Đà tăng trưởng tại Đông Á – Thái Bình Dương đối mặt nhiều thách thức

07:55 02/04/2024

Các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương dù đạt mức tăng trưởng nhanh hơn phần còn lại của thế giới nhưng lại chậm hơn so với trước đại dịch. Theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, trong khi thương mại toàn cầu phục hồi và điều kiện tài chính nới lỏng hỗ trợ các nền kinh tế trong khu vực, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và chính sách không chắc chắn là những thách thức mà các quốc gia tại Đông Á – Thái Bình Dương phải đối mặt.

Ngày 1/4, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương với tiêu đề "Nền tảng vững chắc cho tăng trưởng". Theo đó, WB cho biết các nước đang phát triển ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương hiện tăng trưởng nhanh hơn so với phần còn lại của thế giới nhưng chậm hơn so với trước đại dịch.

Cụ thể, báo cáo nhận định rằng các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm 2024 - nhanh hơn mức 4,4% của năm 2023, nhờ thương mại phục hồi. Tại Đông Nam Á, các nước như Philippines, Việt Nam và Campuchia dự kiến sẽ tăng trưởng trên 5% vào năm 2024 và khoảng 6% vào năm 2025. Trong khi Thái Lan và Myanmar là những quốc gia tụt hậu hơn trong số các nền kinh tế lớn của khu vực.

Theo WB, chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng có thể gây tổn hại lớn đến tăng trưởng của các nước đang phát triển ở Đông Á - Thái Bình Dương. Nguồn: Getty Images

Với Trung Quốc, WB dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 4,5% trong năm 2024 so với mức 5,2% của năm ngoái. Với các quốc đảo Thái Bình Dương, tăng trưởng được dự báo sẽ giảm xuống 3,6% trong năm 2024 từ mức 5,6% của năm 2023 do sự phục hồi sau đại dịch giảm dần. Sự chậm lại một phần cũng phản ánh việc bình thường hóa tăng trưởng ở đất nước Fiji xuống 3,5% trong năm 2024 so với mức tăng trưởng đặc biệt mạnh 8% của năm ngoái.

Phó Chủ tịch WB khu vực Đông Á - Thái Bình Dương Manuela V. Ferro thông tin: “Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đang đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tế thế giới, ngay cả khi khu vực này phải đối mặt với môi trường toàn cầu đầy thách thức và bất ổn hơn, dân số già đi và tác động của biến đổi khí hậu. Các quốc gia trong khu vực có thể duy trì đà tăng trưởng bằng cách đẩy nhanh việc mở cửa nhiều hoạt động hơn cho đầu tư khu vực tư nhân, giải quyết các thách thức trong lĩnh vực tài chính và tăng năng suất”.

Báo cáo cũng nêu ra các rủi ro tiềm ẩn, bao gồm sự suy thoái lớn hơn dự kiến của kinh tế toàn cầu, lãi suất cao và kéo dài hơn ở các nền kinh tế lớn, sự không chắc chắn về các chính sách kinh tế gia tăng trên toàn thế giới và leo thang căng thẳng địa chính trị. Báo cáo có đoạn: “Lạm phát cơ bản ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn tăng cao và thị trường lao động vẫn thắt chặt, cho thấy lãi suất sẽ vẫn cao hơn mức trước đại dịch trong tương lai gần. Cùng với những diễn biến chính trị trong các quốc gia cũng như căng thẳng địa chính trị gia tăng đang gây ra sự bất ổn”.

Ngoài ra, chuyên đề đặc biệt của báo cáo đưa ra bằng chứng cho thấy, tăng năng suất của các công ty hàng đầu trong khu vực đã chậm lại so với các công ty hàng đầu toàn cầu. Khoảng cách này đặc biệt lớn trong các ngành liên quan đến kỹ thuật số. Do các công nghệ mới thường được những công ty hàng đầu áp dụng trước và sau đó lan sang các doanh nghiệp khác, xu hướng này gây lo ngại cho toàn bộ các doanh nghiệp. Những trở ngại về tính cạnh tranh, kỹ năng lao động không đồng đều và quản lý yếu kém cũng góp phần làm cho tăng trưởng năng suất của các doanh nghiệp chậm lại.

Phía WB nhận định, việc mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ cho cạnh tranh gay gắt hơn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đầu tư cho giáo viên và giáo dục đại học có thể giúp tăng năng suất. Ông Aaditya Mattoo, Chuyên gia Kinh tế Trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới khuyến nghị: “Trong khi tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã vượt qua hầu hết các nền kinh tế đang phát triển khác trong những thập kỷ gần đây, điều này được thúc đẩy bởi đầu tư hơn là tăng năng suất. Các hành động chính sách táo bạo nhằm thúc đẩy cạnh tranh, cải thiện cơ sở hạ tầng và cải cách giáo dục có thể hồi sinh nền kinh tế của khu vực”.

Nhận định về Việt Nam, chuyên gia kinh tế trưởng WB Aaditya Mattoo khẳng định, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng, nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao với đà tăng khoảng 8%. GDP 5,5% tốt hơn so với nhiều quốc gia khác cùng chính sách tốt. Theo đó, Việt Nam có thể thu hút lượng đầu tư lớn.

Kim Khánh (tổng hợp)

Tổng công ty điện lực và công ty điện lực các tỉnh tập trung toàn bộ lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để ứng phó bão số 3, khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện đảm bảo an toàn để cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua.

Trước khi bão số 3 tiến vào Hà Nội, đã có rất nhiều nghĩa cử từ những người dân dành cho nhau trong lúc khó khăn. Đoàn xe ô tô chắn gió cho xe máy trên cầu hay những thông tin chia sẻ nhà ở tránh trú bão là những tình cảm ấp áp đang gây xúc động trên mạng xã hội.

Hàng chục hộ dân đang sống trong các ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ trước bão đã được các quận ở Hà Nội di dời đến nơi an toàn, trong đó có 14 hộ dân tại chung cư P16A (phường Thuỵ Khuê) và 3 hộ với 11 nhân khẩu ra khỏi nhà G6A Thành Công (chung cư nguy hiểm cấp độ D). 

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Nguyễn Văn Hồi cho biết, vụ việc ở Mái ấm Hoa hồng có vấn đề liên quan đến công tác quản lý chưa chắc. Ngay việc hoạt động vượt công suất trên 100% nhưng thanh tra, kiểm tra chưa xử lý được. Đây có vấn đề liên quan đến buông lỏng quản lý.

16h chiều 7/9, người dân Hà Nội đã có thể nhận thấy rõ sự ảnh hưởng rõ rệt của bão số 3 khi mưa lớn diễn ra khắp Thủ đô cùng với gió giật mạnh. Đường phố Hà Nội vắng lặng, lác đác có người di chuyển nhưng rất khó khăn. Lực lượng CSGT ứng trực 100% quân số, liên tục tuần tra, tổ chức cắt dọn cây xanh bị quật đổ.

Nhằm chủ động ứng phó với bão số 3 (Yagi), thực hiện Điện số 03 của Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh Hà Nam, Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động rà soát số lượng nhà không an toàn, đồng thời huy động lực lượng vận động, hỗ trợ nhân dân di rời đến nơi tránh, trú bão an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文