hai được xác định có vai trò chính. Các bị cáo còn lại có vai trò đồng phạm.

Nguyễn Hưng

Sáng 20/5, TAND tỉnh Lào Cai mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai), bị cáo Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) cùng 15 bị cáo khác trong vụ án: “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến hành vi khai thác trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng Apatit .

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa song Người để lại cho hậu thế những di sản vô cùng quý giá. Di sản Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng, là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Di sản ấy là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do chính Người sáng tạo, để lại cho Đảng, dân tộc Việt Nam.

Với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) theo kiểu “bò ngang”, các chuyên gia cho rằng mục tiêu nâng dư nợ TPDN đạt tối thiểu khoảng 20% GDP đến năm 2025, và đạt 25% đến năm 2030 là rất thách thức.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo luật Nhà giáo để lấy ý kiến dư luận. Một trong những nội dung được quan tâm trong Dự thảo luật Nhà giáo là quy định: "Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp".

TAND tỉnh Bình Dương vừa mở phiên tòa xét xử vụ án mua bán người dưới 16 tuổi và làm giả, sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Các bị cáo phần đông là những bà mẹ vì nhiều hoàn cảnh, lý do đã bán chính đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau.

Đêm 19/5, vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh mùa 2023/2024 đã diễn ra,  Man City đã đánh bại West Ham 3-1 trên sân Etihad. Ba điểm có được giú đoàn quân HLV Pep Guardiola đoạt chức vô địch lần thứ 4 liên tiếp.

Mặc dù chưa có “Chấp thuận chủ trương đầu tư” của cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhưng nhiều năm qua, cơ sở băm dăm của chi nhánh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt tại xã Xuân Hoà, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp quy định pháp luật.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文