Khẳng định cam kết và củng cố ASEAN

06:57 15/07/2023

Với chủ đề “ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM 56) đã ra Thông cáo chung, trong đó điểm lại đầy đủ các kết quả hợp tác cũng như định hướng trong nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN trên các trụ cột chính trị, kinh tế an ninh và xã hội. ASEAN nhất trí triển khai các sáng kiến và kế hoạch hành động đảm bảo mục tiêu “ASEAN tầm vóc - tâm điểm của tăng trưởng”. ASEAN tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025; củng cố Cộng đồng ASEAN và tính thống nhất, trung tâm của ASEAN.

Thông cáo chung tái khẳng định, ASEAN cam kết mạnh mẽ duy trì chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa đa phương; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc, giá trị và chuẩn mực đã được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ), Hiến chương ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP), Hiệp ước về Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ). ASEAN đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng, giá trị và các vấn đề liên quan của AOIP đối với hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng của ASEAN.

Khẳng định cam kết và củng cố ASEAN -0
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN chụp ảnh lưu niệm.

ASEAN sẽ thúc đẩy hơn nữa việc triển khai AOIP với các đối tác, thông qua các dự án và hoạt động cụ thể nhằm thúc đẩy lòng tin, tôn trọng và lợi ích chung thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. ASEAN khuyến khích các đối tác hỗ trợ và triển khai hợp tác thực chất, thiết thực và hữu hình với ASEAN, phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc trong AOIP, trên 4 lĩnh vực chính đã được xác định là hợp tác hàng hải, kết nối, các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) 2030, kinh tế và các lĩnh vực hợp tác khả thi khác.

Về quan hệ với các đối tác bên ngoài, ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác với các nước đối tác bên ngoài thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM-Plus)… xây dựng lòng tin và củng cố một khu vực cởi mở, minh bạch, kiên cường, bao trùm và dựa trên luật lệ, lấy ASEAN làm trung tâm, tôn trọng luật pháp quốc tế.

Về các vấn đề khu vực và quốc tế, ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của khu vực đối với hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng của ASEAN cũng như đối với các đối tác. ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt cần duy trì tính bao trùm; đồng thời mở ra những con đường tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại mang tính xây dựng và hợp tác cụ thể, qua đó đóng góp vào sự phát triển của cấu trúc khu vực, phù hợp với Hiến chương ASEAN và AOIP.

Về vấn đề Biển Đông, các Bộ trưởng tái khẳng định sự cần thiết tăng cường lòng tin và sự tin tưởng lẫn nhau, tự kiềm chế tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định, đồng thời tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình. ASEAN tái khẳng định, cần theo đuổi giải pháp hòa bình cho các tranh chấp phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong việc tiến hành mọi hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình và leo thang căng thẳng ở Biển Đông.

Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn bộ Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC); hoan nghênh các tiến triển đã đạt được trong các cuộc đàm phán về một Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xây dựng lòng tin để tăng cường lòng tin và sự tin cậy giữa các bên.

Liên quan tới COC, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc trong khuôn khổ AMM-56, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nhận định rằng, hai bên đã đạt được những cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương trong năm nay với việc hoàn tất Hướng dẫn đẩy nhanh đàm phán COC hiệu quả và thực chất, cũng như dự thảo lần hai Văn bản đàm phán COC duy nhất. Bà nhấn mạnh, những thành tựu này cần tiếp tục tạo động lực tích cực để thúc đẩy quan hệ đối tác theo mô hình bao trùm và cởi mở, tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS, đồng thời thúc đẩy thói quen đối thoại và hợp tác.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Indonesia - quốc gia giữ chức Chủ tịch ASEAN năm 2023 - kêu gọi Trung Quốc trở thành đối tác chân thành của ASEAN trong việc duy trì một cấu trúc khu vực cởi mở và bao trùm nhằm đạt được hợp tác cùng có lợi vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Bà cũng nhắc lại tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 hồi tháng 5 vừa qua tại thị trấn Labuan Bajo của Indonesia, trong đó, nêu bật một số khía cạnh, bao gồm tầm quan trọng của việc tuân thủ TAC, thông qua bản Hướng dẫn đẩy nhanh đàm phán COC, hỗ trợ triển khai AOIP, hợp tác kinh tế, tăng cường khả năng phục hồi y tế và giao lưu nhân dân.

Về phần mình, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ ủng hộ đối với TAC và vai trò trung tâm của ASEAN trong việc phát triển một cấu trúc khu vực bao trùm, đồng thời nêu bật một số lĩnh vực hợp tác ưu tiên như nông nghiệp, phát triển xe điện, kinh tế biển xanh và giao lưu nhân dân.

Việt Nam thúc đẩy hợp tác với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu

Nhân dịp Hội nghị AMM 56 và các hội nghị liên quan tại Jakarta, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tối 13/7 đã có cuộc gặp ngắn với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Joseph Borell.

Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Antony Blinken, hai bên bày tỏ vui mừng trước những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước thời gian qua; khẳng định sự coi trọng của lãnh đạo hai nước đối với quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết sẵn sàng cùng Hoa Kỳ tiếp tục đưa quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, hướng tới nâng tầm quan hệ khi điều kiện phù hợp.

Về phần mình, Ngoại trưởng Antony Blinken đánh giá cao kết quả điện đàm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (30/3/2023) và nhất trí sẽ phối hợp với phía Việt Nam triển khai hiệu quả kết quả của điện đàm, đặc biệt là thúc đẩy các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và triển khai các thoả thuận hợp tác đã ký kết. Ngoại trưởng Hoa Kỳ cảm ơn Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã tổ chức chu đáo, trọng thị chuyến thăm Việt Nam vừa qua của ông. Hai bên cũng trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và nhất trí tăng cường phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế trong thời gian tới.

*Trong cuộc trao đổi với ông Joseph Borell, hai bên bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - EU; nhất trí tăng cường tiếp xúc, trao đổi đoàn các cấp, nhất là đoàn cấp cao, và cùng thực thi hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị các nước thành viên EU sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); mong EU sớm xem xét gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU đối với hải sản của Việt Nam. Ông Joseph Borrell khẳng định EU sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng, triển khai cơ chế Đối tác Chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP), hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Khổng Hà (tổng hợp)

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Với thủ đoạn giả danh công an, nhóm đối tượng đe dọa nạn nhân nghi vấn liên quan đến số tiền bất minh để chiếm đoạt hơn 2 triệu USD ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã xác lập chuyên án đấu tranh. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công an tỉnh Tây Ninh cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và công an nhiều tỉnh, thành phố khác đã nhanh chóng bắt giữ các đối tượng gây án, thu hồi toàn bộ tài sản.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Lê Thị Mai đã lợi dụng việc tố cáo, phản ánh, kiến nghị không đúng sự thật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dòng sông Dâu cổ xưa đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh đã bị bồi lắng trở thành ruộng đồng từ hàng trăm năm qua. Cuối năm 2024, trong lúc nạo vét cải tạo một ao cá (thuộc khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành), người dân đã phát hiện hai chiếc thuyền cổ nằm song song với nhau, được đấu nối thành thuyền song thân.

Cuộc xung đột ở Ukraine dần đi đến hồi kết, mở ra hi vọng cho Kiev nhận được hàng tỷ USD hỗ trợ từ các nước phương Tây để tái thiết đất nước. Tuy vậy, để hiện thực hóa tiến trình đó, ngoài chi phí khổng lồ và một chính sách phát triển hợp lý, Ukraine còn cần nguồn nhân lực mạnh mẽ. Bài toán của Ukraine lúc này là làm sao thuyết phục hàng triệu người đã rời bỏ đất nước trở về.

Những concert đình đám với hàng chục ngàn khán giả tham dự, những TV show mang lại cả tỷ lượt xem, những MV hits với hàng trăm triệu lượt nghe, xem kéo theo doanh thu khủng đang cho khán giả cảm nhận về một thị trường âm nhạc nhộn nhịp của Việt Nam trong những năm gần đây.

16 năm trước, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) đã thực hiện di dời gần 1.000 hộ dân vạn đò trên sông Hương lên bờ tái định cư. Tuy nhiên, do không thuộc diện được cấp đất ở nên có nhiều hộ dân vạn đò phải dựng nhà tạm để sinh sống và chưa biết đến khi nào mới được an cư.

Giữa lúc chiến sự tại miền Đông Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 27/3 (giờ địa phương) đã đưa ra một đề xuất đáng chú ý: thành lập một chính quyền lâm thời ở Ukraine dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc (LHQ), với sự tham gia của cả Nga, Mỹ và các nước châu Âu...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.