Chuyến công du châu Phi nhạy bén của Ngoại trưởng Nga

08:39 26/07/2022

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đang có chuyến công du kéo dài 5 ngày tới các nước châu Phi. Chuyến thăm diễn ra sau khi một thỏa thuận về giải phóng ngũ cốc Ukraine vừa được các bên liên quan ký kết, giúp ngăn chặn nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Giới chuyên gia nhận định, ông Lavrov đang thực hiện sứ mệnh “trấn an” các đối tác châu Phi, đồng thời tái khẳng định quyết tâm của Nga về việc làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ với “lục địa đen” trong bối cảnh Liên minh châu Phi hồi năm ngoái đã thông qua quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do.

Ngoại trưởng Nga Lavrov trong cuộc gặp với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi tại Cairo. Nguồn: DPA.

Từ ngày 24-28/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov có chuyến công du bốn nước châu Phi gồm Ai Cập, Ethiopia, Uganda và Cộng hòa Congo. Theo thông báo chung của Bộ Ngoại giao nước này, nội dung thảo luận tại mỗi nước sẽ bao gồm các vấn đề nghị sự quốc tế, khu vực và hợp tác song phương. Chuyến công du của ông Lavrov tới “lục địa đen” diễn ra trong bối cảnh Nga, Thổ Nhĩ kỳ, Ukraine và Liên hợp quốc vừa đạt được thỏa thuận quan trọng về tạo thuận lợi cho việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới, cũng như tạo điều kiện xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.

RiaNovosti dẫn lời Ngoại trưởng Lavrov khẳng định: “Nga nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cung cấp các sản phẩm có ý nghĩa xã hội, bao gồm cả thực phẩm, cho nhiều quốc gia trên thế giới. Nga có mối quan hệ tốt đẹp lâu đời với châu Phi kể từ thời Liên Xô. Và trong chuyến công du này, điều quan trọng là tất cả các bạn bè châu Phi sẽ hiểu rằng Nga vẫn tiếp tục thực hiện một cách thiện chí nghĩa vụ của mình theo các hợp đồng quốc tế về xuất khẩu thực phẩm, phân bón, vận chuyển năng lượng và các hàng hóa khác quan trọng tới châu Phi”.

Theo lịch trình, ông Lavov chọn Ai Cập là điểm dừng chân đầu tiên. Được biết, Ai Cập là đối tác kinh tế và thương mại lớn nhất của Nga ở châu Phi, chiếm hơn 30% và được coi là “cửa ngõ vào châu Phi” của Moscow. Một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu châu Phi (HSE) và Trung tâm Hội nhập và Thương mại quốc tế chỉ rõ, tính đến năm 2022, có 470 doanh nghiệp Nga hoạt động tại thị trường Ai Cập, với khoản đầu tư lên tới 8 tỷ USD. Vào cuối năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều tăng 4% và lên tới 4,8 tỷ USD. Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga Rosatom đã ký một hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở El Dabaa, miền Bắc Ai Cập. Khu công nghiệp của Nga trên bờ kênh đào Suez cũng đang từng bước hoàn thành và ngày càng trở nên hứa hẹn hơn trong bối cảnh Liên minh châu Phi hồi năm ngoái đã thông qua việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do lục địa.

Sputnik trích phát biểu của ông Lavrov nêu rõ: “Mối quan hệ của chúng tôi thậm chí ngày càng triển vọng hơn khi Liên minh châu Phi quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do lục địa. Các tiêu chí về thuế quan hiện đang được thống nhất. Bước đi này không chỉ mang lại lợi ích cho Ai Cập, các đối tác châu Phi mà Nga cũng sẽ đạt được sự phát triển vượt bậc so với hiện tại. Rõ ràng, tình hình địa chính trị hiện nay đòi hỏi Nga phải có sự điều chỉnh nhất định trong các cơ chế tương tác với châu Phi”.

Ngoài Ai Cập, Uganda cũng là một trong những đối tác châu Phi có quan hệ chặt chẽ với Nga, đặc biệt là lĩnh vực quân sự. Uganda chiếm vị trí chiến lược ở Đông Phi. Theo nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Nghiên cứu châu Phi thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Yevgeny Korendyasov, Uganda hiện có tốc độ phát triển nhanh nhất châu Phi và chuyến đi “thức thời” của Ngoại trưởng Lavrov tới các nước này chứng tỏ rằng vector châu Phi trong chính sách đối ngoại của Nga đang trở thành ưu tiên. Rõ ràng, mục đích của chuyến đi là tái khẳng định quyết tâm của Nga trong việc tiếp tục tăng cường quan hệ với châu lục này.

Cũng nhận định về chuyến công du của ông Lavrov, Giám đốc Điều hành của Tổ chức Giám sát Quốc tế CIS-EMO, Phó Tiến sĩ Khoa học Chính trị Stanislav Byshok cho rằng, Ngoại trưởng Lavrov sẽ trấn an đại diện các nước châu Phi về việc giải quyết vấn đề thiếu hụt lương thực. Không những vậy, vấn đề khai thác và xử lý các nguồn dự trữ của châu Phi cũng không nằm ngoài chương trình nghị sự. Được biết, các nước châu Phi được coi là nhà cung cấp tài nguyên, nhưng tài nguyên của họ cần được khai thác và xử lý. Một vấn đề quan trọng không kém đối với các nước châu Phi là đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Chuyên gia này tin rằng, bất chấp thực tế là Nga đang khó khăn về kinh tế bởi các lệnh trừng phạt, các nước châu Phi đang chờ đợi nguồn đầu tư hay các dự án chung từ phía Nga.

Trong một diễn biến khác, tại cuộc họp báo ở Cairo với người đồng cấp Ai Cập Sameh Shukri, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Moscow sẵn sàng nối lại đàm phán với Ukraine về một loạt các vấn đề. Tuy nhiên, việc nối lại tiến trình đàm phán không phụ thuộc vào phía Nga, mà phụ thuộc vào phía Ukraine.

Ngoại trưởng Lavrov lưu ý rằng, “các nhà chức trách Ukraine, từ Tổng thống cho đến các quan chức cấp cao liên tục nói rằng, sẽ không có cuộc đàm phán nào cho đến khi Ukraine đánh bại Nga trên chiến trường”. Giới phân tích cho rằng, việc sớm nối lại đàm phán hoà bình giữa Nga và Ukraine còn gặp nhiều khó khăn, do hai bên còn nhiều vấn đề bất đồng và chưa chịu nhượng bộ nhau. Trong khi đó, dư luận mong muốn và ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy các bên liên quan nhanh chóng nối lại đàm phán, để giải quyết hoà bình cuộc xung đột bằng biện pháp ngoại giao, vì cuộc xung đột đã và đang tác động tiêu cực đến đại bộ phận người dân trên thế giới.

Linh Đan

Mỗi một vụ hỏa hoạn xảy ra, không chỉ là hồi chuông cảnh báo về công tác phòng cháy, mà qua đó cho thấy, sự cần thiết trong việc trang bị các kiến thức, kỹ năng thoát nạn tự cứu mình. Những người sống sót trong các vụ hỏa hoạn đã chia sẻ những kinh nghiệm để thoát khỏi “biển lửa”. Đây chính là kiến thức “bỏ túi” quan trọng, cẩm nang “Cháy - kỹ năng phòng và thoát nạn”.

Lực lượng Công an, Cảnh sát PCCC và CNCH Công an TP Hà Nội cùng các đơn vị chức năng và người dân đã tập trung cứu được 7 người trong đám cháy nhà trọ, nhà dân ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội, xảy ra vào rạng sáng 24/5. Hiện, lực lượng chức năng đang tập trung khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy kinh hoàng khiến 14 người khác tử vong.

Hơn 38,4 tỷ đồng là con số thiệt hại sau sự cố 129 tấn tôm hùm, cá biển thả nuôi trong lồng bè tại "thủ phủ tôm hùm" ở Phú Yên bị chết hàng loạt. Đó là con số thống kê mới nhất của UBND thị xã Sông Cầu đang được người nuôi tôm, cá ở địa bàn này lưu tâm, triển khai các biện pháp cấp thiết theo khuyến cáo của cơ quan chức năng.

Theo thông tin từ Bệnh viện Giao thông Vận tải, bệnh viện đang cấp cứu cho 3 nạn nhân vụ cháy nhà 5 tầng ở Trung Kính (phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội) xảy ra vào rạng sáng nay 24/5. Hiện có 1 cụ bà trong tình trạng rất nặng đang được điều trị hồi sức tích cực.

Thống kê ban đầu có 14 người tử vong trong vụ cháy xảy ra rạng sáng 24/5, tại ngôi nhà ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cho tới thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng vẫn đang tập trung công tác cứu hộ, cứu nạn và điều tra nguyên nhân vụ cháy.

Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, người sử dụng ma túy chủ yếu là thanh thiếu niên, có độ tuổi từ 18-35 chiếm đến 60%. Những trường hợp này đa số thích cách sống đua đòi, thể hiện “đẳng cấp” nhưng nhận thức mơ hồ về ma túy.

Ngôi nhà 5 tầng ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều nạn nhân được lực lượng chức năng đưa ra ngoài bằng cáng... Theo thống kê ban đầu, có 14 người thiệt mạng, 3 người bị thương trong vụ cháy. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文