Châu Âu đối diện lạm phát và giá lương thực cao chưa từng có

08:07 15/04/2022

Những bất ổn chính trị, đặc biệt là trong vấn đề Nga-Ukraine, đang khiến nền kinh tế châu Ấu lo ngại về tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục. Ngày 14/4, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tiến hành cuộc họp chính sách khẩn cấp nhằm đưa ra một lộ trình rõ ràng hơn để rút lại các gói kích thích quy mô lớn bất thường, tìm ra lời giải cho bài toán kinh tế của lục địa già.

Tờ Deutsche Welle trích lời của ông Time Wolmershauser, người đứng đầu bộ phận dự báo thị trường của Viện Nghiên cứu Kinh tế Munich IFO, cho biết: “Xung đột Nga-Ukraine đã khiến giá cả của không chỉ các mặt hàng năng lượng mà còn nhiều loại nguyên liệu nông nghiệp tăng mạnh. Do đó, lạm phát ở Đức năm nay sẽ vượt ngưỡng 5% một cách đáng kể”. Cuối tháng 3/2022, trang web của Cơ quan Thống kê Liên bang của Đức (Destatis) đã báo cáo tỷ lệ lạm phát ở mức 7.3% so với tháng 3/2021. Tại Pháp, lạm phát hàng năm trong tháng 3 lên tới 5,1%,. Chỉ trong hai tháng gần đây, mức sống nói chung đã tăng giá 2,6%. Ở Anh, trong giai đoạn từ tháng 2/2021 đến tháng 2/2022, tỷ lệ lạm phát là 6,2%. Hãng tin BBC lưu ý: “Mức sống ở Anh đang tăng giá với tốc độ nhanh nhất trong 30 năm. Đến cuối năm nay, mức tăng giá sinh hoạt có thể được tính bằng hai con số”.

Chiến sự tại Ukraine và các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đã khiến nền kinh tế và thị trường của châu Âu dịch chuyển với quy mô lớn hơn nhiều so với các cuộc khủng hoảng trước đó. Ảnh: Getty.

Có thể nói, cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đã khiến nền kinh tế và thị trường của châu Âu dịch chuyển với quy mô lớn hơn nhiều so với các cuộc khủng hoảng trước đó như đại dịch COVID-19, CNBC dẫn lời các nhà kinh tế học cho hay. Vì chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, các nhà lãnh đạo châu Âu đã buộc phải nhanh chóng thúc đẩy kế hoạch giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga. Nghị viện châu Âu ngày 7/4 đã kêu gọi cấm vận toàn bộ và ngay lập tức dầu mỏ, than đá, năng lượng hạt nhân và khí đốt Nga. Tuy nhiên, những động thái này cũng đang khiến nền kinh tế châu Âu phải trả giá, đẩy lạm phát lên mức cao kỷ lục và đe dọa làm suy yếu quá trình khôi phục sản xuất bắt đầu vào năm ngoái khi các nền kinh tế nỗ lực vực dậy sau đại dịch COVID-19.

Thời gian qua, các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa thể nhất trí về lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt Nga. Trong khi EU nhất trí về nhiều biện pháp trừng phạt Moscow thì các quốc gia thành viên vẫn bất đồng về lệnh cấm nhập khẩu năng lượng Nga. Điều đó là bởi nhiều nước EU vẫn phụ thuộc lớn vào năng lượng Nga. Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu vĩ mô toàn cầu ING Carsten Brzeski bày tỏ lo ngại, châu Âu đang đứng trước nguy cơ mất đi khả năng cạnh tranh trên thế giới do tác động từ các lệnh trừng phạt Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

"Đối với châu Âu, cuộc chiến này đang làm thay đổi cuộc chơi thậm chí còn mạnh mẽ hơn cả đại dịch COVID-19. Tôi không chỉ nói về các chính sách quốc phòng và an ninh mà còn là toàn bộ nền kinh tế", ông Brzeski cho hay. “Giá lương thực ở châu Âu sẽ tăng lên mức chưa từng có. Lạm phát cao ở các nền kinh tế phát triển cũng có thể là vấn đề sống còn với những nền kinh tế đang phát triển", Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu vĩ mô toàn cầu nhận định.

Ngày 14/4, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiến hành cuộc họp chính sách. Trên thực tế, ECB đã giảm quy mô của các gói kích thích kinh tế trong nhiều tháng qua, nhưng cho đến nay họ vẫn tránh đưa ra cam kết về thời điểm chấm dứt hoàn toàn chương trình này, do lo ngại rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine và giá năng lượng cao ngất ngưởng có thể đột ngột khiến triển vọng kinh tế khu vực “đảo chiều”. Lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hiện đang ở mức cao kỷ lục 7,5% và nhiều khả năng sẽ còn tăng hơn nữa. Mặt khác, nền kinh tế của khối hiện đang đình trệ, với tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine, gây tổn thương cho cả các hộ gia đình và doanh nghiệp.

“Với mức độ bất ổn tăng cao, ECB có thể sẽ muốn duy trì tính tùy chọn và linh hoạt trong chính sách của mình. Tuy nhiên, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ có thể sẽ gia tăng, với động tái dễ xảy ra nhất trong những tháng tới là chấm dứt hoạt động mua tài sản ròng và sau đó là tăng lãi suất chủ chốt”.

Nhà kinh tế Nick Kounis của ABN Amro cho biết. Sự thận trọng của các nhà hoạch định chính sách của ECB báo hiệu triển vọng kinh tế đang xấu đi nhanh chóng. Giá năng lượng cao đang làm cạn kiệt nguồn tiết kiệm của các hộ gia đình và sự không chắc chắn gây ra bởi khủng hoảng Ukraine đang ngăn cản nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp. Các ngân hàng cũng đang thắt chặt khả năng tiếp cận tín dụng, động thái thường thấy trong như thường lệ trong thời kỳ bất ổn địa chính trị, có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái.

Trong khi đó, những người ủng hộ chính sách hiện tại lại cho rằng phần lớn lạm phát của Eurozone là kết quả của những cú sốc về nguồn cung bên ngoài, do đó lạm phát sẽ tự nhiên giảm theo thời gian. Cuộc họp của ECB trong 24 giờ tới được kỳ vọng sẽ cứu vãn kinh tế châu Âu, mở ra những triển vọng mới cho nền kinh tế vẫn đang phục hồi hậu COVID-19.

An Nhiên

Để theo kịp tốc độ tăng trưởng nhanh của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, trong những năm qua, Chính phủ đang dần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, hạn chế gian lận thương mại; tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp và người dân ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả, bền vững.

Để chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT đã ký với Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh về Dự án xây dựng tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, ngày 23/4/2023, ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề nghị hướng dẫn thực hiện.

Trong ngày 11-12/5, UBND phường Mũi Né, TP Phan Thiết (Bình Thuận) cùng các lực lượng chức năng, người dân tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý dầu vón cục và rác thải trôi dạt vào bờ tại khu vực biển phường Mũi Né.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bắt đầu cải tổ nội các, đề xuất thay thế Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và tái bổ nhiệm ông làm Thư ký Hội đồng An ninh.

Điều dưỡng là những người trực tiếp theo dõi sức khoẻ người bệnh, nắm bắt sớm nhất những thay đổi, diễn biến trên người bệnh. Hoạt động chuyên môn của điều dưỡng viên giữ vai trò quan trọng trong chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện và có ảnh hưởng lớn đến người bệnh cũng như hình ảnh bệnh viện.

Ngoại trưởng Antony Blinken ngày 12/5 đã đưa ra những lời chỉ trích công khai mạnh mẽ nhất đối với việc Israel tiến hành cuộc chiến ở Gaza, nhấn mạnh rằng, các chiến thuật của Israel mang đến “sự mất mát khủng khiếp về sinh mạng của thường dân vô tội” nhưng không thể vô hiệu hóa các thủ lĩnh, chiến binh Hamas.

Sau khi được Chính phủ chấp thuận chủ trương xã hội hóa đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa - thương mại - dịch vụ trong Khu đô thị Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP Hồ Chí Minh, nhà trường đã tổ chức mời gọi, lựa chọn nhà đầu tư. Năm 2014, Công ty TNHH Đầu tư Thành Đạt (Công ty Thành Đạt) được nhà trường chấp thuận cho đầu tư vào 2 dự án xã hội hóa tại đây.

Sáng sớm đến trưa hôm nay, khu vực Bắc Bộ được dự báo mưa dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-20mm, có nơi trên 40mm. Thủ đô Hà Nội nền nhiệt từ 24-31 độ C.

Hoà cùng không khí cả nước phấn khởi, tự hào kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trong hai ngày 11 và 12/5, Đoàn công tác của Báo CAND do Thiếu tướng, nhà văn Phạm Khải, Tổng Biên tập Báo CAND dẫn đầu đã về tỉnh Quảng Bình tổ chức chương trình sinh hoạt chính trị, dâng hương, viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trao kinh phí 140 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa tặng 2 CBCS Công an tỉnh Quảng Bình có hoàn cảnh khó khăn.

Tối 12/5, Công an huyện Tiên Phước (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước vừa xảy ra vụ nổ khí gas trong lúc hàn khiến 2 người thương vong.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文