Biển Đỏ tiếp tục dậy sóng

08:13 26/02/2024

Việc liên quân do Mỹ dẫn đầu và lực lượng Houthi thân Iran không ngừng "ăn miếng trả miếng" đang tiếp tục tạo ra những cơn "sóng dữ" ở Biển Đỏ.

Rạng sáng 25/2 (giờ Việt Nam), Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cùng Lực lượng Vũ trang Anh với sự hỗ trợ từ các nước như Australia, Bahrain, Canada, Đan Mạch, Hà Lan và New Zealand, đã tấn công 18 mục tiêu của lực lượng Houthi Yemen. Mục tiêu của nỗ lực đa quốc gia này gồm các cơ sở cất trữ vũ khí dưới lòng đất, cơ sở cất trữ tên lửa, hệ thống máy bay không người lái tấn công một chiều, hệ thống phòng không, radar và trực thăng của Houthi.

CENTCOM nhấn mạnh, việc loại bỏ các khả năng của Houthi được sử dụng để đe dọa các lực lượng của Mỹ và đối tác ở Biển Đỏ cũng như các tuyến đường thủy xung quanh là nhằm bảo vệ Mỹ cũng như các đối tác và đồng minh của Mỹ trong khu vực và khôi phục tự do hàng hải. Theo CENTCOM, các cuộc tấn công bất hợp pháp của Houthi đã làm gián đoạn viện trợ nhân đạo cho Yemen, gây tổn hại cho Trung Đông và gây ra thiệt hại về môi trường. Những cuộc tấn công nêu trên tách biệt và khác biệt với các hoạt động tự do hàng hải đa quốc gia được thực hiện trong Chiến dịch Người bảo vệ Thịnh vượng.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Anh ra thông báo cho biết, 4 máy bay chiến đấu Typhoon thuộc Không quân Hoàng gia Anh, được hỗ trợ bởi hai máy bay tiếp dầu trên không Voyager, đã tham gia cuộc tấn công của liên quân. Đây là ngày thứ hai liên tiếp Mỹ và đồng minh tiến hành không kích vào Yemen. Trước đó, trong ngày 23/2, họ cũng tiến hành 3 cuộc oanh tạc vào tỉnh Hodeida, một trong các địa phương mà Houthi đang kiểm soát bên cạnh Thủ đô Sana của Yemen.

Tình trạng thiếu hụt tàu chở dầu đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Đáp lại, người phát ngôn của Houthi, ông Yahya Saria cho biết, lực lượng này đã thực hiện một chiến dịch quân sự tấn công vào tàu Mỹ Torm Thor ở Vịnh Aden bằng cách sử dụng một số tên lửa chống hạm. Houthi cũng đã thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) vào một số tàu quân sự của Mỹ ở Biển Đỏ. Văn phòng Điều hành Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO) thuộc Hải quân Anh cũng đã báo cáo về cuộc tấn công của Houthi vào tàu Anh và Mỹ ở Vịnh Aden, cách cảng Djibouti 70 hải lý về phía Đông. UKMTO không tiết lộ thông tin chi tiết.

Trong khi đó, CENTCOM cho biết, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mason ngày 24/2 đã đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo chống hạm được phóng vào Vịnh Aden từ các khu vực do Houthi kiểm soát ở Yemen và có khả năng nhắm vào tàu chở dầu Torm Thor. Theo CENTCOM, cả tàu USS Mason và tàu MV Torm Thor đều không bị hư hại và không có người bị thương.

Những "sóng dữ" này ở Biển Đỏ đang làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt tàu chở dầu trên toàn cầu, trong bối cảnh ngành này từ lâu đã cảnh báo rằng quá ít tàu được đóng mới. Điều này gây ra xu hướng dịch chuyển hình thái giao dịch xăng dầu rộng rãi trên toàn cầu. Trong năm 2023, do Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các nước đồng minh (còn gọi là OPEC+) cắt giảm sản lượng nên lượng dầu vận chuyển không cao, dẫn đến những thiếu hụt về số lượng tàu chở dầu chưa bộc lộ. Đồng thời, quá trình chuyển đổi năng lượng ngày càng mạnh mẽ, có nghĩa là một tương lai nhiên liệu hóa thạch bị loại bỏ đang đến gần, làm mờ đi triển vọng của ngành dầu khí trong dài hạn. Nhưng từ tháng 11/2023, khi lực lượng Houthi ở Yemen bắt đầu tấn công các tàu container đi qua khu vực Biển Đỏ, khiến nhiều chủ tàu buộc phải tìm kiếm các tuyến đường thay thế dài hơn.

Trong bối cảnh đó, việc thiếu năng lực vận chuyển mới trở nên rõ nét hơn, làm tăng giá cước vận tải và thời gian hành trình kéo dài hơn. Theo thống kê của OPEC, trong năm 2024, chỉ có hai siêu tàu chở dầu mới gia nhập đội tàu chở dầu thế giới. Đây là số lượng tàu bổ sung ít nhất trong gần bốn thập kỷ của ngành dầu mỏ toàn cầu, thấp hơn tới 90% so với mức trung bình trong thiên niên kỷ này. Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Banchero Costa cho thấy, đến năm 2025, dự kiến chỉ có thêm 5 con tàu mới tham gia đội tàu chở dầu toàn cầu. Con số này thấp hơn rất nhiều so với con số 42 tàu được giao mới vào năm 2022. Mặc dù gần đây số lượng đơn đặt hàng tàu mới đã tăng lên nhưng phải mất nhiều năm nữa các nhà máy đóng tàu mới đáp ứng được hết các đơn đặt hàng đã ký trong thời kỳ đại dịch COVID-19, cũng như các đơn hàng về tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Ông Enrico Paglia, nhà nghiên cứu cao cấp tại Banchero Costa, một công ty dịch vụ vận tải biển nhận định, tình hình trên thị trường tàu chở dầu đang rất căng thẳng, đặc biệt là đối với tàu chở dầu thô. Đánh giá về triển vọng của ngành này trong thời gian tới, vị chuyên gia nhấn mạnh: "Nó sẽ còn căng thẳng hơn nữa trong tương lai".

Thị trường tàu chở dầu đã bùng nổ vào năm 2020, khi nhu cầu về mặt hàng này liên tục tăng, khiến các nhà kinh doanh dầu mỏ tìm kiếm mọi con tàu có khả năng tích trữ dầu trên biển. Nhưng việc OPEC cắt giảm sản lượng đã dẫn đến sự sụt giảm hoạt động chở dầu. Cho đến năm 2022, dòng chảy dầu toàn cầu bắt đầu bị thay đổi sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu. Các chuyến hàng đến châu Âu trước đây phải mất vài ngày qua Biển Baltic thì hiện phải mất hàng tuần để đến các nơi khác trên thế giới. Sự gián đoạn mới đây ở Biển Đỏ đã làm trầm trọng thêm vấn đề, làm tăng thêm thời gian vận chuyển.

Theo chuyên gia Fotios Katsoulas, nhà phân tích chính về dịch vụ vận chuyển tàu chở dầu tại S&P Global Commodity Insights, tỷ lệ tuyển dụng tàu - thước đo mức độ sử dụng đội tàu chở dầu tại bất kỳ thời điểm nào - đã tăng tới 5% kể từ khi các tàu bắt đầu tránh đi qua Biển Đỏ. Ông chia sẻ khủng hoảng ở Biển Đỏ đang thay đổi các nguyên tắc cơ bản trên thị trường và nó đang có lợi cho các nhà khai thác tàu.

Trong khi đó, ông Alexander Saverys, Giám đốc điều hành (CEO) Euronav NV - một trong những công ty vận tải dầu lớn nhất thế giới, cho biết tác động chuyển hướng đang được quan sát thấy hàng ngày trong hoạt động vận chuyển nói chung và vận chuyển dầu thô cùng các sản phẩm từ dầu nói riêng. Theo ông, sự kết hợp của ít tàu mới và đội tàu cũ có tuổi đời cao đem tới triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp vận tải chở dầu.

Khổng Hà (tổng hợp)

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文