Châu Âu sắp tung gói trừng phạt tiếp theo nhằm vào Nga

08:45 17/07/2022

Vòng trừng phạt mới nhất của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sẽ nhằm vào hoạt động xuất khẩu vàng của Moscow và thắt chặt các lỗ hổng hiện có của các lệnh trừng phạt. Dự kiến, gói trừng phạt thứ 7 này sẽ được công bố trong tuần tới.

Trên thực tế, nhập khẩu vàng của Nga đã bị Mỹ, Anh, Nhật Bản và Canada cấm. Quyết định này được đưa ra trong Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) tại Đức vào cuối tháng 6 vừa qua.

Việc Nga cắt nguồn cung khí đốt có thể gây ra cú sốc to lớn cho các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt.

Trong khi xuất khẩu vàng của Nga ước tính trị giá khoảng 15 tỷ USD vào năm 2021, lệnh cấm được các nhà phân tích cho là chủ yếu mang tính biểu tượng, vì các biện pháp trừng phạt của phương Tây vốn đã đóng cửa các thị trường châu Âu và Mỹ đối với vàng Nga. Các nhà ngoại giao EU cho biết gói trừng phạt thứ 7 cũng sẽ nhằm vào nhiều thực thể và cá nhân Nga được cho là có liên hệ với Điện Kremlin, đồng thời sẽ bổ sung một số hàng hóa vào danh sách hiện có nhằm ngăn chặn hành vi né tránh lệnh trừng phạt. Ủy ban châu Âu sẽ ban hành tài liệu hướng dẫn về những hàng hóa nào có thể và không thể vận chuyển từ Nga đến khu vực Kaliningrad qua lãnh thổ Litva. Đáng chú ý, các biện pháp trừng phạt tiếp theo của EU sẽ không nhằm vào năng lượng Nga.

Gói trừng phạt thứ 6 bao gồm các lệnh cấm nhập khẩu than và dầu của Nga, nhưng ngoại trừ Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech, những nước nhận dầu từ Nga qua đường ống. Ukraine và các đồng minh thân cận ở Đông Âu đã yêu cầu EU ngừng nhận khí đốt của Nga. Tuy nhiên, nhiều quốc gia EU phụ thuộc nhiều vào khí đốt Nga như Đức và Hungary đang phải đối mặt với những tổn thất kinh tế nghiêm trọng.

Liên quan tới vấn đề này, giới chuyên gia thậm chí đánh giá rằng, nếu Nga mạnh tay cắt vĩnh viễn nguồn cung khí đốt, đó sẽ là cơn ác mộng khủng khiếp của châu Âu với những hệ quả nghiêm trọng không chỉ về kinh tế mà còn cả chính trị, xã hội. Hãng tài chính JP Morgan của Mỹ mới đây đưa ra cảnh báo rằng, nếu Nga hoàn toàn dừng xuất khẩu dầu mỏ, nền kinh tế thế giới sẽ trải qua cú sốc lớn tới nỗi giá dầu tăng gấp tư, lên gần 400 USD/thùng. Mức giá hiện nay là khoảng 100 USD/thùng. Do thế giới vẫn phụ thuộc lớn vào dầu mỏ nên cú sốc này với nền kinh tế toàn cầu thậm chí sẽ tồi tệ hơn nhiều so với những gì diễn ra vào những năm 1970, và có nguy cơ đẩy nhiều quốc gia rơi vào một cuộc suy thoái sâu. Ngoài ra, Nga đã dừng cung cấp hầu hết khí tự nhiên tới châu Âu qua đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) như một phần trong kế hoạch bảo trì thường xuyên. Moscow cũng cắt giảm vận chuyển khí đốt tới một số nước châu Âu vào những tháng qua, động thái được cho là khiến giá năng lượng tăng cao liên tục. Không khó để thấy điều gì sẽ diễn ra tiếp theo và vì sao tác động của việc này lại mạnh mẽ như vậy.

Nga đã kiếm được hàng tỷ USD từ dầu mỏ và khí đốt nhờ giá năng lượng tăng cao kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, bất chấp các lệnh trừng phạt cứng rắn của phương Tây. Giá dầu mỏ và khí đốt được quy định theo quốc tế nhưng trong thị trường này, Nga đóng vai trò chi phối. Giữa bối cảnh nguồn cung thế giới bị kéo căng đến cực hạn, nếu có thêm một lệnh cấm xuất khẩu từ Nga, điều này sẽ đẩy giá năng lượng lên mức mà JP Morgan gọi là “cao khủng khiếp”. Trong khi bản thân Mỹ có nhiều nguồn cung để tự đáp ứng nhu cầu của chính mình thì châu Âu phụ thuộc lớn vào Nga. Ngành công nghiệp Đức và Italy sẽ bị tê liệt do giá năng lượng tăng cao và hàng nghìn công ty sẽ phá sản. Sau đó hàng triệu người sẽ thất nghiệp và hóa đơn năng lượng sẽ tăng chóng mặt một cách không ổn định. Hàng triệu người thậm chí không thể nấu ăn hay sử dụng ôtô.

Phương Tây cáo buộc Nga đang sử dụng nhiên liệu hóa thạch làm vũ khí. Gần đây, Nga đã cắt nguồn cung khí đốt tới một số quốc gia châu Âu nếu họ không thanh toán bằng đồng ruble. Cuộc chiến ở Ukraine cũng hạn chế việc xuất khẩu lương thực và đẩy giá lương thực trên thế giới tăng cao. Một số quan điểm cho rằng việc Nga cắt nguồn cung sang châu Âu chẳng khác gì cắt đi nguồn thu nhập của chính mình nhưng Điện Kremlin hiện có đủ khả năng tài chính để đối phó với việc này. Thay vào đó, việc Nga cắt nguồn cung khí đốt có thể gây ra cú sốc to lớn cho các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt. Các thị trường chứng khoán có thể lao dốc và hàng nghìn công ty phá sản trong khi cung không thể đáp ứng cầu về năng lượng. Hàng triệu người sẽ thất nghiệp và phương Tây ngay lập tức mất đi ý chí chính trị để tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Ukraine.

Khi cuộc chiến ở Ukraine kéo dài, hoặc thậm chí leo thang, các chuyên gia dự báo, các chính phủ châu Âu sẽ đứng trước sức ép từ những cử tri nghèo hơn, đói hơn và lạnh hơn. Thêm vào đó, sức ép từ dòng người nhập cư do cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, những đợt nắng nóng hoành hành ở các nông trại, làn sóng COVID-19 mới và sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong mùa đông này khiến người ta đặt câu hỏi, các chính phủ phương Tây có thể duy trì sự đoàn kết trong bao lâu. Một cuộc thăm dò dư luận ở 10 quốc gia do Hội đồng Đối ngoại châu Âu tiến hành vào đầu tháng này cho thấy EU đang chia rẽ về phản ứng với cuộc chiến ở Ukraine. 35% những người được hỏi muốn hòa bình đạt được sớm nhất có thể, thậm chí cả khi cái giá phải trả là Ukraine nhượng bộ Nga, trong khi 22% những người tham gia khảo sát tin rằng việc đánh bại Nga là con đường duy nhất để đạt được hòa bình.

“Châu Âu sẽ đối mặt với ngày càng nhiều sức ép để kêu gọi “chấm dứt cuộc chiến hiện nay”, nhà khoa học chính trị Ivan Krastev, Chủ tịch Trung tâm Chiến lược Tự do nhận định. Trong khi đó, chuyên gia Tim Benton thuộc Chatham House dự đoán, cuộc khủng hoảng ở châu Âu sẽ kéo dài “một vài năm”. Các nhà quan sát phương Tây đánh giá, chừng nào cuộc chiến ở Ukraine còn tiếp diễn thì chừng đó châu Âu có thể phải đi lại ít hơn, ăn đạm bạc hơn và mặc nhiều áo hơn thay vì chỉ cần vặn công tắc máy sưởi.

Rõ ràng, thời gian của châu Âu đang cạn dần khi châu lục này phải thừa nhận và chuẩn bị đối phó với công cụ quyền lực nhất của Nga: Đó là dầu mỏ và khí đốt.     

Khổng Hà (tổng hợp)

Dự án Luật Dữ liệu là một trong những dự án luật do Bộ Công an chủ trì xây dựng, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 và thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Việc xây dựng dự án Luật Dữ liệu sẽ tạo sự thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ phát triển Chính phủ số và cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.

Các ngành cũng phải khẩn trương rà soát, thống kê các thiệt hại để đề xuất khắc phục kịp thời; nỗ lực kết nối lại thông tin liên lạc, quyết tâm cấp điện lại cho các trung tâm xã trong ngày 16/9, đến ngày 30/9 cấp điện trở lại tại tất cả các thôn ở Lào Cai.

Nắng nóng được dự báo diễn ra ở nhiều tỉnh thành tại miền Bắc trong ngày hôm nay, Thủ đô Hà Nội nền nhiệt cao nhất ở mức 35 độ C. Nam Bộ mưa to đến rất to vào chiều tối và đêm.

Mặc dù 17 hộ dân với 115 nhân khẩu thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai hiện đã được tiếp tế lương thực thực phẩm đảm bảo sinh hoạt nơi tạm lánh trên núi nhưng nguy cơ xảy ra sạt lở sau mưa bão vẫn luôn tiềm ẩn. Chính vì vậy, Công an tỉnh Lào Cai tiếp tục phối hợp với UBND huyện Bắc Hà triển khai phương án di dời 115 xuống núi tới nơi tạm lánh an toàn hơn.

Sáng nay (14/9), 2 đoàn Công tác do Đại tá Nguyễn Thanh Tuân; Thượng tá Lê Hồng Giang, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn làm trưởng đoàn đã đến kiểm ta công tác khắc phục hậu quả thiên tai, trao quà, hỗ trợ nhân dân tại huyện Chợ Mới và xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn một xã bị ngập sâu và dài ngày trong nước.

Ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ, đặc biệt là trẻ em, NSND Tự Long, NSND Xuân Bắc và nhiều nghệ sĩ khác sẽ chung tay tổ chức chương trình “Trung thu không xa cách” vào ngày 17/9 tại Nhà hát Hồ Gươm. Các nghệ sĩ biểu diễn không thù lao, tiền bán vé, tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm… sẽ được dành tặng người dân thông qua các tổ chức uy tín.

Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP Đà Nẵng cho biết, tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kéo dài tại các đơn vị Doanh nghiệp sử dụng lao động đang diễn biến nghiêm trọng. Trong số 334 đơn vị doanh nghiệp chậm, nợ trên địa bàn, có đến hàng chục “ông lớn” nợ đóng BHXH lên nhiều tỷ đồng.

Mặc dù biết mẹ già tuổi cao cần chỗ nương tựa, nhưng ông con trai vẫn lợi dụng mẹ không biết đọc, biết viết để lừa đưa đến phòng công chứng làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nhằm chiếm đoạt chỗ ở của mẹ. Hành vi bất hiếu này đã được Cơ quan Công an điều tra làm rõ và ngăn chặn. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文