BRICS và mục tiêu thay đổi trật tự thế giới từ đơn cực sang đa cực

09:20 30/07/2023

Được thành lập từ năm 2006, tới nay, sau chưa đầy một thập niên rưỡi, các quốc gia BRICS gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đã chứng minh được những bước phát triển đáng kể. Cụ thể, năm 2022, BRICS đã vượt qua Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và về sức mua tương đương (PPP) vào năm 2018.

Ngày càng có nhiều quốc gia muốn gia nhập

Kể từ khi thành lập, BRICS đã trở thành nhóm đại diện cho nguyện vọng của các quốc gia đang phát triển nhằm thách thức quyền bá chủ kinh tế của tập thể phương Tây. BRICS đã thiết lập các lộ trình và thể chế hợp tác để đảm bảo khả năng chịu áp lực của các thành viên khi bên thứ ba gây tổn hại cho nền kinh tế của họ. 7 năm nữa, đến năm 2030, các quốc gia BRICS dự kiến sẽ chiếm hơn 50% GDP của thế giới, giúp củng cố hơn nữa vị thế với tư cách là khối kinh tế mạnh nhất trên thế giới. Với vốn kinh tế và ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng, ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới muốn tham gia vào BRICS vì những mục đích khác nhau như về vấn đề tài chính, mở rộng ảnh hưởng và cả yếu tố liên quan đến Trung Quốc.

Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới muốn tham gia vào BRICS.

Nhiều quốc gia châu Phi, như Ai Cập, Ethiopia, Zimbabwe, Algeria, Nigeria, Sudan và Tunisia, đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập BRICS. Một số nền kinh tế ở Mỹ Latinh, Trung Đông và Đông Âu cũng đang mong muốn trở thành thành viên, chẳng hạn như: Saudi Arabia, Belarus, Iran, Mexico, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela. Năm ngoái, Argentina cũng cho biết, họ đã nhận được sự ủng hộ chính thức của Trung Quốc trong nỗ lực gia nhập BRICS. BRICS ngày càng trở nên hấp dẫn như một nền tảng mới cho ngoại giao và tài trợ phát triển. Theo các nhà quan sát, nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia ở châu Phi, coi đây là một tổ chức có thể thách thức cấu trúc quản trị toàn cầu do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chi phối.

Ông XN Iraki, Giáo sư kinh tế tại Đại học Nairobi, cho biết, nhiều quốc gia coi BRICS là cơ hội để thoát khỏi sự thống trị của phương Tây cả về kinh tế và chính trị. Theo ông, Trung Quốc và Ấn Độ là những cường quốc mới nổi và coi châu Phi là “sân chơi mới” của họ. “Họ có thể sẽ cạnh tranh với nhau để gây ấn tượng với châu Phi thông qua viện trợ, các khoản vay ưu đãi hoặc thương mại. Thành viên mới cũng sẽ là một vấn đề quan trọng”, ông nói. Trong khi đó, ông Cameron Hudson, cộng tác viên cao cấp tại chương trình châu Phi của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận định, BRICS đã mang đến cho các quốc gia châu Phi một con đường khả thi để tạo đòn bẩy và ảnh hưởng quốc tế. Theo vị chuyên gia này, rõ ràng các nước châu Phi quan tâm đến một thế giới đa cực hơn, mang lại cho họ cơ hội lớn hơn để định hình các vấn đề có ảnh hưởng đến họ, từ biến đổi khí hậu đến tài chính cho phát triển hay chính trị toàn cầu.

Vị chuyên gia lưu ý, nhiều người coi BRICS là một cách khác để giúp thúc đẩy những lợi ích đó, bên cạnh những nỗ lực cải cách các công cụ quyền lực toàn cầu hiện có tại Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Liên hợp quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Về phần mình, cựu quan chức Nhà Trắng Joe Sullivan cũng thừa nhận rằng, nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước ở châu Phi, từ lâu đã mong muốn có một tổ chức đa phương phản ánh lợi ích của “Nam bán cầu”. Ông nói: “Trong BRICS, họ nhìn thấy khả năng giấc mơ này trở thành hiện thực và họ háo hức trở thành một phần của khối”.

Thay đổi trật tự thế giới

Với việc các thành viên của khối có tổng GDP hơn 26.000 tỷ USD, chiếm 41% dân số và 26,7% diện tích đất của thế giới (39,7 triệu km2), đồng thời thành viên của BRICS cũng là những cường quốc kinh tế và công nghệ hàng đầu thế giới (Trung Quốc) và cường quốc quân sự (Nga), ngày càng xuất hiện nhiều nỗi thất vọng về sự thống trị của phương Tây đối với các hệ thống tài chính quốc tế. Điều này đã được nhấn mạnh trong cuộc trao đổi tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới, được tổ chức tại Paris (Pháp) vào tháng 6 vừa qua, nơi các nhà lãnh đạo từ “Nam bán cầu” bày tỏ mối quan ngại của họ. Phát biểu tại sự kiện, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva nói: “Một số người cảm thấy sợ hãi khi tôi nói rằng chúng ta cần tạo ra các loại tiền tệ mới cho thương mại... Vì vậy, đây là một cuộc thảo luận nằm trong chương trình nghị sự của tôi và có thể sẽ diễn ra tại cuộc họp BRICS... Chúng ta sẽ cần có thêm nhiều đối tác châu Phi tham gia”.

Trong khi đó, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nêu rõ: “Khi chúng ta dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS vào tháng 8 tới, vấn đề tiền tệ sẽ nằm trong chương trình nghị sự hàng đầu. Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về điều đó”, đồng thời nhấn mạnh rằng, cần một sự đồng thuận mạnh mẽ về cải cách cấu trúc tài chính toàn cầu.

Về phần mình, ông Anil Sooklal, Đại sứ lưu động của Nam Phi về châu Á và BRICS, thừa nhận: “BRICS đã trải qua một quá trình được thúc đẩy do xung đột, các biện pháp trừng phạt đơn phương. Thời của một thế giới lấy đồng USD làm trung tâm đã qua, đó là một thực tế. Ngày nay chúng ta có một hệ thống thương mại toàn cầu đa cực”. Theo ông, quá trình giới thiệu một loại tiền tệ chung sẽ đòi hỏi sự đầu tư và thương mại lẫn nhau mạnh mẽ hơn trong BRICS. Do đó, Đại sứ Anil Sooklal nêu rõ, các cuộc thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh vào tháng 8 tới sẽ thảo luận về việc tăng cường tương tác trong giao dịch bằng đồng nội tệ vì “các quốc gia muốn có sự linh hoạt cao hơn và ít phụ thuộc hơn vào đồng USD”.

Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nằm trong số các nhà lãnh đạo BRICS đã đưa ra ý tưởng về một đồng tiền chung cho khối này nhằm thách thức sự thống trị của phương Tây đối với tài chính toàn cầu trong bối cảnh Moscow bị áp đặt lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine vào năm ngoái. Giới chuyên gia cho rằng, các đối thủ lớn về kinh tế của BRICS là Trung Quốc và Ấn Độ chắc chắn sẽ tìm ra những ưu điểm của đồng tiền BRICS trước khi có thể đạt thỏa thuận phù hợp với lợi ích của tất cả các bên. Các cuộc thảo luận này chắc chắn đang được tiến hành. Họ dự đoán, loại tiền này có thể được giao dịch cho nhiều loại hàng hóa và hoạt động như một loại tiền kỹ thuật số cho thương mại giữa các quốc gia. Động thái tạo ra đồng tiền BRICS hứa hẹn củng cố đáng kể vị thế của khối trong các vấn đề toàn cầu.

Sự hội nhập không ngừng của BRICS, đặc biệt là khả năng tạo ra giải pháp thay thế đồng USD, có nguy cơ “hạ gục” Washington về sức mạnh kinh tế toàn cầu. Giới chuyên gia nhận định nếu các thành viên BRICS có thể gạt bỏ những bất đồng sang một bên và hợp tác vì lợi ích của tất cả các thành viên, thì trật tự thế giới công bằng và toàn diện hơn có thể trở thành hiện thực. Điều đó thể hiện rằng, mục tiêu của BRICS không phải là gây thiệt hại hoặc hủy hoại Mỹ và các nước phương Tây khác về kinh tế hoặc chính trị. Thay vào đó, mục tiêu của BRICS chính là thay đổi trật tự thế giới từ đơn cực sang đa cực.

Khổng Hà (tổng hợp)

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文