Khuyến cáo của chuyên gia trước làn sóng dịch mới

08:20 04/07/2022

Các chuyên gia đều nhất trí rằng, việc khuyến khích người dân đi tiêm phòng mũi tăng cường, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như người già và trẻ em là biện pháp cốt yếu để có thể tránh những hậu quả đáng tiếc.

Các làn sóng dịch COVID-19 đang trở lại nhiều nước trên thế giới khi số ca mắc mới bắt đầu tăng lên những mức cao chưa từng thấy trong nhiều tháng. Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 8h ngày 3/7 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 554.031.005 ca, trong đó có tổng cộng 6.360.787 người tử vong. Trong vòng 1 tuần qua, thế giới ghi nhận 4.987.278 ca mắc mới (tăng trên 325.000 ca, tương đương 7% so với tuần trước nữa). Số ca tử vong vì COVID-19 trong tuần là 9.334 ca (giảm 407 ca, tương đương 4% so với 1 tuần trước).

Tại châu Á, Bộ Y tế Ấn Độ ngày 3/7 công bố số liệu cho thấy quốc gia này ghi nhận 16.103 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 43.502.429 ca. Ngoài ra, với thêm 31 ca không qua khỏi, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Ấn Độ hiện tăng lên 525.199 ca. Theo Bộ Y tế Ấn Độ, tỷ lệ nhiễm mới hằng ngày tại đây hiện ở mức 4,27%, trong khi tỷ lệ nhiễm hằng tuần là 3,81%. Tính đến nay, đã có tổng cộng 42.865.519 người được chữa khỏi bệnh, riêng trong 24 giờ qua, con số này là 13.929 người.

8-1.jpg -0
Tiêm phòng mũi tăng cường, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như người già và trẻ em, là biện pháp cốt yếu để có thể tránh những hậu quả đáng tiếc. Ảnh: Reuters.

Cùng ngày, giới chức y tế Hàn Quốc cho biết nước này đã ghi nhận thêm 10.059 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ tính đến đêm 2/7, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 18.389.611 ca. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp số ca mắc mới tại Hàn Quốc ở mức trên 10.000 ca. Bên cạnh đó, với 8 ca mới không qua khỏi, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Hàn Quốc hiện là 24.570 ca. Ngoài ra, số ca bệnh nguy kịch vẫn là 53 ca, không thay đổi so với ngày trước đó.

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) nhấn mạnh dù số ca mắc mới theo ngày đã giảm nhẹ so với mức 10.715 ca một ngày trước đó, nhưng vẫn cao hơn so với mức 6.238 ca cách đây một tuần, đồng thời cao hơn so với mức trung bình 9.095 ca/ngày trong 7 ngày qua.

Cũng trong ngày 3/7, Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) của Trung Quốc thông báo nước này ghi nhận 385 ca mắc mới COVID-19, gồm 75 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 310 ca không triệu chứng. NHC cho biết thêm với 40 bệnh nhân được xuất viện, số người khỏi COVID-19 tại Trung Quốc hiện tăng lên 220.115 người. Trong khi đó, số ca tử vong vì COVID-19 tại đây vẫn không thay đổi và ở mức 5.226 ca. Trong khi đó, tại Việt Nam, hiện BA.2 là biến thể phụ gây bệnh chủ yếu với biểu hiện lâm sàng nhẹ, tuy nhiên dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron dù mới xâm nhập nhưng có nguy cơ trở nên áp đảo.

Bộ Y tế Việt Nam khuyến nghị việc tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vaccine phòng COVID-19 là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do COVID-19 trong điều kiện xuất hiện các biến thể mới. Campuchia thì ghi nhận các ca mắc mới sau 51 ngày liên tục không có ca nào, trong khi Singapore không loại trừ khả năng phải thắt chặt trở lại các biện pháp giãn cách do số ca nhiễm biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron gia tăng.

Tại châu Âu, biến thể phụ BA.5 của Omicron đã trở thành biến thể chủ đạo gây ra khoảng 50% số ca mắc mới COVID-19 ở Đức. BA.5, cùng với "người anh em" BA.4 cũng "hoành hành" tại Anh, nơi các mô hình dự báo tình hình dịch bệnh cho thấy số ca mắc mới tăng khoảng 80% trong 3 tuần gần nhất. Ngày 1/7, Pháp ghi nhận hơn 125.000 ca nhiễm mới, nâng số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày qua lên 99.316 ca/ngày - mức cao nhất kể từ ngày 19/4. Trong khi đó, số ca nhiễm mới được ghi nhận tại Italy ngày 1/7 là 86.000 ca - mức tăng theo ngày cao nhất kể từ tháng 4. Số ca mắc ở châu Âu đã tăng gấp 3 lần trong tháng qua, khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo tình hình lây nhiễm COVID-19 tại châu Âu sẽ ở "mức cao" trong mùa hè năm nay.

Có nhiều yếu tố kết hợp để lý giải cho "sự trở lại" của COVID-19: Hiện hầu hết các nước đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế phòng dịch, tích cực thúc đẩy khôi phục và phát triển hoạt động kinh tế-xã hội. Trong khi virus chưa hoàn toàn biến mất mà vẫn tiếp tục biến đổi, khả năng miễn dịch có được nhờ tiêm phòng trong cộng đồng giảm dần theo thời gian nhưng tỷ lệ đăng ký tiêm các mũi tăng cường ở mức thấp. Bên cạnh đó, các dòng phụ BA.4 và BA.5 đều được cho là lây lan nhanh hơn các dòng phụ gây bệnh chủ đạo trong làn sóng trước.

Câu hỏi quan trọng nhất đặt ra lúc này là liệu làn sóng dịch mới sẽ kéo dài bao lâu, hậu quả ra sao. Trên thực tế, các nước đã trải qua làn sóng dịch do BA.4 và BA.5 gây ra như Nam Phi và Bồ Đào Nha đến nay đều đã vượt qua đỉnh dịch mà không gặp nhiều sóng gió, nhưng giới chuyên gia khuyến cáo có 2 lý do khiến các nước phải thận trọng. Thứ nhất, hơn 2 năm dịch bệnh hoành hành đã khiến hệ thống y tế quốc gia ở nhiều nước dần cạn kiệt nhân lực, vật lực và cần thời gian để củng cố, hồi phục, trong khi COVID-19 không phải dịch bệnh duy nhất cần đề phòng trong mùa hè. Thứ hai, thế giới đến nay vẫn chưa đánh giá hết hậu quả và chi phí y tế đi kèm với hội chứng COVID kéo dài.

Các chuyên gia đều nhất trí rằng việc khuyến khích người dân đi tiêm phòng mũi tăng cường, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như người già và trẻ em, là biện pháp cốt yếu để có thể tránh những hậu quả đáng tiếc. Theo chuyên gia nghiên cứu cấp cao Colin Angus từ Đại học Sheffield (Anh), việc triển khai tiêm phòng các mũi cơ bản cho người dân đã tạo ra "một bức tường chắn sóng" hiệu quả ở những làn sóng dịch bệnh trước, giúp ngăn ngừa được gần 20 triệu ca tử vong trên toàn thế giới trong năm đầu tiên sau khi có vaccine. Tuy nhiên, do miễn dịch giảm dần theo thời gian và thực tế rằng các biến thể mới thường có khả năng né tránh miễn dịch tốt hơn những biến thể tiền nhiệm, nên bức tường trên đã không còn kiên cố như trước.

Giáo sư Ali Mokdad, phụ trách nghiên cứu chiến lược y tế cộng đồng tại Đại học Washington (Mỹ), cho rằng không có gì đảm bảo virus SARS-CoV-2 sẽ dừng biến đổi sau biến thể Omicron khi virus vẫn không ngừng lây lan và không thể dự đoán tương lai các biến thể sẽ gây bệnh đến mức độ nào. Chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm tại Đại học Buffalo (Mỹ) Thomas Russo đánh giá dù yếu tố biến đổi của virus là khó lường nhưng đến nay vaccine vẫn được coi là công cụ quan trọng trong bộ công cụ nhằm chấm dứt đại dịch.

Khổng Hà (tổng hợp)

Thông tin từ Bộ Xây dựng, trong 3 năm 2022, 2023, 2024 Bộ này đã hoàn thành thủ tục để khởi công 59 dự án, hoàn thành thi công đưa vào khai thác 55 dự án. Kế hoạch năm 2025 dự kiến khởi công 21 dự án và hoàn thành 42 dự án, đến nay đã khởi công 6/21 dự án, đang tập trung triển khai để hoàn thành trong tháng 4/2025 là 8/42 dự án đáp ứng kế hoạch yêu cầu.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (gọi tắt là Nghị quyết số 18), CAND là lực lượng tiên phong, gương mẫu đi đầu, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, đạt kết quả toàn diện. Thế nhưng các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách phủ nhận, chống phá hòng làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và lực lượng CAND.

Lúc 3h ngày 13/5, một vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra trên tuyến đường giao thông thuộc khu vực Long Định, phường Long Hưng, quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Điểm sạt lở nằm cặp bờ trái sông Bằng Tăng, cách cầu Mương Khai khoảng 400 mét về hướng QL91.

Đại diện Cục Thể dục thể thao Việt Nam mới đây đã đề cập đến mục tiêu giành ít nhất 1 HCV tại SEA Games 33 vào cuối năm nay tại Thái Lan. Nhưng không đơn giản để thực hiện mục tiêu này khi các tay vợt vẫn cần những chuyến tập huấn, thi đấu quốc tế.

Liên quan vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” xảy ra tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thuộc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là Sở KH&CN TP Huế), hôm nay (14/5), Cơ quan CSĐT Công an TP Huế đã thực hiện khám xét trụ sở Công ty Cổ phần dịch vụ tư vấn môi trường (DVTVMT) Hải Âu tại số 3 Tân Thới Nhất 20, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP Hồ Chí Minh.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (14/5), khu vực Tây Bắc, Việt Bắc đã có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa nhiều nơi trên 60mm như: Tả Lèng (Lai Châu) 138.2mm, thị trấn Sa Pa (Lào Cai) 68.6mm, Cảm Nhân (Yên Bái) 77.6mm, Thái Hòa (Tuyên Quang) 63.4mm…

Trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài bốn ngày tới ba nước vùng Vịnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 13/5 (giờ địa phương) đã đặt chân tới Arab Saudi đầu tiên. Tại đây, Riyadh đã ký các thỏa thuận trị giá hơn 300 tỉ USD với Washington và cam kết đầu tư 600 tỉ USD vào nền kinh tế lớn nhất thế giới thông qua các lĩnh vực hợp tác, từ quốc phòng, công nghệ, tới động vật học.

Công ty TNHH Godwaypharma mới bị UBND TP Hồ Chí Minh quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 2,9 tỷ đồng do sử dụng hàng tấn nguyên liệu hết hạn để sản xuất bột đạm hương socola, nhưng trên trang web của công ty này quảng cáo và cam kết 100% chữa khỏi bệnh ung thư.

Với hành vi chỉ đạo kế toán trưởng và thủ quỹ bỏ ngoài sổ sách tài chính kế toán nhiều nguồn thu dịch vụ và một số hoạt động sự nghiệp khác để sử dụng trái quy định pháp luật, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương miền Trung đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

Sáng 14/5, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân trong CAND năm 2025. Lễ phát động được truyền trực tuyến từ điểm cầu Bộ Công an tại Hà Nội đến điểm cầu Công an các địa phương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.