Cơ hội và thách thức

06:30 03/09/2023

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đã đồng ý mở rộng với việc mời thêm 6 nước là Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) trở thành thành viên của nhóm. Điều này được đánh giá là có thể giúp Nga tăng cường khả năng tiếp cận với một số đối tác chiến lược, nhưng cũng có một số khó khăn nhất định. Bên cạnh đó, quyết định của BRICS còn phản ánh ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và có thể thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ hơn về chính sách kinh tế. Tuy nhiên, động thái này cũng có thể khiến khối này gặp phải những rủi ro và xung đột mới.

Tạo thêm một lớp địa chính trị

Lời mời gia nhập BRICS có thể được coi là sự mở rộng các sáng kiến gần đây do Trung Quốc dẫn đầu liên quan đến các quốc gia vùng Vịnh. Sáng kiến này bao gồm nỗ lực mở rộng về phía Tây của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) - khối an ninh do Trung Quốc và Nga thành lập năm 2001, bao gồm cả Iran, cũng như thỏa thuận hòa bình do Bắc Kinh làm trung gian giữa Riyadh và Tehran hồi tháng 3. Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ việc BRICS mở rộng, ít nhất là trên mặt trận ngoại giao. Điều này mang lại sự tin cậy cho những tuyên bố của Bắc Kinh về việc xây dựng một trật tự thế giới thay thế.

rtsmukbs.jpg -0
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2023.

Việc các nước Trung Đông và châu Phi gia nhập BRICS sẽ tạo “thêm một lớp địa chính trị” vào cách tiếp cận của Bắc Kinh, vì các khu vực này là thành phần cốt lõi của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. 6 thành viên BRICS mới, cũng như những thành viên khác từ Nam Bán Cầu, quan tâm đến việc gia nhập BRICS bởi đây sẽ là một phần trong chiến lược bảo vệ lợi ích của các quốc gia.

Các quốc gia này không muốn chấm dứt quan hệ với phương Tây, nhưng mong muốn có “thêm lựa chọn mới” thông qua các sáng kiến do Bắc Kinh hoặc Moscow dẫn đầu. Bên cạnh đó, việc mở rộng BRICS cũng thể hiện ý định của Trung Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, đặc biệt là giữa các quốc gia đang phát triển. Có thể thấy, các tổ chức do Mỹ dẫn đầu - từ NATO đến QUAD và AUKUS - có bản chất “địa chính trị” hơn. Trong khi các sáng kiến của Trung Quốc - như BRI, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và BRICS tập trung nhiều hơn vào kinh tế.

Khi BRICS kết nạp thêm thành viên mới, khối này sẽ có các nhà sản xuất dầu lớn. Điều này sẽ giúp các thành viên trong khối tăng cường hợp tác và phối hợp các chính sách về năng lượng. Theo các nhà phân tích, việc kết nạp các quốc gia giàu dầu mỏ phù hợp với kế hoạch tạo ra đồng tiền chung và giảm sự phụ thuộc vào đồng USD của BRICS.

Đồng thời, các quốc gia Ethiopia và Argentina có thể được hưởng lợi từ khuôn khổ tài chính của khối - bao gồm quỹ ổn định thanh khoản và được tiếp cận với hạn mức tín dụng cho các dự án phát triển. Dù mở rộng BRICS đồng nghĩa với việc các nước phải tham vấn rộng rãi hơn về nhiều vấn đề khác nhau, nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ có động lực lớn hơn để hỗ trợ một chương trình nghị sự chung. BRICS cũng giống như các sáng kiến đa phương khác, chủ yếu nhằm tập hợp các nhà lãnh đạo chính trị để tham vấn nhưng không có khả năng theo dõi các chính sách cụ thể.

Ngoài ra, việc kết nạp thành viên mới của BRICS cũng có thể gây khó khăn lớn hơn cho khối trong việc đạt được thỏa thuận chung về các vấn đề an ninh và kinh tế. “Tư duy đa liên kết” phổ biến ở các nước Trung Đông “có tác dụng ở mức độ hời hợt” về mặt thế trận ngoại giao, và sẽ phức tạp hơn khi bắt đầu thảo luận về các vấn đề an ninh quan trọng như cạnh tranh Mỹ - Trung hay xung đột ở Ukraine.

Bên cạnh đó, vẫn có những trở ngại giữa 5 thành viên BRICS hiện tại, chẳng hạn mối quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc với Ấn Độ. Do đó, việc mở rộng khối có thể gây ra những động lực xung đột. Chưa hết, việc kết nạp cả Iran và Saudi Arabia - hai quốc gia chỉ mới khôi phục quan hệ ngoại giao trong năm nay - cũng có thể tạo ra rủi ro cho BRICS. Các chuyên gia lưu ý rằng, bất chấp thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian giữa hai đối thủ trong khu vực, vẫn chưa có tiến bộ đáng kể nào trong việc giải quyết cuộc chiến ở Yemen và chương trình hạt nhân của Iran vẫn tiến triển đều đặn.

Nhiều cơ hội mới cho hợp tác song phương

BRICS được coi là rất quan trọng đối với Nga như một khuôn khổ quan trọng cho tầm nhìn của nước này về một thế giới đa cực. Tất cả 6 quốc gia mới được mời làm thành viên của khối đều có thể được coi là đối tác chiến lược của Moscow. Hầu hết các nước này đều có chung quan điểm về đa cực, coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một sự kiện mang tính chuyển đổi trong nền chính trị thế giới. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Nga nhìn chung không thiên về chủ nghĩa đa phương. Moscow có xu hướng ưu tiên các cam kết song phương nơi họ có thể tận dụng lợi thế của riêng mình.

Theo nghĩa này, Nga chủ yếu coi BRICS là một cách để tăng cường khả năng tiếp cận các đối tác chiến lược. Do đó, việc mở rộng khối có thể mang lại những cơ hội mới cho hợp tác song phương. Những lợi ích mà các thành viên mới có thể mang lại cho Nga rất đa dạng. Iran đã có mối quan hệ chặt chẽ với Nga. UAE cung cấp một môi trường nơi được cho là giúp Nga lách các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine. Ai Cập là đối tác của Nga trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác về năng lượng hạt nhân, nhập khẩu ngũ cốc của Moscow và là một điểm đến du lịch nổi tiếng. Ethiopia đi đầu trong các nỗ lực ngoại giao châu Phi của Nga.

Trong khi đó, mối quan hệ với Argentina và Saudi Arabia của Nga dường như phức tạp hơn. Argentina đang chuẩn bị có sự thay đổi chính phủ, nơi một ứng cử viên cực hữu mới, thân Mỹ có nhiều khả năng giành chiến thắng nhất. Do đó, nỗ lực gia nhập BRICS của Buenos Aires có thể bị rút lại hoặc bị suy yếu. Với Saudi Arabia, trong khi nước này hợp tác với Nga, đặc biệt là liên quan đến thị trường dầu mỏ và chính trị Trung Đông, thì Riyadh cũng có mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ về an ninh.

Việc tổ chức hội nghị hòa bình về Ukraine với sự tham dự của Trung Quốc cùng các quốc gia phương Tây cho thấy điều này. Ngoài ra, 6 quốc gia mới được mời tham gia BRICS còn có quan điểm rất khác nhau về Nga và cuộc xung đột ở Ukraine. Ngay cả các thành viên của BRICS cũng có quan điểm khác nhau. Ví dụ, Chính phủ Nam Phi coi BRICS là tổ chức kế thừa của phong trào không liên kết, một tầm nhìn khác với quan điểm đối trọng với G7 của Nga.

Những quan điểm khác nhau này được hình thành bởi những lợi ích riêng biệt từ các quốc gia “Nam bán cầu”, khi họ bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn do biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 gây ra và những tác động dây chuyền từ cuộc xung đột Nga - Ukraine, trong đó có việc giá ngũ cốc tăng cao. Bên cạnh đó, bản thân Nga cũng đang gặp khó khăn trong khối. Vì cuộc xung đột ở Ukraine, các mục trong chương trình nghị sự của Nga ít được chú ý hơn. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh là việc “phi USD hóa”.

Khổng Hà (tổng hợp)

Trưa 30/3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng QĐND Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Bãi chứa rác Rung Ré, huyện Di Linh (Lâm Đồng) bén lửa bốc cháy dữ dội. Khói đen, mùi hôi đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân trong khu vực.

Liên quan đến vụ “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã chuyển hồ sơ đến Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 4 bị can nguyên là công chứng viên, nhân viên nghiệp vụ thuộc Văn phòng công chứng Lại Khánh (đổi tên từ Văn phòng công chứng Trương Thị Nga) và Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm về tội “Lợi dụng chứng vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên sau hơn 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hai nước, đưa quan hệ hai nước bước vào chặng phát triển mới, với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác được thúc đẩy thực chất và hiệu quả hơn.

Ngày 30/3, ghi nhận giá lợn hơi tiếp tục giảm, ở miền Bắc, giá lợn tiếp tục giảm xuống mức giá 66.000-67.000 đồng/kg, trong khi đó, TP Cần Thơ hiện có giá lợn hơi cao nhất cả nước, ở mức 76.000 đồng/kg.

Trước tính cấp bách trong việc xây dựng tuyến đường ven biển phía Nam khu vực TP Hồ Chí Minh, ngày 13/3 vừa qua ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTCC thành phố đã gửi kết quả sơ bộ phương án tuyến đường này đến Sở Xây dựng và Liên danh tư vấn lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh để các đơn vị này tiếp tục hoàn thiện…

Trong cuộc họp báo với Tổng thư ký NATO tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng hồi giữa tháng 3, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa tuyên bố, Mỹ quản lý Greenland là cần thiết để tăng cường an ninh quốc gia và quốc tế. Thực tế, sự quan tâm của ông Trump đối với Greenland lần đầu tiên được bày tỏ vào năm 2019, nhưng chưa bao giờ phát triển thành bất kỳ hành động nào. Nhưng nay, sau 6 năm, người đứng đầu Nhà Trắng lại đang liên tục hối thúc và nỗ lực để Mỹ sớm sở hữu hòn đảo bán tự trị này của Đan Mạch.

Sáng 30/3, tại Hà Nội, Đại tá Phạm Hữu Thinh, Phó Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã đến kiểm tra, động viên CBCS lực lượng Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ, Bộ Tư lệnh CSCĐ đang chuẩn bị cùng Đội cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an sang Myanmar tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ sau trận động đất xảy ra ngày 28/3, gây hậu quả nặng nề về người và tài sản.

Ngày 30/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thanh Tân (SN 1989, tạm trú tổ 74, khóm Đông Thịnh 5, phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên, An Giang) về hành vi “Hủy hoại tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.