Một dự án khai thác gây tranh cãi lớn trên toàn thế giới

07:26 15/09/2022

Việc khai thác đáy biển sâu đang là vấn đề gây tranh cãi lớn trên toàn thế giới và có ít nhất bốn quốc đảo Thái Bình Dương đã lên tiếng kêu gọi tạm hoãn ngành công nghiệp nhiều tiềm năng này, vì lo ngại chúng có thể dẫn đến nguy cơ hủy diệt môi trường đại dương.

Cuộc đua khai thác

Cơ quan nghiên cứu khoa học Australia (CSIRO) ngày 14/7 tuyên bố đã cử một nhóm các nhà khoa học từ Australia và New Zealand cùng tham gia với Công ty Metals (TMC) để thực hiện dự án khai thác biển sâu ở khu vực Thái Bình Dương.

du an.jpg -0
Một cánh tay robot đang lấy mẫu khoáng chất ngoài khơi bờ biển Papua New Guinea. Ảnh: RNZ.

Dự án này nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng trong khả năng khai thác tài nguyên kết hạch đa kim, có tên gọi là polymetallic nodules (quặng hỗn hợp của nhiều kim loại dưới đáy biển). Tổng kinh phí dành cho CSIRO là 1,5 triệu AUD (1,08 triệu USD), do TMC chi trả dưới sự bảo trợ của bốn quốc đảo ở Thái Bình Dương, bao gồm Nauru, Tonga, Kiribai và Cook Islands. Polymetallic nodules gồm hỗn hợp các kim loại nickel, cobalt, mangan và một số kim loại đất hiếm khác. Các polymetallic nodules có kích thước như củ khoai tây, nằm rải rác dưới đáy biển sâu. Đây là những thành phần hóa học quan trọng nhất để sản xuất ôtô điện, tuabin gió và tấm pin Mặt Trời…

Các công ty, tìm kiếm cơ hội tham gia vào lĩnh vực khai thác kim loại mới, lập luận rằng thế giới cần polymetallic nodules nếu các quốc gia có kế hoạch rời xa nhiên liệu hóa thạch và hướng tới một tương lai được thúc đẩy bởi nguồn năng lượng tái tạo. Khi ngành công nghiệp khai thác đáy biển được hình thành, dự kiến đây sẽ là một ngành kinh doanh tiềm năng, trị giá lên đến hàng tỷ USD. Một loạt tên tuổi lớn toàn cầu đã vận động hành lang để thúc đẩy sự phát triển của các dự án khai thác đáy biển sâu.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà môi trường, mở rộng hoạt động thăm dò và khai thác đáy biển sâu sẽ tạo ra sự huỷ diệt, đe dọa môi trường sống của đại dương và cả hành tinh. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng kêu gọi Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế (ISA) của Liên hợp quốc cần sớm ban hành lệnh cấm khai thác tài nguyên dưới đáy biển sâu. Đầu năm 2020, sau một loạt tham vấn trên diện rộng, ISA đã đưa ra các quy định về thăm dò đáy biển sâu, nhưng chưa thiết lập các quy tắc khai thác cần thiết.

Báo cáo của ISA cho biết nghiên cứu quốc tế nên được tiến hành để lấp đầy “lỗ hổng kiến thức” về hoạt động này, trước khi cho phép bất kỳ dự án khai thác dưới đáy biển nào được thực hiện và phải thiết lập các khu vực được bảo vệ trên tất cả các đại dương thuộc phạm vi quyền hạn của ISA. Sau khi báo cáo được công bố, ISA đã lên kế hoạch cho các cuộc họp thảo luận chi tiết, nhưng đại dịch COVID-19 đã khiến hoạt động này bị trì hoãn. Dự kiến đến tháng 6/2023, ISA mới có thể ban hành các quy định về hoạt động khai thác dưới đáy biển sâu.

Hồi năm ngoái, quốc đảo Nauru đã đưa ra một quy định mới, cho phép các công ty được quyền chuyển từ hoạt động thăm dò sang khai thác tại khu vực đại dương do nước này quản lý. Trong thư đề nghị gửi đến ISA, Tổng thống Nauru Lionel Aingimea viết rằng khai thác polymetallic nodules dưới đáy biển sâu sẽ “tạo ra quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo trong tương lai và hỗ trợ cho nền kinh tế tuần hoàn”.

Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng việc cho phép khai thác polymetallic nodules dưới đáy biển một cách có trách nhiệm sẽ giúp đưa chúng ta đến một tương lai không carbon”. Dự án do TMC phát triển, dưới sự hậu thuẫn của Chính phủ Tổng thống Nauru, nhằm mục tiêu khai thác polymetallic nodules dưới đáy biển trong một khu vực rộng từ 4-6km ở vùng Clarion Clipperton (CCZ) của Thái Bình Dương.

Một công ty con của TMC là Nauru Ocean Resources sẽ tham gia vào hoạt động này. Tháng 5/2022, Nauru Ocean Resources cho biết họ đã thử nghiệm đưa một thiết bị khai thác hoạt động ở đáy biển sâu trong phạm vi 2,5km của CCZ, sẽ chạy dọc theo đáy biển để thu thập các polymetallic nodules. Các cuộc thử nghiệm tiếp theo tại CCZ đã được lên kế hoạch vào cuối năm nay và hoạt động thương mại dự kiến bắt đầu vào năm 2024.

Giám đốc điều hành người Australia của TMC, ông Gerard Barron, cho biết nhiệm vụ của CSIRO là thiết lập một khu vực được bảo vệ, để hỗ trợ TMC thực hiện dự án khai thác polymetallic nodules. Công việc của CSIRO sẽ “cung cấp một đánh giá rủi ro nghiêm ngặt và minh bạch dựa trên các nghiên cứu cơ bản mà TMC đã thực hiện”.

Ông nói: “CSIRO sẽ làm việc chặt chẽ với các nhà khoa học từ Bảo tàng Victoris, Trường đại học Griffith và Đại học Sunshine Coast”. Sự tham gia của CSIRO sẽ giúp “thúc đẩy sự phát triển của một kế hoạch quản lý nghiêm ngặt, tập trung vào các tác động tích luỹ của việc thu thập polymetallic nodules… cho phép TMC hoạt động trong giới hạn sinh thái an toàn”.

Phản ứng của các quốc đảo Thái Bình Dương và thế giới

Liên bang Micronesia đang cùng với Samoa, Fiji và Palau kêu gọi ngay lập tức hoãn các hoạt động khai thác ở biển sâu tại Thái Bình Dương. Ngoài bốn quốc đảo đã chính thức lên tiếng phản đối, một số quốc đảo khác cũng đang xem xét việc bảo vệ các đại dương xanh. Các quốc đảo này cho rằng việc khai thác dưới đáy biển sâu khi chưa có các đánh giá chi tiết sẽ “gây thiệt hại to lớn” cho môi trường. Họ tuyên bố Chính phủ Australia và New Zealand đã “đứng về phía sai trong cuộc tranh luận”, khi bày tỏ quan điểm bảo vệ cho dự án.

Ngày 11/7, Tổng thống Liên bang Micronesia David Panuelo tuyên bố đất nước của ông muốn dừng tất cả các hoạt động thăm dò, cũng như bất kỳ phê duyệt nào về các quy định thăm dò khai thác đáy biển sâu, cho tới khi có các đánh giá chi tiết hơn về những tác động tiềm tàng của hoạt động này đối với môi trường. TMC lập luận rằng quy trình của họ ít gây thiệt hại hơn so với việc khai thác trên cạn để lấy nickel, cobalt, đồng, mangan và công ty đang làm việc trên một hệ thống “giảm thiểu nhiễu âm đối với cột nước”.

Ông Gerard Barron cho biết công ty đã tiến hành một nghiên cứu sơ bộ về tiếng ồn và rung động dưới nước, kết quả sẽ được xác minh khi họ kiểm tra bộ thu kết quả vào cuối năm nay. Cụ thể, TMC đã thử nghiệm sử dụng ngưỡng tiếng ồn thấp đối với cá voi và cá heo và những nơi có mức độ tiếng ồn cao, dựa trên một giả định không chắc rằng có tới 17 ứng dụng sẽ hoạt động cùng một lúc trong CCZ.

Trong một tuyên bố, CSIRO khẳng định cơ quan này có vai trò quan trọng trong việc “cung cấp lời khuyên khoa học, để hỗ trợ việc ra quyết định nhằm đảm bảo việc ra quyết định được dựa trên những lời khuyên khoa học tốt nhất hiện có”. CSIRO là cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới trong việc phát triển hệ thống quản lý dựa trên hệ sinh thái và đánh giá rủi ro “và CSIRO có chuyên môn sâu rộng về sinh học và sinh thái biển sâu, đánh giá rủi ro và mô hình hệ thống”.

Người phát ngôn của Bộ trưởng Khoa học Australia Ed Husic cho biết: “CSIRO là cơ quan khoa học quốc gia độc lập của Australia, được điều hành bởi một hội đồng độc lập. Các quyết định về nghiên cứu mà cơ quan này thực hiện, bao gồm cả các dự án nghiên cứu cá nhân, đều được chính phủ xem xét trong một khoảng thời gian dài”. Chuyên gia Duncan Currie, Cố vấn của Liên minh Bảo tồn Biển sâu, cho biết cơ quan này đang kêu gọi Chính phủ New Zealand và Australia nên “đoàn kết với các nước láng giềng Thái Bình Dương”, cùng lên tiếng phản đối các hoạt động khai thác có hại cho đại dương.

Trước đó, Tổ chức Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và nhà sản xuất ô tô BMW đã lên tiếng kêu gọi tạm hoãn trên quy mô toàn cầu đối với hoạt động khai thác dưới đáy biển sâu. Tập đoàn Google, Công ty Volvo và nhà sản xuất pin của Samsung cũng công khai ủng hộ yêu cầu này.

Đầu tháng 7/2022, một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Science chỉ ra rằng tiếng ồn từ một điểm khai thác đáy biển sâu có thể làm tăng mức độ tiếng ồn trong khu vực có bán kính 500km xung quanh. Các nhà nghiên cứu cho biết nếu tất cả 17 ứng dụng dùng để khai thác polymetallic nodules trong CCZ được sử dụng, điều này sẽ làm tăng độ ồn trên phạm vi 5,5 triệu km2 - một khu vực lớn hơn cả Liên minh châu Âu (EU).

Đánh giá của các nhà nghiên cứu viết: “Sẽ có những thách thức về chi phí và hậu cần để trả lời cho những câu hỏi cơ bản liên quan tới tác động âm thanh có thể xảy ra đối với các hệ sinh thái biển sâu” và chưa thể có đủ dữ liệu được đánh giá trước thời hạn tháng 6/2023.

Minh Hải (tổng hợp)

Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tạo điều kiện cho người nước ngoài sử dụng nhiều tiện ích số tại Việt Nam như: Xác thực thông tin trong giao dịch ngân hàng, đăng ký thuê nhà, sử dụng dịch vụ công cộng, lưu trữ thẻ cư trú điện tử và các loại giấy tờ hợp pháp trên ứng dụng VNeID.

Bộ Tài chính Mỹ ngày 3/7 đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một mạng lưới buôn lậu dầu mỏ có liên hệ với Iran và một tổ chức tài chính do lực lượng Hezbollah kiểm soát, động thái nhằm gia tăng áp lực kinh tế lên Tehran và ngăn chặn nguồn tài trợ cho các hoạt động bị Washington xem là gây bất ổn tại Trung Đông.

Một tháng sau nhậm chức, Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae-myung tuyên bố sẽ thực hiện một chính sách tài khóa “táo bạo và chủ động” nhằm khôi phục lòng tin của người dân và đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, đồng thời khẳng định vai trò không thể thay thế của chính phủ lúc này trong việc điều phối, kích thích và định hướng nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đi đúng hướng trở lại.

Dự luật cắt giảm thuế quy mô lớn của Tổng thống Donald Trump đã chính thức vượt qua rào cản cuối cùng tại Quốc hội Mỹ vào ngày 3/7, khi Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát thông qua với tỷ lệ phiếu sít sao 218–214. Đây được xem là một thắng lợi quan trọng cho Tổng thống Trump, giúp ông tiến gần hơn đến việc thực hiện các cam kết trong chiến dịch tái tranh cử năm 2024.

Sau khi thực hiện hành vi giết người, đối tượng chủ mưu trong vụ án tổ chức phi tang xác nạn nhân ở khu vực đồi núi hiểm trở, ít người qua lại thuộc địa bàn huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang (cũ) nay là tỉnh Tuyên Quang, rồi xoá hết các thông tin về nạn nhân… 

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (3/7), khu vực Bắc Bộ, cao nguyên Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa nhiều nơi trên 40mm như: Khang Ninh (Thái Nguyên) 70.4mm, An Lạc (Phú Thọ) 46.8mm, Hồng Thái (Tuyên Quang) 44.0mm, Dào San (Lai Châu) 43.8mm…

Bộ Quốc phòng Nga ngày 3/7 xác nhận Thiếu tướng Mikhail Gudkov, Phó Tư lệnh Hải quân Nga, đã thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực biên giới vùng Kursk, gần Ukraine. Đây là một trong những tổn thất cấp cao nhất của quân đội Nga kể từ khi chiến sự với Ukraine nổ ra vào năm 2022.

Tại buổi họp báo công bố các luật, pháp lệnh được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc vụ Quốc hội khóa XV thông qua được Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức vào sáng 3/7, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng đã giải thích rõ các điều khoản chuyển tiếp khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.  

Liên đoàn Bóng đá Bồ Đào Nha (FPF) ngày 3/7 (giờ địa phương) xác nhận, tiền đạo Diogo Jota – ngôi sao đang khoác áo câu lạc bộ Liverpool, đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng xảy ra gần thành phố Zamora, Tây Bắc Tây Ban Nha. Cùng thiệt mạng trong vụ tai nạn còn có em trai của tiền đạo này – André Silva.

Ngày 3/7, thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong  6 tháng đầu năm 2025, cả nước có hơn 333 nghìn lượt phương tiện (chiếm 13,8%) không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật (ATKT) và bảo vệ môi trường (BVMT) phải bảo dưỡng, sửa chữa, điều chỉnh để kiểm định lại.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.