Làn sóng đảo chính tiếp tục càn quét châu Phi

07:09 31/08/2023

Trong khi cuộc khủng hoảng tại Niger chưa hạ nhiệt, châu Phi tiếp tục chứng kiến một cuộc đảo chính khác tại Gabon, khi một nhóm quân nhân nổi dậy ngày 30/8 tuyên bố không công nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống vừa qua tại nước này.

Ủy ban bầu cử quốc gia Gabon sáng sớm 30/8 thông báo, Tổng thống Ali Bongo Ondimba, 64 tuổi, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử được tổ chức cuối tuần qua với hơn 64% tổng số phiếu. Chỉ trong vài phút, tiếng súng đã vang lên ở trung tâm thủ đô Libreville, theo AP.

Hàng chục binh sĩ xuất hiện trên kênh truyền hình Gabon 24 ngay sau thông báo của ủy ban bầu cử, tuyên bố đại diện cho toàn bộ lực lượng an ninh và phòng vệ của quốc gia Trung Phi, hủy kết quả bầu cử, đóng toàn bộ biên giới và giải tán tất cả cơ quan, tổ chức nhà nước cho đến khi có thông báo mới.

"Nhân danh nhân dân Gabon, chúng tôi quyết định bảo vệ hòa bình bằng cách chấm dứt chế độ hiện tại", các sĩ quan quân sự phát biểu trong video. Ngoài ra, nhóm đảo chính thành lập một Ủy ban lâm thời để điều hành đất nước, tuyên bố đình chỉ Hiến pháp. Chưa rõ số phận của Tổng thống Bongo Ondimba, người đã nắm quyền tại đất nước này 14 năm qua.

Làn sóng đảo chính tiếp tục càn quét châu Phi -0
Các binh sĩ Gabon tuyên bố không công nhận kết quả bầu cử. Ảnh Getty Images.

Không giống như Niger và một số quốc gia Tây Phi khác do chính quyền quân sự điều hành, Gabon không bị tàn phá bởi bạo lực thánh chiến và được coi là tương đối ổn định. Trong bài phát biểu nhân Ngày Độc lập hàng năm hôm 17/8 vừa qua, ông Bongo thậm chí từng khẳng định: "Trong khi lục địa châu Phi bị rung chuyển bởi các cuộc khủng hoảng bạo lực trong những tuần gần đây, hãy yên tâm rằng tôi sẽ không bao giờ cho phép đất nước Gabon của chúng ta trở thành con tin cho những nỗ lực gây bất ổn".

Ông Bongo đã phục vụ hai nhiệm kỳ kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2009 sau cái chết của cha ông, Omar Bongo, người đã lãnh đạo đất nước Gabon trong 41 năm. Một nhóm binh lính nổi loạn khác từng cố gắng đảo chính vào tháng 1/2019, trong khi ông Bongo đang ở Maroc, hồi phục sau cơn đột quỵ, nhưng nhóm này nhanh chóng bị khống chế.

Đã có những lo ngại về bạo lực kể từ khi cuộc bầu cử bắt đầu do những bất bình sâu sắc trong 2,5 triệu người dân Gabon. Theo Ngân hàng Thế giới, gần 40% người Gabon trong độ tuổi 15-24 không có việc làm vào năm 2020. Sau cuộc bỏ phiếu tuần trước, Bộ trưởng Truyền thông nước này đã tuyên bố lệnh giới nghiêm hàng đêm từ 19h đến 6h sáng hôm sau và cho biết quyền truy cập Internet bị hạn chế vô thời hạn để dập tắt thông tin sai lệch và kêu gọi bạo lực. Mọi cuộc bỏ phiếu được tổ chức ở Gabon kể từ khi đất nước trở lại hệ thống đa đảng vào năm 1990 đều kết thúc bằng bạo lực.

Khu vực Tây và Trung Phi đã chứng kiến "làn sóng đảo chính" do bất ổn an ninh và nạn tham nhũng, theo Reuters. Mở đầu cho làn sóng này là Mali năm 2020, khi một nhóm quan chức quân đội lật đổ Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita. Cuộc đảo chính diễn ra sau các cuộc biểu tình chống chính phủ vì an ninh ngày càng xấu đi, các cuộc bầu cử lập pháp gây tranh cãi và các cáo buộc tham nhũng. Tại Chad năm 2021, quân đội lên nắm quyền sau vụ Tổng thống Idriss Deby bị ám sát khi đến thăm binh sĩ chiến đấu với phiến quân ở miền Bắc đất nước.

Cũng trong năm này, thủ lĩnh lực lượng vũ trang Guinea đã lật đổ Tổng thống nước này Alpha Conde. Tổng thống Burkina Faso cũng bị quân đội phế truất năm 2022, với lý do không thể kiềm chế bạo lực gây ra bởi phiến quân Hồi giáo. Tháng 7/2023, Niger chứng kiến cuộc đảo chính và cuộc khủng hoảng đến nay chưa có hồi kết. Giới quan sát tỏ ra thận trọng về những diễn biến tiếp theo tại Gabon. Nếu thành công, đây sẽ là cuộc đảo chính thứ 8 từ năm 2020 đến nay tại khu vực.

"Một trong những lý do chính cho các cuộc đảo chính là khi các lãnh đạo nắm quyền quá lâu và mất tập trung, việc này khiến các tổ chức chính phủ suy yếu và cuối cùng dẫn tới bị quân đội tiếp quản", theo ông Sultan Kakuba, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Kyambogo ở Uganda. Giáo sư Kakuba không loại trừ khả năng có nước ngoài can thiệp trong một số cuộc đảo chính ở châu Phi để "phục vụ lợi ích của họ, nhưng một khi một nhà lãnh đạo ngừng phục vụ nhu cầu của họ, họ sẽ lên kế hoạch lật đổ ông ta".

Nhà nghiên cứu Mustafa Mheta tại tổ chức tư vấn Media Review Network, có trụ sở tại Johannesburg, Nam Phi, bày tỏ quan ngại có bàn tay nước ngoài tham gia vào một số cuộc đảo chính ở các thuộc địa cũ của Pháp ở Tây Phi. Theo ông Mheta, những cuộc đảo chính này là một phần trong kế hoạch lớn của các cường quốc phương Tây, vốn nhận thức được sự trỗi dậy của Trung Quốc và đang sử dụng các cuộc đảo chính để ngăn chặn bước tiến của Bắc Kinh tại đây.

Binh biến tại Gabon diễn ra khoảng một tháng sau cuộc đảo chính ở Niger khi quân đội nổi dậy phế truất Tổng thống và lên nắm quyền. Đáng chú ý, Tướng Abdrahmane Tchiani, người đứng đầu lực lượng đảo chính Niger mới đây đã ra lệnh cho các lực lượng vũ trang trong tình trạng cảnh giác tối đa nhằm ứng phó với các mối đe dọa tấn công, đồng thời đề nghị chính phủ các nước láng giềng Mali và Burkina Faso điều quân đến hỗ trợ.

Trong khi đó, Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) cho biết, khối này cần phải đảo ngược tình hình tại Niger để ngăn chặn "hiệu ứng domino" đảo chính ở Tây Phi. Tại cuộc gặp Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn châu Phi Molly Phee vào cuối tuần qua, Tổng thống Nigeria Bola Tinubu, Chủ tịch ECOWAS, cáo buộc chính quyền quân sự Niger đang cố gắng "câu giờ" sau khi các cuộc đàm phán nhằm phục chức cho ông Bazoum thất bại, nói thêm rằng khối này đang cố gắng kiềm chế dù đã sẵn sàng cho tất cả các lựa chọn, trong đó có cả biện pháp can thiệp quân sự vào Niger.

Tiến Dũng

Một căn nhà ở xã hội 70m2 cũng có giá xấp xỉ 2 tỷ đồng với mức tạm tính gần 30 triệu đồng/m2. Với mức giá này thì rõ ràng đối với những người làm công ăn lương, người có thu nhập thấp đủ điều kiện được mua (thu nhập dưới 15 triệu đồng, không phải đóng thuế thu nhập) thực sự là bài toán khó. Sau một thời gian dài thiếu vắng nguồn cung, thì nay thi thoảng lại có một dự án mới “ra lò” là những tín hiệu tích cực với nhà ở xã hội. Thế nhưng, việc giá nhà ở xã hội liên tục tăng lại đang tạo ra một gánh nặng lớn đối với người có thu nhập thấp, ước mơ để sở hữu nhà vẫn xa xỉ.

Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 2/7 cho biết, các cuộc không kích do Mỹ thực hiện nhằm vào cơ sở hạt nhân của Iran hôm 22/6 đã làm suy yếu chương trình hạt nhân của Tehran trong khoảng từ một đến hai năm. Đây là đánh giá chính thức đầu tiên về mức độ hiệu quả của chiến dịch, sau khi những thông tin ban đầu bị rò rỉ ra công chúng.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm qua (2/7), khu vực Trung Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa nhiều nơi trên 100mm như: Ba Tiêu (Quảng Ngãi) 133.4mm, Cam Chính (Quảng Trị) 127.4mm, Mường Xén (Nghệ An) 127.2mm, Vĩnh An (Gia Lai) 127.0mm, Đắk Psi (Quảng Ngãi) 121.8mm, Sông Trà (TP. Đà Nẵng) 115.0mm…

Việt Nam và Vương quốc Anh đang nỗ lực thúc đẩy các cơ chế phối hợp hành động, chia sẻ thông tin và tăng cường năng lực thực thi pháp luật, hướng tới mục tiêu chung là xây dựng một thế giới an toàn, công bằng và không còn nạn mua bán người.

Sáng 2/7, sau nhiều ngày chiến đấu với vết thương nghiêm trọng trong quá trình làm nhiệm vụ, Thiếu tá Hà Văn Minh, cán bộ Phòng CSGT, Công an tỉnh Lai Châu, đã anh dũng hy sinh, vì sự nghiệp bảo vệ ANTT và sự bình yên của nhân dân.

Sau nhiều ngày xét xử sơ thẩm và tạm hoãn phiên tòa kéo dài để làm rõ một số nội dung liên quan, chiều 2/7, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với 12 bị cáo trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn do bị cáo Nguyễn Thế Thành (SN 1992, trú tại phường Tây Lộc, thành phố Huế) và Trương Tuấn Dũng (SN 1976, trú tại phường Phạm Đình Hồ, quận Hai Bà Trưng cũ, Hà Nội) đồng chủ mưu, cầm đầu. 

Tại địa bàn xã Mường Chiên và xã Chiềng Mai, tỉnh Sơn La trong những ngày qua mưa lớn kéo dài đã khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình trên lực lượng Công an các xã đã huy động CBCS và lực lượng ANTT ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Lãnh đạo Cục Thuế cho biết, để thay thế thuế khoán, Dự thảo Luật Quản lý thuế dự kiến chia hộ, cá nhân kinh doanh thành 4 nhóm doanh thu, áp dụng phương pháp quản lý khác nhau để tạo thuận lợi cho các hộ, cá nhân kinh doanh.

Ngày 2/7, TAND TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Vũ Huy Hùng (SN 1992, ngụ Ninh Bình) 9 năm 6 tháng tù, Nguyễn Vũ Linh (SN 1991, ngụ Hậu Giang) 2 năm 6 tháng tù và Lâm Hoàng Sơn (SN 1994, ngụ Hậu Giang) 23 tháng tù cho hai tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” và tội "Cưỡng đoạt tài sản”. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.