Một chủ đề gây tranh cãi tại châu Âu

06:49 24/04/2023

Đó chính là điện hạt nhân. Sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022, nhiều quốc gia châu Âu đã tái khởi động các dự án điện hạt nhân. Trong khi đó, một số khác lại bảo lưu quan điểm cần chấm dứt kỷ nguyên nguồn năng lượng này vì lý do an toàn.

Minh chứng rõ ràng nhất cho cho thấy bức tranh đối lập về tương lai điện hạt nhân tại các nước châu Âu là việc nước Đức tuần trước chính thức đóng cửa ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng diễn ra gần như đồng thời với việc Phần Lan kích hoạt lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu sau 18 năm.

Điện hạt nhân đang là chủ đề nóng trên các diễn đàn và tại xã hội các nước châu Âu.

Những người ủng hộ quyết định của Berlin cho rằng, đây là một thắng lợi của một cuộc đấu tranh rất dài nhằm loại bỏ cho nước Đức một nguy cơ an ninh thường trực về các sự cố trong các lò phản ứng hay hiểm họa môi trường từ rác thải hạt nhân. Cùng chung "chiến hào" với Đức còn có các nước như Italy, Luxemburg…

Ở phía ngược lại, những người phản đối cho rằng, nước đi của Chính phủ Đức là phi logic trong bối cảnh an ninh năng lượng không chỉ tại Đức mà còn tại cả châu Âu vốn đang trong tình trạng mong manh vì biến động địa chính trị từ xung đột Nga - Ukraine, đồng thời việc Berlin loại bỏ một nguồn năng lượng đáng tin cậy, ổn định và ít ô nhiễm môi trường không phải là một thông điệp tích cực đối với các tham vọng trung hoà carbon của châu Âu.

Đối lập với Đức và các nước phản đối điện hạt nhân, trong phạm vi chiến lược công nghiệp và năng lượng của Pháp, điện hạt nhân vẫn tiếp tục đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Cho đến nay, với 57 nhà máy điện hạt nhân, Pháp vẫn là cường quốc điện hạt nhân lớn nhất châu Âu. Mặc dù gần một nửa trong số đó luôn trong tình trạng phải bảo dưỡng thường xuyên hay đối mặt với các vấn đề kỹ thuật phải tạm dừng hoạt động, paris vẫn xem điện hạt nhân là một trong những trụ cột quan trọng nhất trong chiến lược năng lượng của mình trong tương lai.

Điều này được thể hiện rõ trong chính sách công nghiệp mới của Pháp được công bố vào cuối năm 2021, khi đặt công nghệ hạt nhân dân sự là một trong những ưu tiên lớn nhất, với tham vọng chi 50 tỷ euro để hiện đại hoá một số nhà máy điện hạt nhân của nước này từ năm 2035, xây thêm ít nhất 6 lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ thế hệ mới, kèm theo lựa chọn xây thêm 8 lò sau đó. Mục tiêu của kế hoạch này không chỉ để phục vụ cho nhu cầu năng lượng trong nước mà còn hướng đến việc xuất khẩu điện và công nghệ lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới ra châu Âu và thế giới.

Với nước Pháp, điện hạt nhân không chỉ là giải pháp khả dĩ nhất để đạt được các tham vọng cắt giảm lượng rác thải khí carbon mà còn là tiền đề để sản xuất các loại năng lượng khác thân thiện với môi trường, như hydrogen xanh. Ngoài Pháp, các nước ủng hộ điện hạt nhân còn có Hà Lan, Bỉ, Ba Lan. Các nước này đều đang có kế hoạch mở rộng hệ thống điện hạt nhân, hoặc ít nhất là trì hoãn việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, như Bỉ.

Thực tế trên cho thấy, trong vấn đề điện hạt nhân, sẽ rất khó có các lựa chọn thống nhất cho toàn bộ Liên minh châu Âu (EU). Các nước sẽ đưa ra các lựa chọn phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia của riêng mình và cũng khó có khả năng EU áp đặt được một đường lối chung cho toàn khối.

Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là các quốc gia theo đuổi các chiến lược năng lượng khác nhau lại đang tranh giành lợi ích quyết liệt, với minh họa rõ nhất là Đức và Pháp. Trước khi diễn ra Thượng đỉnh EU cuối tháng 3/2023 tại Brussels, mâu thuẫn này đã suýt phá hỏng thượng đỉnh bởi vào thời điểm đó, trong khi Paris đang vận động quyết liệt cho Liên minh điện hạt nhân, nhằm đưa điện hạt nhân vào chương trình nghị sự trọng tâm của EU thì Berlin cũng bất ngờ đưa ra các quan điểm phản đối kế hoạch của châu Âu cấm bán toàn bộ xe ôtô mới chạy bằng động cơ đốt trong tại châu Âu kể từ năm 2035, với lí do là cần phải có ngoại lệ cho một loại xăng nhân tạo thân thiện với môi trường.

Giống như cuộc vận động của Pháp, Đức cũng vận động một số nước khác ủng hộ quan điểm này bởi đứng trên khía cạnh lợi ích của Đức, một cường quốc ôtô hàng đầu thế giới, việc cấm toàn bộ các xe chạy bằng động cơ đốt trong (tức xăng và diesel) sẽ triệt tiêu một thế mạnh lớn của ngành công nghiệp ôtô Đức, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Pháp đương nhiên chỉ trích gay gắt quan điểm này của Đức, cho rằng làm như thế sẽ phá vỡ tham vọng trung hoà carbon của châu Âu vào năm 2050.

Pháp có lý do của họ. Kế hoạch Công nghiệp Xanh là một kế hoạch hết sức tham vọng của EU nhằm đối trọng với "Đạo luật giảm lạm phát" (IRA) của chính quyền Mỹ, theo đó EU dự kiến chi đầu tư hàng trăm tỷ euro, với các điều kiện về nới lỏng thuế, trợ cấp cho các lĩnh vực công nghệ xanh qua đó bảo vệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của châu Âu trong các lĩnh vực công nghiệp chủ chốt.

Trước khi kế hoạch này được công bố chi tiết, Chính phủ Pháp đang vận động ráo riết trong nội bộ EU để đưa năng lượng hạt nhân góp mặt trong mọi chiến lược về năng lượng Xanh của EU. Hay nói cách khác, các quan chức chính phủ, các tập đoàn công nghiệp và tổ chức vận động hành lang của Pháp đang tìm mọi cách để năng lượng hạt nhân được đưa xếp vào vị trí trọng tâm trong kế hoạch nêu trên.

Mục đích của Paris là để sớm chiếm lấy phần to nhất của "miếng bánh" này bởi nếu năng lượng hạt nhân được xếp là năng lượng xanh và được nhấn mạnh trong Kế hoạch Công nghiệp Xanh của EU, nước Pháp sẽ có lợi thế vượt trội so với các nước khác trong EU trong việc cung cấp công nghệ điện hạt nhân, từ việc xây dựng các nhà máy mới cho đến việc bán điện cho các nước khác trong liên minh. Việc Pháp thuyết phục được 10 quốc gia EU tham gia Liên minh điện hạt nhân hồi cuối tháng 2/2023 được xem là một thắng lợi nhỏ đầu tiên trong nỗ lực này của Paris.

Hiện nay, Pháp-Đức đều không có dấu hiệu nhân nhượng nhau trong việc muốn đưa năng lượng của mình, với Pháp là điện hạt nhân còn Đức là xăng nhân tạo, thành chủ đề chính trong chính sách công nghiệp mới tại châu Âu và các tranh cãi sẽ càng khiến châu Âu khó tìm được một hướng đi thống nhất hơn.

Khổng Hà (tổng hợp)

Theo thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông, thời gian qua, cả nước đã xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông (TNGT) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đáng chú ý, tuyến đường xảy ra tai nạn tập trung nhiều trên các quốc lộ (chiếm tới 35%). Thời gian xảy ra tai nạn nhiều nhất trong khung giờ 18h-24h. Giải pháp nào để giảm TNGT trên các tuyến quốc lộ, là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Phóng viên Báo CAND đã có cuộc trao đổi với ông Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

Thạc sĩ - bác sĩ nội trú Dương Thị Trà Giang (SN 1992), Khoa Đẻ thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu như: Giải Nhất lĩnh vực Y - Dược trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP Hà Nội (2022-2023); giải Nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022-2023)... Không chỉ cứu nhiều sinh mệnh sản phụ và trẻ sơ sinh bên bờ “cửa tử”, nữ bác sĩ (BS) còn đam mê nghiên cứu khoa học, mang lại lợi ích to lớn cho các bà mẹ. Nữ BS vừa được vinh danh là 1 trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023 vào sáng 11/5.

Ngày 12/5, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III (đóng tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, tàu SAR 272 và êkíp đã kịp thời cứu nạn một thủy thủ người nước ngoài bị nạn trên biển vào ngày 11/5.

Lợi dụng chức danh, nhiệm vụ Kế toán trưởng, Trương Ngọc Tùng (SN 1991, trú tại 52 đường Bửu Đình, phường Kim Long, TP Huế, Thừa Thiên Huế) đã sử dụng nhiều thủ đoạn (trong đó có làm giả hàng loạt bộ chứng từ để chiếm đoạt tiền từ ngân hàng, rồi đi vay tiền từ ngân hàng về nhưng không nộp vào quỹ công ty... ) để chiếm đoạt số tiền gần 5 tỷ đồng.

Được biết đến với tính cách hiền lành, mộc mạc, chân chất, Đinh Thanh Trung có thể xem như hình tượng đối với nhiều cầu thủ trẻ Việt Nam. Nhưng ma tuý đã khiến Quả bóng Vàng Việt Nam 2017 sụp đổ.

Theo văn bản số 5490/VP-TNMT của UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị khắc phục sự cố môi trường tại Khu liên hợp xử lý chất thải (LHXLCT) Sóc Sơn (bãi rác Nam Sơn) và công tác đảm bảo an ninh, an toàn tại các khu xử lý chất thải tập trung của TP Hà Nội.

Những tháng qua, trên phạm vi cả nước, tình hình tội phạm mua bán người diễn ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi, có sự cấu kết từ trong nước và nước ngoài. Các đối tượng lợi dụng triệt để mạng xã hội, như Facebook, Zalo... để hoạt động phạm tội khiến việc phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh ngăn chặn của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.

Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tối 10/5 (giờ địa phương) đã thông qua nghị quyết kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ xem xét ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Mặc dù vậy, quan điểm giữa các bên vẫn còn khá cách biệt.

Ngày 11/5, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an tỉnh Phú Yên về thành tích đấu tranh chuyên án, triệt phá đường dây thu thập, sử dụng thông tin cá nhân để mở và bán tài khoản ngân hàng trái phép.

Bất chấp làn sóng lên án và phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, chính phủ và quân đội Israel tiếp tục thúc đẩy thực hiện kế hoạch tấn công bộ binh vào TP Rafah đông dân cư ở phía Nam Gaza.

Nắng nóng gay gắt, oi bức với nền nhiệt trên 37 độ C tiếp tục diễn ra tại Nam Bộ trong ngày hôm nay (12/5), về chiều tối khả năng có mưa dông. Thủ đô Hà Nội trời mưa mát mẻ.

Đối với các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang được Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文