Nhân tố đẩy nhanh tốc độ điều chỉnh năng lượng toàn cầu

07:45 11/06/2022

Theo nhận định của giới chuyên gia, căng thẳng Nga-Ukraine là sự kiện lịch sử làm thay đổi cấu trúc thế giới. Căng thẳng này đã khiến quá trình hội nhập của lục địa Á-Âu bị gián đoạn đột ngột và thậm chí có nguy cơ làm thay đổi cấu trúc năng lượng thế giới, buộc nhiều quốc gia phải phát triển nguồn năng lượng xanh của riêng mình nhanh nhất có thể.

Năng lượng xanh là giải pháp cần nhưng chưa đủ

Mỹ đã đề nghị các nước trong Liên minh châu Âu (EU) áp đặt trừng phạt đối với Nga. Kết quả là các nước EU như Đức đã giảm hoặc từ chối mua khí đốt tự nhiên của Nga. Tuy nhiên, điều này khiến những nước này phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Nga đã đóng đường ống dẫn khí đến Ba Lan, Bungaria và Ba Lan đã phải chuyển sang mua khí đốt từ Đức, vốn cũng có nguồn gốc từ Nga.

Nếu tình hình này kéo dài, sẽ có thêm các nước EU phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi không đủ nguồn cung năng lượng. Cuối cùng, họ cũng sẽ phải chịu áp lực kinh tế lớn do giá năng lượng tăng. Pháp không liên quan nhiều đến cuộc khủng hoảng năng lượng vì hơn 70% điện năng của Pháp được sản xuất bởi các nhà máy năng lượng hạt nhân.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc bảo trì định kỳ các nhà máy năng lượng hạt nhân đã làm nảy sinh vấn đề thiếu năng lượng ở Pháp. Hiện Pháp đã phải mua điện từ các nước khác. Điều này cho thấy Pháp, từng là nước tự chủ về năng lượng, cũng đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thỏa thuận với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại Brussels về cam kết cung cấp khí đốt hoá lỏng cho các nước EU. Điều này cho thấy, các nước EU không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào Mỹ. Các quan chức Chính phủ Mỹ đã tuyên bố rằng căng thẳng ở Ukraine sẽ tiếp diễn. Nếu điều này thật sự xảy ra, xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ chịu áp lực, còn các nước EU sẽ phải tìm kiếm nguồn cung năng lượng lâu dài từ các khu vực khác trên thế giới.

Khả năng có thể xảy ra nhất là EU phải xem xét các phương án đẩy nhanh tốc độ phát triển năng lượng xanh. Các nước ở khu vực Scandinavia đang nhanh chóng phát triển năng lượng gió ngoài khơi và một số nước EU chọn phát triển năng lượng Mặt Trời. Những nguồn năng lượng xanh này có thể làm giảm nhu cầu cấp thiết của các nước châu Âu ở mức độ nào đó, nhưng trong ngắn hạn, do quy mô đầu tư lớn và đặc biệt là do nguồn cung điện năng không ổn định, các nước châu Âu khó có thể dựa vào năng lượng xanh để tránh phụ thuộc vào nguồn khí đốt tự nhiên của Nga. Căng thẳng Nga-Ukraine có thể sẽ tiến triển từ xung đột địa chính trị thành một cuộc chiến về năng lượng.

n.jpg -0
Tháp làm mát tại một nhà máy điện chạy than ở Nam Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP.

Thế lực, quyền lực mới?

Trong khi đó, một cán cân quyền lực khác trên thị trường năng lượng nằm ở châu Á. Trung Quốc là nước thiếu hụt năng lượng. Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu một khối lượng lớn dầu và khí đốt tự nhiên từ Trung Đông và Nga. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ củng cố nguồn cung năng lượng và cố gắng tự chủ năng lượng. Trung Quốc đã và đang thăm dò, khai thác thêm dầu, khí đốt ở khu vực phía Tây, cũng như xây dựng các hạ tầng năng lượng ở ngoài khơi.

Trong tương lai, chiến lược phát triển năng lượng của Trung Quốc sẽ dựa vào thủy điện và tập trung phát triển điện Mặt Trời, điện gió, điện địa nhiệt và điện hạt nhân. Trung Quốc đang giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng với tốc độ chưa từng có. Khi có thể tự chủ về năng lượng, Trung Quốc sẽ có thể tự tin hơn trong công cuộc phát triển của mình.

Điều Trung Quốc lo ngại là căng thẳng tại Ukraine sẽ biến thành một cuộc chiến năng lượng trên toàn thế giới. Để có môi trường phát triển hòa bình, Trung Quốc hy vọng các bên liên quan sẽ chấm dứt căng thẳng ở Ukraine càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, xét từ tình hình hiện thời, điều này khó có thể xảy ra trong ngắn hạn.

Trong bối cảnh đó, giới chuyên gia Trung Quốc nhận định rằng, Bắc Kinh cần hướng đến việc nghiêm túc bảo đảm an ninh năng lượng của mình thông qua một số cách thức. Thứ nhất, Trung Quốc nên có các biện pháp thiết thực và hiệu quả để cảnh báo một số nước nhất định rằng nếu họ làm ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng và phá hủy các cơ sở hạ tầng năng lượng của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đáp trả ngay lập tức.

Cần lưu ý rằng, khu vực duyên hải Trung Quốc là khu vực phát triển nhất về kinh tế của Trung Quốc và cũng là cơ sở năng lượng của nước này. Ngoài ra, bố cục chiến lược của Trung Quốc cũng nên được xem xét lại, tất cả nguồn lực không nên được đặt ở những thành phố lớn dọc bờ biển vì như vậy sẽ đối mặt với những rủi ro rất lớn. Trung Quốc nên giảm dần đầu tư quy mô lớn vào các thành phố duyên hải phía Đông và phân bổ một số nguồn lực vào các khu vực miền Trung và miền Tây. Chỉ bằng cách này, Trung Quốc mới có thể phát triển cân bằng và an ninh năng lượng của Trung Quốc mới có thể được đảm bảo.

Thứ hai, Trung Quốc nên tăng cường hợp tác với các nước xuất khẩu năng lượng, tiếp tục áp dụng chiến lược đa dạng hóa nguồn năng lượng để đảm bảo nguồn cung năng lượng quốc gia không bị đe dọa nghiêm trọng nếu căng thẳng ở Ukraine kéo dài. Thứ ba, Trung Quốc có thể cân nhắc chiến lược đổi trang thiết bị quân sự lấy năng lượng.

Trung Quốc có những lợi thế nhất định trong việc sản xuất các trang thiết bị quân sự truyền thống và cũng đã tích lũy số lượng lớn tên lửa và súng phóng rocket truyền thống. Thứ tư, Trung Quốc cần đẩy nhanh việc xây dựng thị trường nội địa, không đóng cửa nền kinh tế. Trung Quốc là nước sản xuất lớn nhất thế giới, đại đa số hàng hoá Trung Quốc sản xuất được xuất khẩu. Do đó, Trung Quốc nên củng cố quan hệ với các đối tác thương mại của mình và duy trì vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế.

Thứ năm, Trung Quốc phải đối mặt với tình hình quốc tế ngày càng phức tạp, những bước phát triển và thay đổi trong quan hệ quốc tế cần phải được tính tới khi hoạch định chiến lược năng lượng. Mỹ xem Trung Quốc là đối thủ chiến lược chính và đã thiết lập một vòng bao vây chiến lược để kiềm chế nước này ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thứ sáu, ASEAN đã trở thành tâm điểm chú ý của Trung Quốc và Mỹ, Mỹ đã liên tục cử các quan chức cấp cao đến thăm các nước Đông Nam Á và đang cố gắng xây dựng một khung hợp tác kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà không có sự tham gia của Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc cần theo dõi sát chiến lược địa chính trị của Mỹ ở khu vực này. Điều này một phần là vì ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng vì những động thái chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không phải nhằm mở rộng thị phần của Mỹ, mà là để ngăn cản sự phát triển của Trung Quốc.

Trung Quốc nên có các biện pháp thực tiễn, hiệu quả để củng cố quan hệ hợp tác với các nước ASEAN. Trên cơ sở hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư truyền thống, dần dần phát hiện và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh, vì chỉ bằng cách này mới có thể hình thành nên một cộng đồng chung vận mệnh thực sự. Hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN vốn đã có những lợi thế từ trước và cội nguồn của một số con sông ở nhiều nước ASEAN bắt nguồn từ Trung Quốc.

Các chuyên gia kết luận, nếu Trung Quốc và các nước ASEAN tiến hành hợp tác năng lượng toàn diện trên cơ sở hợp tác thương mại truyền thống, thì một số nước như Mỹ sẽ rất khó cản trở mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

Minh Hải (tổng hợp)

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến yêu cầu, mục tiêu cao nhất của lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trại giáo dưỡng (QLTG, CSGDBB, TGD) là bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ; quản lý giáo dục được người phạm tội sau khi hết án phải nhận thức tốt, chấp hành tốt pháp luật, làm ăn lương thiện, không tái phạm.

Đa số ý kiến các đại biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 9/5 bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml. Tuy nhiên, các đại biểu cũng kiến nghị, cần phân loại hợp lý các đối tượng áp dụng, nhất là đối với sản phẩm tự nhiên…

Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Trưa ngày 6/5/2025, nhận được tin PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã rời cõi nhân gian sau nửa năm chống chọi với bạo bệnh, tôi liền gọi điện thoại chia buồn với GS Nguyễn Lân Dũng – người anh ruột của nhà khảo cổ được mệnh danh là chuyên gia “cổ nhân học”. Quen biết PGS.TS Nguyễn Lân Cường và từ lâu được ông coi là một người bạn vong niên, với tôi đó là vinh hạnh và tôi luôn trân trọng, cảm phục ông, một nhà khoa học đúng nghĩa, luôn say mê với khảo cổ và nhiệt huyết với cuộc đời…

Ngay sau sự cố mưa gây dột lênh láng tại nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 8/5 Cơ quan Thường trực Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã có văn bản gửi Tổng Công ty Càng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) yêu cầu rà soát các vấn đề phát sinh trong quá trình đưa công trình vào khai thác…

Ngày 9/5, thông tin Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hoá cho hay, UBND tỉnh sẽ bố trí một phần vận động viên của đội tuyển thể thao thành tích cao thuộc Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh Thanh Hoá sử dụng cơ sở tại Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng (TP Thanh Hoá).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.