Cuộc chạy đua lấp đầy kho khí đốt dự trữ ở châu Âu

07:06 29/06/2022

Không đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho châu Âu và cả Ukraine. Do đó, cuộc chạy đua để nạp đủ kho dự trữ khí đốt có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc xung đột ở Ukraine.

Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/6 (giờ địa phương) đã thông qua quy định nhằm đảm bảo rằng, bất chấp những xáo trộn trên thị trường khí đốt, các công suất dự trữ khí đốt tại EU phải được lấp đầy trước mùa Đông và có thể được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên trên tinh thần đoàn kết. Đây là một bước đi quan trọng nhằm tăng cường an ninh nguồn cung cấp năng lượng cho EU trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine.

Phát biểu tại cuộc họp Bộ trưởng Năng lượng EU diễn ra cùng ngày ở Luxembourg, Bộ trưởng Chuyển tiếp Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher cho biết nhờ các cuộc đàm phán được thực hiện trong vòng chưa đầy hai tháng, EU hiện đã có một công cụ yêu cầu mỗi quốc gia thành viên bắt đầu thời kỳ mùa Đông với lượng dự trữ khí đốt đầy đủ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ giữa các nước. Bà Agnès Pannier-Runacher hoan nghênh quy chế hoạt động này, giúp tăng cường khả năng phục hồi năng lượng của châu Âu và tình đoàn kết giữa các quốc gia thành viên.

Theo quy định, các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên phải được lấp đầy ít nhất 80% công suất trước khi bắt đầu mùa Đông 2022-2023 và đến 90% trước khi bắt đầu giai đoạn mùa Đông tiếp theo. Ở cấp độ chung, EU sẽ phấn đấu đạt mức lấp đầy 85% tổng công suất các kho chứa khí đốt dưới lòng đất vào năm 2022.

khidot.jpg -0
Đường ống dẫn khí đốt tại trạm khí đốt ở Werne, miền Tây nước Đức.

Do khả năng dự trữ khí đốt và tình hình quốc gia khác nhau rất nhiều, các quốc gia thành viên có thể đạt được một phần các mục tiêu dự trữ bằng cách kiểm đếm các kho dự trữ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hoặc nhiên liệu thay thế.

Để tính đến tình hình của các quốc gia thành viên có khả năng lưu trữ rất lớn so với tiêu thụ khí đốt ở mức độ quốc gia của họ, nghĩa vụ lấp đầy các kho dự trữ dưới lòng đất sẽ được giới hạn ở mức 35% lượng tiêu thụ khí đốt trung bình hàng năm của các quốc gia đó trong năm năm qua.

Đối với một số quốc gia thành viên không có các cơ sở lưu trữ trên lãnh thổ của mình, họ bắt buộc phải lưu trữ 15% lượng khí đốt tiêu thụ hàng năm trong kho dự trữ tại các quốc gia khác và do đó có thể tiếp cận với nguồn dự trữ khí đốt tại các quốc gia thành viên khác. Cơ chế này sẽ giúp tăng cường an ninh nguồn cung cấp khí đốt đồng thời chia sẻ gánh nặng tài chính trong việc lấp đầy các công suất lưu trữ của EU.

Theo quy định này, việc cấp giấy chứng nhận bắt buộc cho tất cả các nhà khai thác các địa điểm lưu trữ khí đốt dưới lòng đất được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên liên quan.

Chứng nhận nhằm mục đích tránh các rủi ro tiềm ẩn của ảnh hưởng bên ngoài đối với cơ sở hạ tầng lưu trữ quan trọng có thể gây nguy hiểm cho an ninh của nguồn cung cấp năng lượng của EU, hoặc bất kỳ lợi ích an ninh thiết yếu nào khác. Quy trình chứng nhận tăng tốc được lên kế hoạch cho các vị trí lưu trữ có dung lượng lớn hơn 3,5 TWh và đã được lấp đầy ở mức thấp hơn mức lấp đầy trung bình của Liên minh vào năm 2020 và 2021.

Các nghĩa vụ lấp đầy dung lượng lưu trữ sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2025, trong khi nghĩa vụ chứng nhận của nhà điều hành hàng tồn kho sẽ tiếp tục sau ngày này. Quy định dự kiến việc cấp phép chuyển hướng cho Cộng hòa Chyprus, Malta và Ireland, miễn là các quốc gia này không được kết nối trực tiếp với hệ thống khí đốt của các quốc gia thành viên khác.

Như vậy, “phát súng” đầu tiên đã được khai hỏa trong cuộc đua để đảm bảo đủ khí đốt vào mùa Đông này và câu hỏi đặt ra là liệu EU có thể tự “giải phóng” khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga hay không. Điểm mấu chốt là liệu EU có đủ khí đốt để vượt qua áp lực từ Nga không và đó là lý do tại sao EU muốn các nước thành viên lấp đầy kho chứa khí đốt của họ đến 80% công suất trước ngày 1/11 tới.

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Frans Timmermans nói: “Nguy cơ xảy ra sự cố cắt toàn bộ khí đốt đang trở nên thực tế hơn bao giờ hết. Đó là lý do tại sao việc thông qua quy định tích trữ khí đốt là rất quan trọng vào thời điểm hiện nay”.

Rõ ràng, Điện Kremlin nhận thấy khả năng EU đạt được mục tiêu. Vì vậy, các dòng cung cấp khí đốt cho châu Âu đang giảm nhanh chóng, với 12 quốc gia EU ghi nhận việc ngừng cung cấp hoàn toàn hoặc một phần khí đốt từ Nga. EU đang đẩy nhanh kế hoạch nạp khí dự trữ so với bình thường, với việc các quốc gia thành viên bắt đầu tăng lượng lưu trữ trước một tháng so với kế hoạch. Tổng kho chứa khí đốt trên toàn khối hiện đã được lấp đầy khoảng 55%  công suất.

Nhưng điều này đang đối mặt với thách thức. Gần đây, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã giảm lượng khí đốt xuống 40% công suất dọc theo đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1), với lý do không đảm bảo thiết bị bảo trì do các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra, ảnh hưởng đến việc giao hàng tới Pháp, Italy, Áo và Đức.

Moscow khẳng định việc giảm nguồn cung là một vấn đề công nghệ thuần túy, khi người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết “không có chương trình nghị sự bí ẩn nào” đằng sau động thái này. Do đó, dòng khí đốt sẽ giảm hơn nữa vào tháng tới khi Nga đóng Nord Stream 1 vì điều Moscow thông báo là bảo trì thường xuyên.

Trong bối cảnh này, Berlin đã kích hoạt giai đoạn hai của hệ thống cảnh báo khí khẩn cấp gồm ba giai đoạn, tiến gần hơn đến việc phải phân phối khí đốt. Đức cũng đã cam kết sẽ tạm thời tăng hoạt động của các nhà máy than, cũng như Áo và Hà Lan, bất chấp các vấn đề về môi trường.

“Cắt nguồn cung cấp khí đốt là một đòn tấn công kinh tế đối với EU. Chúng ta đang đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt”, Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck thừa nhận, đồng thời cảnh báo về thời kỳ khó khăn phía trước với châu Âu.

Ông Simone Tagliapietra, nhà nghiên cứu năng lượng cấp cao tại Bruegel, cho biết nếu Nga tiếp tục vận chuyển khí đốt, EU có thể đạt được mục tiêu lưu trữ vào tháng 10 này. Nhưng nếu Moscow cắt giảm nguồn cung, việc đạt được mục tiêu sẽ là “thách thức rất lớn”. Trong khi đó, chuyên gia Thomas Rodgers, nhà phân tích năng lượng tại công ty tư vấn ICIS, lập luận rằng đó là bởi vì nguồn cung cấp thay thế không thể bù đắp cho lượng thiếu hụt từ Nga.

Khổng Hà (tổng hợp)

Mặc dù là ngày cuối tuần nhưng hôm nay (11/1), nhiều tuyến đường tại Thủ đô Hà Nội có mật độ phương tiện rất đông, tình trạng ùn tắc kéo dài đã xảy ra khiến người dân đi lại gặp khó khăn.

Liên quan đến vụ án mạng khiến hai người tử vong gây chấn động dư luận ở một vùng quê ven biển phía Đông thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa chiều 11/1 cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự giết người để tiền hành điều tra theo quy định pháp luật.

Ngày 11/1, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đã hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi vụ án mạng xảy ra tại xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, Bình Thuận.

Ngày 11/1, lãnh đạo UBND TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã đến thăm hỏi, chia sẻ mất mát và trao số tiền 25 triệu đồng hỗ trợ người thân của nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà xảy ra vào lúc rạng sáng cùng ngày tại phường Hiệp Hòa…

Tối 10/1, Công an phường 8 (thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) đã tiến hành xác minh và trao trả số tiền 20 triệu đồng cùng giấy tờ tùy thân, sổ tiết kiệm ngân hàng cho bà Phạm Thị Minh Phụng (SN 1961, ngụ xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ), giáo viên đã nghỉ hưu.

Ngày 11/1, Cơ quan CSĐT Công an quận 1, TP Hồ Chí Minh cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Hoài Thương (SN 1986, ngụ quận 10, chủ nhà hàng Lolita ở quận 1) để điều tra xử lý về tội “Môi giới mại dâm”.

Chiều 11/1, UBND xã Phú Thuận, huyện Phú Vang (TP Huế) cho biết, sau khi người dân phát hiện một thi thể người đàn ông trôi dạt vào bờ biển, hiện chính quyền địa phương đã hoàn tất thủ tục bàn giao thi thể này cho gia đình nạn nhân lo hậu sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.