Cuộc bầu cử định hình châu Âu trong nửa thập kỷ

05:43 11/06/2024

Khoảng 370 triệu cử tri tại 27 nước thuộc Liên minh châu Âu đã đến các điểm bỏ phiếu từ ngày 6 đến 9/6 để tham gia cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu. Kết quả sơ bộ cho thấy các đảng cực hữu đã giành được những thắng lợi đáng kể nhưng chưa thể đạt đa số ghế trong cơ quan quan trọng bậc nhất châu Âu này.

Nghị viện châu Âu (EP) là một trong 7 cơ quan trực thuộc Liên minh châu Âu (EU) và là cơ quan duy nhất do cử tri châu Âu trực tiếp bầu ra. Cùng với Hội đồng Liên minh châu Âu (khác với Hội đồng châu Âu), EP đóng vai trò là cơ quan lập pháp chung của EU. Khác với Hội đồng Liên minh châu Âu, vốn bao gồm 27 bộ trưởng đại diện cho mỗi nước thành viên, EP lại được bầu trực tiếp bởi lá phiếu của gần 450 triệu người dân châu Âu.

Cuộc bầu cử EP, cơ quan lập pháp quan trọng của EU chính thức khép lại. Ảnh minh họa: Getty Images

Đến nay, EP vẫn là cơ quan lập pháp đa quốc gia được bầu trực tiếp duy nhất trên thế giới. EP có thể được coi như hạ viện trong một chế độ lưỡng viện, trong khi Hội đồng Liên minh châu Âu là thượng viện. Quyền lực lập pháp của hai cơ quan này tương đương nhau. Mỗi dự luật chung của EU trước tiên đều phải được Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp chung của khối, đề xuất với hai cơ quan lập pháp. Dự luật này sau đó cần có sự thông qua của cả hai cơ quan để có thể thành luật. Bên cạnh đó, EP còn nắm quyền phủ quyết việc bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban châu Âu nói riêng và toàn bộ thành viên của cơ quan này.

Bầu cử EP diễn ra 5 năm một lần với toàn bộ các đảng phái chính trị ở 27 nước thành viên EU đều được tham gia tranh cử. Trong cuộc bầu cử năm 2024, số ghế tại EP được nâng từ 705 lên thành 720 ghế, cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu dân số các nước thành viên. Cuộc bầu cử năm nay diễn ra từ ngày 6 đến 9/6. Mỗi quốc gia thành viên tự quyết định ngày bầu cử của mình, trong đó, 20 trên 27 nước chọn bỏ phiếu duy nhất trong ngày cuối cùng 9/6. Đến ngày 10/6, cục diện của cuộc bầu cử đã dần được định hình.

Theo các trang báo lớn của châu Âu, tính đến tối 10/6, nhóm trung hữu Nhân dân Châu Âu (EPP), luôn có số đại biểu lớn nhất tại EP, đã chiếm được 186 ghế, hơn khoảng 10 ghế so với nhiệm kỳ 2019-2024, tiếp tục trở thành nhóm có sức ảnh hưởng lớn nhất. Tiếp theo đó là Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ (S&D), một nhóm chính trị trong EP của Đảng Xã hội chủ nghĩa châu Âu (PES), giành được 139 ghế và là lực lượng chính trị đứng thứ 2. Hai nhóm đứng đầu đã lần lượt đạt được số ghế chỉ lệch chút ít so với các dự đoán trước đó.

Đáng chú ý, nhóm Đổi mới châu Âu (RE), nơi tập trung của đại đa số người theo chủ nghĩa tự do, trong đó có các đại diện thuộc phe của Tổng thống Pháp và là nhóm đông thứ 3 tại EP trong nhiệm kỳ trước, đã bị giảm 23 ghế và chỉ còn lại 79 đại biểu.

Trong khi đó, 2 nhóm cực hữu, được dự đoán là sẽ có bước tiến triển ngoạn mục và giành được số ghế quan trọng tại Nghị viện, nhưng trên thực tế, nhóm Bản sắc và Dân chủ (ID), chỉ nhận được vỏn vẹn 58 ghế, thấp hơn 14 ghế so với dự đoán và chỉ nhỉnh hơn 2 ghế so với nhiệm kỳ trước. ID hiện là nhóm đông thứ 5 tại Nghị viện, tăng một bậc so với nhiệm kỳ 2019-2024.

Khối cực hữu Bảo thủ và Cải cách châu Âu (ECR) cũng chỉ giành được 73 ghế, thấp hơn 13 ghế so với dự đoán và hiện đang là nhóm đông thứ 4. Nhóm này cũng gần như không có tiến triển gì về mặt đại biểu khi chỉ hơn được nhiệm kỳ trước vỏn vẹn 4 ghế. Ngoài ra, phe cánh tả và phe môi trường cũng giành được chiến thắng lớn tại Bắc Âu, cụ thể là tại Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch. Mặc dù như vậy, nhóm Xanh/Liên minh Tự do Châu Âu vẫn chỉ chiếm được 52 ghế, mất 19 ghế so với nhiệm kỳ trước và đứng ở vị trí thứ 6.

Những kết quả này là cú sốc đối với nhiều đảng cầm quyền ở những nước quan trọng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố giải tán Quốc hội để tổ chức tổng tuyển cử sớm sau khi đảng Phục hưng cầm quyền ở Pháp thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử EP, thậm chí, chỉ bằng một nửa Đảng cực hữu Tập hợp quốc gia (RN) của phe đối lập do bà Marine Le Pen lãnh đạo.

Kết quả này đồng nghĩa với việc phe đối lập ở Pháp sẽ có tiếng nói trong các quyết định liên quan tới các chính sách của EU. Đảng Fidesz của Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhận kết quả tồi tệ nhất trong cuộc bỏ phiếu cấp quốc gia trong gần 2 thập kỷ, dù vẫn xếp vị trí đầu tiên với 11 ghế trong EP. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng trải qua một “đêm đau đớn” khi Đảng Dân chủ xã hội (SPD) của ông chỉ giành được vị trí dẫn đầu như kỳ vọng. Bên cạnh đó, vì thành tích kém của đảng Open VLD trong các cuộc bầu cử Nghị viện, Thủ tướng Alexander De Croo của Áo tối 9/6 đã tuyên bố từ chức kể từ ngày 10/6.

Sau khi các nước hoàn thành kiểm phiếu và công bố kết quả, các nhóm nghị viện sẽ được thành lập và bầu ra chủ tịch, phó chủ tịch... Phiên họp toàn thể của cơ quan lập pháp châu Âu khóa 10 sẽ được tổ chức tại Strasbourg (Pháp) từ ngày 16 đến 19/7, với một trong những nhiệm vụ đầu tiên là tiến hành bầu chọn Chủ tịch Nghị viện mới.

Duy Tiến (Tổng hợp)

Sáng 20/11, tại Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Thiếu tướng, PGS.TS Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Học viện ANND chủ trì buổi lễ. Nhân dịp này, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Ngày 20/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết chuyên án A724p chống tội phạm ma túy. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.

Ngày 20/11, Công an thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết đã cùng chính quyền phường Mỹ Xuân phối hợp với Xí nghiệp Phân phối khí thấp áp Vũng Tàu tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty TNHH phát triển Quốc tế Formosa....

Cùng với các địa phương trong cả nước, chính quyền các xã, thị trấn cùng với phụ huynh, học sinh và lực lượng làm nhiệm vụ ở huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức buổi gặp mặt thầy, cô giáo tại các trường học trên vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngày 20/11, Công an TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cho biết, vừa truy tìm thành công Trần Thành Long (SN 1967, trú xã Trung Hoà, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) khi đối tượng vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là đối tượng liên quan vụ án lừa xin vào làm việc trong ngành Công an cách đây gần 10 năm.

Không chỉ hưởng lợi từ bất ổn chính trị, giá vàng còn tăng do tâm lý kỳ vọng khi Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ đạt 3.000 USD/ounce vào năm 2025.

Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú: khu phố 8, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

Ngày 19/11, Công an tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Công an tỉnh Lào Cai, Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai tiếp nhận đối tượng Quan Thị Nhạc, SN 1990, trú tại thôn Bản Lai, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang do Cục Công an Châu Hồng Hà, Công an huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bàn giao.

Càng về dịp cuối năm tình trạng sản xuất, buôn bán, tàng trữ pháo nổ càng gia tăng. Trên địa bàn TP Hải Phòng, đi kèm với tình trạng trên là hàng loạt những vụ nổ gây hậu quả đáng tiếc, thậm chí là thảm khốc…

Hội nghị Thượng đỉnh G20, diễn ra từ ngày 18-19/11 tại Rio de Janeiro, Brazil, đã khép lại với một bản tuyên bố chung chứa đựng nhiều cam kết quan trọng. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất vẫn là liệu những cam kết này có được hiện thực hóa hay không.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文