Houthi hưởng lợi từ việc bị Mỹ và Anh tấn công?

18:59 12/01/2024

Houthi ở Yemen sẽ khó có thể bị cản trở bởi các cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu để trả đũa việc lực lượng này nhắm mục tiêu vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ, và thậm chí có thể hưởng lợi từ việc bị tấn công.

Tàu khu trục HMS Diamond bắn tên lửa vào các mục tiêu ở Yemen. Ảnh AP. 

Tối 11/1, Mỹ và Anh đã ném bom nhiều địa điểm ở Yemen mà Washington cho là cơ sở của Houthi, một ngày sau khi hải quân hai nước bắn hạ tên lửa do Houthi phóng ở Biển Đỏ. Đây là lần đầu tiên Mỹ và đồng minh cùng tấn công Houthi trên lãnh thổ Yemen kể từ khi chiến sự Israel – Hamas bắt đầu hồi tháng 10/2023.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, phía Houthi có thể hưởng lợi từ vị thế khu vực và trong nước được nâng cao, khi Mỹ tấn công một lục lượng dù không được quốc tế công nhận như chính phủ Yemen nhưng lại kiểm soát phần lớn diện tích đất nước này.

Mỹ và Anh hôm 10/1 đã bắn hạ 21 máy bay không người lái và tên lửa của Houthi trong hoạt động quy mô lớn nhất của lực lượng này trên tuyến giao thông Biển Đỏ. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cùng với nhiều nước lớn khác, trong một nghị quyết được đưa ra mới đây đã lên án Houthi, nhưng cũng nhấn mạnh tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của lực lượng này.

Abdulghani al-Iryani, nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Sanaa, nhận định: “Houthi thực sự đã giành chiến thắng trong cuộc đối đầu đó ngay từ ngày bắt đầu”.

Thế lực không thể chối cãi tại Yemen

Ansar Allah, tên chính thức của Houthi, kiểm soát toàn bộ khu vực phía Tây của Yemen, bao gồm cả eo biển Bab al-Mandeb dẫn vào Biển Đỏ, đồng thời, đang chiến đấu giành lãnh thổ chống lại chính phủ được quốc tế công nhận tại Yemen.

Các hành động của lực lượng này ở Biển Đỏ, đi cùng với thông điệp “hỗ trợ người dân Gaza”, đã lấy được lòng đông đảo người dân Yemen, thúc đẩy việc tuyển quân và cho phép Houthi huy động các cuộc biểu tình lớn để ủng hộ người dân Palestine.

Houthi khẳng định họ đang chặn các tàu do Israel sở hữu và đi qua eo biển Bab al-Mandeb để gây áp lực buộc Israel ít nhất phải cho phép đủ viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza, nơi Israel đã tấn công trong 3 tháng qua.

Cuộc chiến của Israel tại Gaza đã giết chết hơn 23.000 người Palestine, hầu hết là dân thường.

Lực lượng Houthi đã thu hút sự chú ý toàn cầu vào ngày 19/11/2023, khi họ trưng dụng tàu chở hàng Galaxy Leader và sau đó biến nó thành một điểm thu hút khách du lịch.

Trong khi vận tải biển toàn cầu bị ảnh hưởng sâu sắc, với việc các công ty vận tải biển lớn tránh hoàn toàn Biển Đỏ, các cuộc đánh chặn của Houthi đã gây ra thiệt hại nhỏ cho hầu hết các tàu, hạn chế sát hại hoặc làm bị thương bất kỳ ai trên tàu.

Ngày 31/12/2023, 4 tàu của Houthi đã cố gắng chỉ huy một con tàu đi qua Biển Đỏ thì bị trực thăng của Hải quân Mỹ tấn công khiến 10 tay súng Houthi thiệt mạng và đánh chìm 3 tàu.

Các nhà phân tích cho rằng, mặc dù nhóm này đã thay đổi chiến thuật trong thời gian gần đây nhưng vẫn không ngừng hoạt động ở Biển Đỏ, một mặt vì mục tiêu đã tuyên bố mà chưa đạt được, mặt khác vì lực lượng này không sợ các mối đe dọa từ Mỹ.

Eleonora Ardemagni, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính trị Quốc tế Italy, cho rằng: “Mặt trận Biển Đỏ đã bước sang một tầm cao mới – cuộc đụng độ trực tiếp giữa Houthi và Mỹ”. “Cả Mỹ và Houthi đều đang lần lượt kiểm tra tác động của các động thái mỗi bên và mức độ sẵn sàng của nhau”.

Ảnh hưởng hạn chế của các cuộc không kích

Để đáp lại “tối hậu thư” từ Washington và các đồng minh về việc ngưng các hoạt động ở Biển Đỏ hoặc hứng chịu cơn thịnh nộ quân sự của họ vào tuần trước, Houthi đã tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ ở thủ đô Sanaa của Yemen, nơi của các nhà lãnh đạo lực lượng này tuyên bố họ sẵn sàng cho sự leo thang của Mỹ.

Raiman al-Hamdani, nhà nghiên cứu tại tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, “không nghĩ các cuộc tấn công của Mỹ vào các mục tiêu của Houthi sẽ đóng vai trò ngăn chặn Houthi”.

Về mặt chiến lược, ông al-Iryani cho biết, Houthi cũng sẽ khá thoải mái. Cơ sở hạ tầng linh động của Houthi sẽ khiến Mỹ gặp khó trong việc chọn mục tiêu.

Hòa giải với nước láng giềng

Trong khi đó, lực lượng Houthi vẫn đang đàm phán với nước láng giềng Arab Saudi về lệnh ngừng bắn dài hạn và các nhà phân tích cho rằng họ có thể đang cố gắng củng cố sức mạnh của mình thông qua màn phô trương sức mạnh ở Biển Đỏ.

Arab Saudi rất muốn ngăn chặn sự leo thang ở Yemen và vào tháng 12/2023, Riyadh đã kêu gọi Mỹ kiềm chế. Arab Saudi đã tái khẳng định thông điệp thận trọng đó sau các cuộc tấn công vào đêm 11/1 vào Yemen.

Sự bất ổn ở nước láng giềng sẽ không có lợi cho Arab Saudi, quốc gia có cơ sở hạ tầng dầu mỏ bị ảnh hưởng nặng nề trong các cuộc tấn công của Houthi trước đây. Arab Saudi cũng có thể có những cân nhắc dài hạn hơn trong các cuộc đàm phán này, vì việc xây dựng quan hệ với Houthi sẽ có lợi cho họ và thậm chí có thể đang có thiên hướng công nhận Houthi.

“Sự công nhận chính thức có thể là điều quan trọng nhất đối với Houthi vào lúc này”, theo ông al-Hamdani. “Mối quan tâm chính của Houthi là tiếp tục củng cố quyền lực trên toàn bộ Yemen”.

Cho đến nay, Houthi đã nhận được sự hỗ trợ từ Iran như một phần của “Trục kháng chiến khu vực”, cùng với Hamas, Hezbollah và một mạng lưới dân quân ở Iraq và Syria. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng nhóm này không nên được coi là “lực lượng ủy quyền” của Iran và trong tương lai, Houthi có thể tái cân nhắc việc tính toán lại các liên minh khu vực của họ. Theo ông al-Hamdani, “sẽ tốt hơn nếu Houthi thân thiết với Arab Saudi”, đồng thời nhận định thêm rằng họ có thể hưởng lợi nhiều hơn bằng cách “dựa vào nguồn tài chính của Arab Saudi thay vì phụ thuộc vào Iran về vũ khí”.

Tiến Anh (Theo Al Jazeera)

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文