Bão chưa qua, dịch lại tới  - “Thảm họa kép” thách thức Philippines

09:06 21/12/2021

Tính đến ngày 20/12, số người thiệt mạng vì Rai, cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, đã tăng lên 208 người, gấp đôi so với con số ghi nhận một ngày trước đó. Giới chức Philippines lo ngại, ngoài việc phải hứng chịu những thiệt hại về người và của vô cùng to lớn khi bão Rai quét qua, nước này lại tiếp tục đứng trước nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 từ các khu sơ tán dân đông đúc và thiếu thốn điều kiện.

Cảnh sát Philippines ngày 20/12 dẫn thống kê mới nhất cho biết, ít nhất 208 trường hợp được báo cáo thiệt mạng vì bão Rai (tên địa phương là Odette), 239 người bị thương và 52 người mất tích. Một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất là đảo Bohol - điểm du lịch hấp dẫn, với 74 nạn nhân xấu số. Cơ quan Quản lý và Giảm nhẹ thiên tai Philippines ước tính, hơn 700.000 người dân chịu ảnh hưởng từ bão, trong đó có gần 500.000 người mất nhà cửa và hơn 3.700 ngôi nhà bị hư hại.

Bão Rai tàn phá Philippines và gây nguy cơ bùng dịch COVID-19. Nguồn: Getty Images

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Philippines, ông Richard Gordon cho biết: "Những ngôi nhà, bệnh viện, trường học và các tòa nhà cộng đồng đã bị bão phá hủy". Hiện tại, tỉnh đảo Bohol, thành phố Butuan ở tỉnh Cebu, thành phố Jose Panganiban ở tỉnh Camarines Norte đều đang đặt trong tình trạng “thảm họa thiên tai”. Những con số biết nói nêu trên đã khiến Rai trở thành một trong những cơn bão “chết chóc” nhất đổ bộ vào Philippines trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, giới chức Philippines cho rằng, đó chưa phải là những con số cuối cùng do nhiều khu vực hiểm trở bị chia cắt, chưa thể tiếp cận. Thống đốc Arlene Bag-ao của đảo Dinagat cho biết, hiện chưa thể thống kê đầy đủ số người bị thương hoặc thiệt mạng do thiên tai bởi còn nhiều thị trấn đang bị cô lập. "Chúng tôi có thể đã sống sót nhưng khó trụ nổi trong những ngày tới vì năng lực hạn chế của một tỉnh đảo" - bà Arlene lo lắng.

Theo Cơ quan Khí tượng, địa lý và thiên văn Philippines (PAGASA), với sức gió 195km/h, cơn bão đã khiến nhiều cây cối bật gốc, xô đổ các cột điện, đánh sập nhiều nhà cửa và nhấn chìm các ngôi làng trong nước lũ. Hàng ngàn quân nhân, cảnh sát, lực lượng bảo vệ bờ biển và lính cứu hỏa đã được triển khai để tìm kiếm và cứu nạn ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhiều máy xúc được huy động để dọn dẹp các tuyến đường bị chặn do cột điện và cây cối đổ. Chính quyền các địa phương cùng nhiều tổ chức từ thiện đang khẩn trương gây quỹ, nhờ các tàu hải quân phân phối hàng chục ngàn chai nước và các gói thực phẩm, thuốc men cho những người gặp nạn.

Trước tình hình khẩn cấp do cơn bão gây ra, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố chính quyền trung ương sẽ huy động số tiền ban đầu là 2 tỷ Peso (hơn 40 triệu USD) để hỗ trợ các khu vực bị tàn phá nặng nề nhất bởi siêu bão Rai. Tổng thống Duterte thừa nhận đây là nỗ lực lớn của chính phủ Philippines, do ngân sách đã được sử dụng phần lớn vào công tác chống dịch bệnh COVID-19. Ngoài ra, Bộ Năng lượng Philippines cho biết, chính phủ sẽ áp đặt bình ổn giá trong vòng 15 ngày đối với các mặt hàng khí đốt hóa lỏng và dầu hỏa tại các khu vực thảm họa.

Giữa lúc chính quyền đang nỗ lực khắc phục hậu quả bão trên các hòn đảo bị tàn phá, một nguy cơ khác nổi lên là sự lây lan của dịch COVID-19, trong đó có biển thể Omicron đã xâm nhập Philippines. Chuyên gia y tế Tony Leachon, từng là cố vấn của chính phủ Philippines nhấn mạnh, cơn bão xảy ra đúng thời điểm Philippines đang cố gắng vượt qua đại dịch. Rồi cơn bão qua đi, để lại hậu quả tàn khốc và mang tới cả nguy cơ bùng dịch lớn hơn trước đây.

“Những tuần tới trên đảo Visayas và Mindanao – hai khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất vì siêu bão Rai có nguy cơ lớn bùng phát dịch bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là COVID-19. Hiện tại, dù cơn bão đã đi khỏi lãnh thổ Philippines nhưng hàng trăm ngàn người ở miền Trung và miền Nam vẫn phải sống trong các lều trại với điều kiện vệ sinh không đảm bảo, thiếu nước và mất điện. Do đó, họ sẽ khó tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội do phải ở tạm trong các khu sơ tán đông người.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên đảo Visayas và Mindanao còn thấp”, ông Tony Leachon phân tích. Theo Reuters, Philippines đang phải tạm ngưng chương trình tiêm chủng tổng lực do ảnh hưởng của bão, khiến nguy cơ lây nhiễm virus càng hiện hữu. Nhiều chuyên gia y tế Philippines đã cùng kêu gọi chính quyền các địa phương thiết lập các lều bạt riêng rẽ cho người dân mất nhà cửa, cung cấp thêm khẩu trang, nước sát khuẩn và lập tức nối lại hoạt động tiêm chủng, cũng như tiến hành các xét nghiệm nhanh phát hiện COVID-19 cho những người sơ tán. Đặc biệt, những người có triệu chứng như cảm cúm cần được cách ly ngay lập tức.

Tính đến nay, Philippines đã ghi nhận hơn 2,8 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có cả trường hợp nhiễm biến thể Omicron. Chính quyền Tổng thống Duterte đã tiêm vaccine ngừa dịch đầy đủ cho hơn 43 triệu dân và tiêm liều tăng cường cho hơn 1 triệu dân. Ông Duterte cũng đặt mục tiêu tiêm vaccine đầy đủ cho ít nhất 54 triệu dân vào cuối năm 2021 để đạt miễn dịch cộng đồng.

Linh Đan

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文