Một trật tự thế giới mới đang được hình thành

08:07 10/10/2022

Cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể được gọi là một thảm họa đa chiều. Một số quốc gia đang đứng về phía Nga, trong khi nhiều nước đổ lỗi cho Nga về cuộc khủng hoảng. Giữa cuộc xung đột như vậy, hệ lụy của nó đang tác động đến toàn thế giới, kể cả những người không liên quan đến cuộc khủng hoảng.

Cuộc xung đột đã chia cộng đồng quốc tế thành ba phần khác nhau. Thứ nhất, những quốc gia phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, chẳng hạn như Mỹ và các đồng minh. Họ không trực tiếp đối đầu với quân đội Nga, mà cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine và áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga nhằm làm tê liệt nền kinh tế của nước này.

Lực lượng lính dự bị Nga. Ảnh: Reuters

Thứ hai, các quốc gia ủng hộ lập trường của Nga như Belarus, Iran, Syria, Venezuela, Cuba và cả Trung Quốc. Cụ thể, trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa Đông, Bắc Kinh đã công khai ủng hộ lập trường của Moscow về phản đối mở rộng NATO. Trong khi đó, Trung Quốc từ chối tham gia các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây, chọn hợp tác thương mại bình thường với Nga. Với khẩu hiệu “Tình hữu nghị không giới hạn”, Bắc Kinh cũng đang giúp Moscow vượt qua các lệnh trừng phạt bằng cách mua dầu, khí đốt và lúa mì. Trung Quốc dường như theo đuổi đồng thời ba mục tiêu: quan hệ đối tác chiến lược với Nga, giảm thiểu thiệt hại của các lệnh trừng phạt từ Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đối với Nga, nhưng cũng kêu gọi bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp.

Thứ ba, các quốc gia trung lập, có nghĩa là không đứng về phía bên này hay bên kia, chẳng hạn như Ấn Độ và Pakistan. Có vẻ như Ấn Độ đang thực hiện chính sách cân bằng. Nước này tuyên bố sẽ duy trì quan điểm trung lập trong cuộc xung đột khi quan tâm đến quan hệ đối tác chiến lược với cả Moscow và Washington.

Theo dõi các phản ứng toàn cầu đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine, các chuyên gia đã rút ra một số tác động xã hội, chính trị và kinh tế đối với thế giới. Một trong những hệ lụy chính trị của cuộc xung đột là nó đang tạo ra cuộc “Chiến tranh Lạnh 2.0” và thế giới một lần nữa sẽ trở thành nạn nhân giữa hai khối với mức độ cạnh tranh ngày càng leo thang. Do đó, xung đột đã tạo ra thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh giữa các quốc gia và nhiều nước đang tăng ngân sách quốc phòng sau cuộc khủng hoảng.

Hơn nữa, cuộc xung đột đã khiến nhiều nước phải đối mặt với những thách thức kinh tế liên quan, cùng với đó là nhiều cuộc biểu tình, tạo ra bất ổn chính trị và kinh tế, khiến các chính phủ càng khó khăng trong giải quyết các vấn đề trong nước. Hệ lụy kinh tế của cuộc xung đột ở Ukraine rõ ràng đang làm tổn thương tất cả. Giá dầu, giá các mặt hàng lương thực đều tăng cao. Lạm phát đang ở mức đỉnh điểm vì gián đoạn chuỗi cung ứng.

Về mặt xã hội, cuộc xung đột đã tạo ra cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II. Nhiều người đã thiệt mạng, mất việc làm, nhà cửa bị phá hủy. Phân biệt chủng tộc cũng nổi lên liên quan đến việc tiếp nhận người tị nạn và sơ tán. Bất chấp hậu quả, cả Nga và Ukraine đều có những yêu cầu nhất định trước khi chấm dứt xung đột. Nga đã minh bạch về các điều kiện của mình khi đưa ra 4 yêu cầu đối với Ukraine để chấm dứt xung đột: phi quân sự hóa hoàn toàn, có nghĩa là Ukraine cần dừng bất kỳ loại hành động quân sự nào; sửa đổi hiến pháp của mình theo hướng trung lập - điều sẽ ngăn cản Kiev gia nhập NATO; công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga, đồng thời công nhận Donetsk và Lugansk là độc lập. Tuy nhiên, Ukraine cũng kiên quyết trong các yêu cầu của mình đối với Nga: ngừng bắn ngay lập tức và rút toàn bộ lực lượng khỏi lãnh thổ nước này.

Xung đột tại Ukraine chấm dứt càng sớm sẽ cứu được mạng sống của hàng chục ngàn người và mang lại nhiều điều tốt đẹp khác cho thế giới. Hòa bình lâu dài có thể đạt được nhờ vào một thỏa thuận đình chiến với các điều khoản hợp lý. Thỏa thuận đình chiến này sẽ chấm dứt giao tranh và cho phép hơn 7,5 triệu người tị nạn Ukraine quay trở về nhà và bắt đầu quá trình tái thiết và phục hồi kinh tế. Mục tiêu của thỏa thuận là tránh tình trạng “xung đột đóng băng” bắt nguồn từ các thỏa thuận Minsk và tìm cách chấm dứt thực sự xung đột quân sự giữa đôi bên.

Để đạt được điều này, việc đầu tiên cần làm là đưa Nga và Ukraine trở lại bàn đàm phán. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, sự đối đầu ngày càng gia tăng giữa Nga và phương Tây đang khiến khả năng đàm phán giữa Moscow và Kiev để chấm dứt cuộc xung đột trở nên mong manh hơn. Nga vẫn để ngỏ khả năng đàm phán với Ukraine, tuy nhiên Kiev từ chối gặp gỡ các đại điện của Moscow để đàm phán chấm dứt chiến tranh, chủ yếu là vì phương Tây tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Dựa trên các phân tích trên, các nhà phân tích kêu gọi Mỹ và các đồng minh phương Tây không thực hiện các lệnh trừng phạt kinh tế mới chống lại Nga, ngừng gửi thêm quân Mỹ sang Đông Âu và ngưng viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine để đổi lại một lệnh ngừng bắn tức thời và lâu dài từ phía Moscow.

Minh Hải (tổng hợp)

Ông Patrick Turner - người đứng đầu văn phòng đại diện của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Thủ đô Kiev, hôm 5/11 đã đến Ukraine để bắt đầu công việc và gặp Bộ trưởng Quốc phòng nước này Rustem Umerov.

Chủ “phường”, “hụi” thường xây dựng hình ảnh về bản thân, gia đình có cuộc sống giàu sang, hàng tháng trả lãi cao, đúng hẹn, tạo vỏ bọc uy tín… Điều này đánh vào tâm lý tin tưởng trao gửi tài sản của những người tham gia, họ không mảy may nghi ngờ.

Dù các hãng hàng không đã tăng cường khai thác, đưa ra biện pháp nhằm giảm áp lực giá vé trong dịp Tết năm 2025 nhưng giá vé máy bay vẫn tăng mạnh. Nhiều người dân thất vọng vì mua vé sớm cũng không tìm được giá rẻ.

Chiều 6/11, tại buổi họp cung cấp thông tin về Hội chợ Dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lấn thứ 2 năm 2024 do Bộ Y tế tổ chức, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Minh Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền cho biết, hội chợ được tổ chức từ ngày 21- 23/11, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) số 799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP Hồ Chí Minh.

Sau trận bão lớn gây thiệt hại nặng nề, các làng trồng đào, quất ở Nhật Tân và Tứ Liên (Hà Nội) đang nỗ lực khôi phục vườn cây để kịp cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán. Dù thời gian gấp rút nhưng người nông dân vẫn ngày đêm chăm sóc, phục hồi những cây đào, quất bị ngập úng, gãy đổ; hy vọng mang đến một mùa Tết trọn vẹn.

Là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam nên TP Tam Kỳ tập trung mật độ dân cư và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đông đúc. Lợi dụng đặc điểm này, một bộ phận thanh, thiếu niên thiếu hiểu biết, hoặc biết nhưng coi thường pháp luật, cố ý vi phạm pháp luật về giao thông, gây nguy hiểm chính bản thân mình và cho người khác khi tham gia giao thông.

Đến cuối tháng 10/2024, tỉnh Thanh Hóa đã giải ngân được hơn 9.300 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 65,9% kế hoạch vốn phân bổ, đứng thứ 4 cả nước. Tuy nhiên, để hoàn thành nhiệm vụ giải ngân 100% nguồn vốn này, từ nay đến cuối năm, các chủ đầu tư, đơn vị thi công đang “chạy nước rút”, nỗ lực tháo gỡ nhiều “nút thắt” quan trọng mới đạt mục tiêu đề ra.

Theo dự báo, Thủ đô Hà Nội hôm nay trời nắng đẹp, nhiệt độ nhịch tăng nhẹ. Khu vực từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 100mm.

Bộ Công an đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cơ quan điều tra các cấp về điều tra tài chính, điều tra tội phạm nguồn gắn với điều tra tội rửa tiền; đẩy mạnh phối hợp với nhiều quốc gia trong công tác xác minh, xử lý các vụ án, vụ việc về tội phạm nguồn nói chung, tội phạm rửa tiền nói riêng

Các phương tiện truyền thông của Mỹ chính thức gọi tên ông Donald Trump là người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024, có thể nói ông là người từng và sẽ trở thành Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên trong lịch sử, từng có người làm điều này trước ông Trump. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文