Cuộc nội chiến khởi nguồn từ sự “trật bánh” một nền dân chủ

09:33 23/04/2023

Giới chuyên gia sử dụng cụm từ này để miêu tả cuộc xung đột vũ trang đang xảy ra tại Sudan. Cuộc đối đầu mang tính chất “một mất một còn” giữa các lực lượng trung thành với hai vị tướng hàng đầu đã đẩy quốc gia châu Phi này tiến sát tới bờ vực sụp đổ và có thể gây ra những hậu quả vượt ra ngoài biên giới.

Đồng minh hóa thù địch

Mới chỉ một thời gian ngắn trước đây, Tướng Abdel Fattah Burhan, người đứng đầu lực lượng vũ trang Sudan và Tướng Mohammed Hamdan Dagalo, thủ lĩnh của nhóm bán quân sự Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) còn là đồng minh. Năm 2019, lực lượng của hai vị tướng này từng chung tay lật đổ cựu Tổng thống Omar al-Bashir, người đứng đầu Chính phủ Sudan trong 30 năm và bị Tòa án Hình sự Quốc tế buộc tội diệt chủng.

Tình hình tại Sudan khiến thế giới quan ngại.

Năm 2021, họ lại cùng nhau lật đổ Thủ tướng dân sự Abdalla Hamdok. Việc này đã làm trật bánh quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ của Sudan. “Quân đội và RSF là đồng phạm trong cuộc chính biến năm 2021”, ông Amjed Farid, cựu cố vấn của ông Abdalla Hamdok, nói, “Cuộc xung đột hiện nay là cuộc chiến chia chác chiến lợi phẩm”. Mâu thuẫn giữa hai phe nổi lên trong những tháng qua khi ông Abdel Fattah Burhan bày tỏ ý định sáp nhập RSF vào quân đội - động thái đe dọa quyền lực của đối thủ Mohammed Hamdan Dagalo. Về phần mình, người đứng đầu RSF tuyên bố bản thân không phản đối kế hoạch trên về nguyên tắc, đồng thời cáo buộc đối thủ không có thiện ý thi hành thỏa thuận giữa hai bên.

Giới quan sát dự đoán người giành chiến thắng trong cuộc giao tranh mới nhất này có thể sẽ là tổng thống tiếp theo của Sudan. Trong khi kẻ thua cuộc sẽ phải đối mặt với hình phạt lưu đày, bị bắt giữ hoặc tử hình. Một cuộc nội chiến kéo dài hoặc chia cắt quốc gia châu Phi này thành các vùng lãnh thổ đối đầu cũng đều có nguy cơ xảy ra. “Đây là cuộc xung đột mang tính sống còn với cả hai vị tướng”, ông Kholood Khair, một nhà phân tích tại Khartoum, nhận định cộng đồng quốc tế ít có khả năng ngăn hai bên đối đầu. Chuyên gia Chidi Odinkalu tại Đại học Tufts (Massachusetts, Mỹ) cũng chia sẻ quan điểm trên khi nói rằng chiến thắng là điều duy nhất khiến hai người dừng lại.

“Một trong hai người sẽ không thể tiếp tục nắm quyền”, ông nói. Đồng nghiệp của ông Chidi Odinkalu, ông Alex De Waal - chuyên gia về Sudan cũng tới từ Đại học Tufts thì cho rằng, cuộc xung đột này mới chỉ là “vòng khởi động của một cuộc nội chiến”. “Nếu không nhanh chóng chấm dứt, cuộc xung đột sẽ trở thành một trò chơi đa cấp với một số chủ thể khu vực và quốc tế theo đuổi lợi ích riêng, huy động tiền, nguồn cung cấp vũ khí và có thể là quân đội hoặc lực lượng ủy nhiệm”, ông nhận định.

Một vụ tắc đường mà không có cảnh sát

Sudan là quốc gia lớn thứ ba của châu Phi và nằm trên dòng sông Nile. Tuy nhiên, quốc gia này không hề dễ dàng trong việc chia sẻ dòng sông với các đối thủ nặng ký trong khu vực bao gồm Ai Cập và Ethiopia. Trong khi Ai Cập dựa vào sông Nile để nuôi hơn 100 triệu người dân nước mình thì Ethiopia đang xây dựng một con đập khổng lồ ở thượng nguồn khiến cả Cairo và Khartoum “đứng ngồi không yên”. Ai Cập có mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Sudan, vốn được coi là đồng minh đối đầu với Ethiopia. Mặc dù Cairo đã liên hệ với cả hai bên ở Sudan để thúc đẩy một lệnh ngừng bắn nhưng rõ ràng quốc gia này sẽ không “ngồi yên” nếu quân đội Sudan đối mặt với thất bại.

Ngoài hai nước trên, Sudan giáp với năm quốc gia khác, bao gồm Libya, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Eritrea và Nam Sudan. Gần như 5 nước này đều bị sa lầy trong các cuộc xung đột nội bộ, với các nhóm nổi dậy khác nhau hoạt động dọc theo biên giới. Chuyên gia Alan Boswell thuộc Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế cho biết: “Những gì đang diễn ra ở Sudan sẽ không chỉ tác động trong Sudan. Chad và Nam Sudan có nguy cơ bị ảnh hưởng kéo theo ngay lập tức. Cuộc giao tranh càng kéo dài thì chúng ta càng có nhiều khả năng chứng kiến sự can thiệp lớn từ bên ngoài”.

Thực tế đã chứng minh, trong những năm gần đây, các quốc gia vùng Vịnh Arab đều hướng đến vùng Sừng châu Phi trong bối cảnh họ nỗ lực mở rộng sức ảnh hưởng trên toàn khu vực. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), một cường quốc quân sự đang lên đã mở rộng sự hiện diện của mình trên khắp Trung Đông và Đông Phi, có mối quan hệ chặt chẽ với RSF. Lực lượng bán quân sự này từng gửi hàng nghìn máy bay chiến đấu để hỗ trợ UAE và Saudi Arabia trong cuộc chiến chống lại lực lượng Phong trào Houthi ở Yemen. Trong khi đó, Nga từ lâu đã ấp ủ kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân có khả năng chứa tới 300 binh sĩ và 4 tàu ở cảng Sudan trên tuyến đường thương mại quan trọng ở Biển Đỏ để vận chuyển năng lượng đến châu Âu.

Đối với tình hình hiện tại ở Sudan, có nhiều kịch bản có thể xảy ra. Một trong những khả năng là sự leo thang bạo lực giữa hai bên và đẩy đất nước tới một cuộc nội chiến khác. Điều này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với Sudan, quốc gia vẫn đang phục hồi sau những tác động của cuộc xung đột Darfur và cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra sau vụ lật đổ ông Omar al-Bashir. Kịch bản thứ hai là cộng đồng quốc tế can thiệp và gây áp lực lên quân đội và RSF để đạt được một giải pháp hòa bình. Những khó khăn kinh tế của Sudan dường như cũng sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia phương Tây sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế để gây sức ép buộc cả hai phe giao tranh phải từ bỏ.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Alex De Waal, số lượng lớn các bên có thể trở thành trung gian hòa giải, bao gồm Mỹ, Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Ai Cập, các quốc gia Vùng Vịnh, Liên minh châu Phi và IGAD - Tổ chức liên chính phủ về phát triển gồm 8 quốc gia Đông Phi - có thể khiến bất kỳ nỗ lực hòa bình nào trở nên phức tạp hơn bản thân cuộc chiến. “Những người hòa giải bên ngoài có thể biến cuộc giao tranh thành một vụ tắc đường mà không có cảnh sát”, vị chuyên gia kết luận.

Cuối cùng là khả năng chính phủ dân sự sẽ sử dụng xung đột để thúc đẩy cải cách dân chủ và thành lập một chính phủ bao trùm. Xung đột có thể tạo cơ hội cho chính phủ khẳng định quyền lực của mình và thúc đẩy những cải cách có ý nghĩa. Tuy nhiên, bất kể kết quả thế nào, rõ ràng tình hình ở Sudan đang rất mong manh và có thể dẫn đến bùng phát hơn nữa bạo lực và bất ổn. Điều này đòi hỏi cộng đồng quốc tế cần thực hiện các biện pháp ngay lập tức để ngăn chặn sự leo thang của cuộc xung đột và đảm bảo cho người dân Sudan không phải chịu thêm bạo lực và đau khổ.

Khổng Hà (tổng hợp)

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Từ kết quả điều tra những dấu hiệu bất thường tại một số gói thầu thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Nha Trang do Ban Quản lý Dịch vụ Công ích TP Nha Trang làm chủ đầu tư, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam hai cán bộ nhà nước và hai giám đốc doanh nghiệp.

Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2.063 km. Công trình trọng điểm quốc gia này hoàn thành không chỉ kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh....

Giá vàng thế giới đêm 25/11 đột ngột rơi thẳng đứng, khiến giá vàng trong nước sáng 26/11 cũng bị lao dốc theo, mất tới 2 triệu đồng/lượng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文