“Đấu khẩu” tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

09:59 26/04/2023

Phía Nga cho rằng, Ukraine là bên gây hấn thực sự, còn Mỹ là bên làm trầm trọng thêm các thách thức địa chính trị trên thế giới. Trong khi đó, Washington đổ lỗi cho Moscow, cáo buộc việc Nga đưa quân vào Ukraine là đi ngược lại nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ).

Ngày 24/4 (giờ địa phương), tại trụ sở LHQ, Hội đồng Bảo an LHQ đã tổ chức Phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng với chủ đề “Chủ nghĩa đa phương hiệu quả thông qua bảo vệ các nguyên tắc của Hiến chương LHQ”. Phiên họp do Ngoại trưởng Nga (nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ tháng 4/2023) Sergei Lavrov chủ trì với sự tham dự, phát biểu của Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres và đại diện hơn 50 nước thành viên.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại phiên thảo luận.  Ảnh: Reuters

Tại cuộc họp, đại diện của Nga và Mỹ vẫn bất đồng gay gắt về quan điểm liên quan tới cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Trong bài phát biểu khai mại cuộc họp, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã bảo vệ chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine, nhấn mạnh, Kiev là bên gây hấn thực sự, còn Washington là bên làm trầm trọng thêm các thách thức địa chính trị trên thế giới. Ông nói: “Ngày nay, hệ thống mà LHQ là trung tâm đang rơi vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc mà nguyên nhân chính là do một số thành viên của tổ chức này mong muốn thay thế luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ bằng một số 'trật tự dựa trên luật lệ'. Không ai từng thấy những quy tắc này, chúng chưa bao giờ là chủ đề của các cuộc đàm phán quốc tế minh bạch”.

Đáp lại, trong bài phát biểu trước Hội đồng Bảo an, Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield, đã đổ lỗi hoàn toàn cho Nga, cáo buộc việc Nga đưa quân vào Ukraine là đi ngược lại nguyên tắc của Hiến chương LHQ - văn bản mà LHQ cam kết bảo vệ chủ quyền, hòa bình, công lý và ngăn chặn chiến tranh. Trong phát biểu trực tiếp nhằm vào ông Ngoại trưởng Sergei Lavrov, bà Thomas-Greenfield nhắc lại lời kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho phóng viên Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal và cựu Thủy quân lục chiến Mỹ Paul Whelan.

Về phần mình, Tổng Thư ký Antonio Guterres cho rằng chiến dịch quân sự của Nga đã gây ra đau khổ và tàn phá to lớn cho đất nước và người dân Ukraine, đồng thời làm tăng thêm xáo trộn kinh tế toàn cầu vốn đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Ông cảnh báo: “Căng thẳng giữa các cường quốc đang ở mức cao nhất trong lịch sử. Nguy cơ xung đột do rủi ro hoặc tính toán sai lầm cũng ở mức cao”.

Ngoài ra, Tổng Thư ký LHQ cũng kêu gọi mở rộng Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, một thỏa thuận do LHQ làm trung gian nhằm thiết lập hành lang nhân đạo trên biển cho các nông sản Ukraine. Ông cho biết đã đề xuất hướng giải quyết vấn đề này trong các bức thư kín gửi đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và các bên liên quan, bao gồm Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ. Đáp lại, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho biết Moscow “sẽ nghiên cứu những ý tưởng mà Tổng Thư ký Antonio Guterres đã đưa ra trong bức thư”, đồng thời nhấn mạnh rằng, “cho đến nay, việc đàm phán vấn đề này vẫn chưa có nhiều tiến triển”.

Trước đó cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết thỏa thuận giữa Moscow và LHQ về xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga không được thực hiện và có “rất nhiều chi tiết” cần được thảo luận giữa Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Tổng Thư ký Antonio Guterres. Bà nói: “Đó là một thoả thuận bao gồm hai phần và cả hai phần phải được thực hiện và thực hiện như nhau”.

Chuyên gia an ninh quân sự Daniel L. Davis, thành viên cấp cao của tổ chức tư vấn chính sách Defense Priorities cho rằng, một kết cục hòa bình cho cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể được lựa chọn bởi nhiều bên. Nó không phải là hoàn toàn khó nắm bắt như người ta thường tin vậy. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, với lớp lãnh đạo hiện tại, không dễ để nói rằng hòa bình sẽ được tìm kiếm. Theo ông, có ba mục tiêu nên thúc đẩy chính sách của Mỹ là: An ninh của Mỹ; an ninh và hạnh phúc của người dân Ukraine; an ninh và hạnh phúc của các đồng minh NATO ở châu Âu của Mỹ. Nếu đó là những ưu tiên hàng đầu, thay vì làm suy yếu nước Nga như hiện nay, thì hòa bình mới có thể đạt được.

Vị chuyên gia cho rằng, quá trình đi tới giải pháp hòa bình không dựa trên mong muốn của phương Tây về một chiến thắng của Ukraine, thất bại của Nga và Ukraine gia nhập NATO - những điều không thể đạt được về mặt quân sự. Và những bước đi cần làm để có được hòa bình sẽ giống như việc uống thuốc đắng: Không ai thích uống, nhưng nó là cần thiết để bảo toàn mạng sống.

Để đạt được một nền hòa bình bền vững, trước hết, các nhà lãnh đạo phương Tây nên cảnh báo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng, sự hỗ trợ quân sự, chính trị và tài chính không giới hạn từ phương Tây sẽ kết thúc vào một thời điểm nhất định và do đó, ông phải thực hiện thỏa thuận tốt nhất có thể với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để chấm dứt xung đột, chấm dứt việc phá hủy các thành phố của Ukraine và ngăn chặn thêm bất kỳ công dân Ukraine nào phải chịu những cái chết không cần thiết.

Thứ hai, các đường nét cơ bản của nền hòa bình này sẽ tập trung vào việc thừa nhận rằng, Donbas và Crimea sẽ không sớm trở lại với Kiev. Như đã được xem xét trong các cuộc họp ở Istanbul vào tháng 3/2022 giữa Nga và Ukraine, những vùng lãnh thổ đó Ukraine không phải từ bỏ vĩnh viễn mà phải hoãn đàm phán trong 15 năm. Nga sẽ đóng băng các cuộc tấn công của mình tại đường tiếp xúc hiện tại và bị cấm giành thêm bất kỳ lãnh thổ nào ở Luhansk, Donetsk, Zaporizhia hoặc Kherson.

Và cuối cùng, một lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ (bao gồm các thành viên quân sự bên ngoài châu Âu) sẽ được thành lập để đảm bảo không bên nào vượt qua hoặc tấn công đường phân chia đã thỏa thuận. Ukraine sẽ tuyên bố mình trung lập về mặt quân sự và đổi lại, Nga sẽ không can thiệp vào việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Sẽ có nhiều yếu tố quan trọng khác của một thỏa thuận hòa bình, nhưng đây là những yếu tố chính cần thiết để kết thúc giao tranh và trả lại sự ổn định cho lục địa già. An ninh của Mỹ và các đồng minh châu Âu sẽ được củng cố bằng cách chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Khổng Hà (tổng hợp)

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Đây là một trong những thủ đoạn lừa đảo xuất hiện trên mạng xã hội vừa được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cảnh báo tới người dân.

Sau một tuần miệt mài tăng giá, kim loại quý bất ngờ quay đầu ngay khi mở cửa phiên giao dịch tuần mới, mất tới 50 USD/ounce.

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Cảnh sát Thái Lan đang tiến hành điều tra vụ việc 41 thi thể được phát hiện bên trong một tu viện ở tỉnh Phichit nước này, được cho là có liên quan đến hoạt động thiền định.

Một nhóm người hoạt động khai thác vàng từ 6h sáng hôm trước đến sáng ngày hôm sau trong vườn điều của một người dân tại xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Sau khi sàng lọc quặng vàng được bỏ vào bao tải rồi vận chuyển đi nơi khác.

Sáng 25/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Điền (SN 1972, HKTT: tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang); Lê Thị Ngọc Nhan (SN 1971, vợ Điền); Lê Phước Sang (SN 1991) và Lê Phước Hoàng (SN 1999, con Điền); Lê Công Triết (SN 1983) và Nguyễn Văn Lộc (SN 1982, cháu Điền) để điều tra về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 25/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Leo Minh Hiếu, SN 1999, thường trú thôn 6, xã Long Bình, huyện Phú Riềng; nơi ở thôn Phước Tân, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng. Leo Minh Hiếu bị khởi tố về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文