Những vấn đề đặt ra từ sự kiện Ukraine

10:42 11/04/2022

Cuộc xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một tháng. Nhiều nhà quan sát quân sự và chính trị coi cuộc chiến giữa Ukraine và Nga là một bước ngoặt trong lịch sử chính trị thế giới. Hầu hết các nhà quan sát cũng tin rằng nhà nước và nhân dân Ukraine là mặt trận chính trong cuộc cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Giới học giả đã đưa ra một số kết luận sơ bộ từ cuộc xung đột này.

Đầu tiên, Mỹ đã củng cố thành công Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và vai trò lãnh đạo của Mỹ đối với các quốc gia châu Âu. Trong khi các nước thành viên tiếp tục thể hiện sự trung thành đối với liên minh này, một số nước không thuộc liên minh cảm thấy bị Nga đe dọa đã bắt đầu thảo luận về khả năng gia nhập NATO.

Tuy nhiên, sự đoàn kết này chưa thể chấm dứt “căng thẳng sâu sắc” giữa Mỹ và các nước lục địa châu Âu như Pháp và Đức. Về mặt lịch sử, Pháp không muốn một NATO hoạt động hiệu quả ở châu Âu, cũng không phải một nước Đức hùng mạnh từng hai lần xâm lược Pháp trong thế kỷ XX. Các chính khách Pháp từng coi “nước Đức quân sự hóa” là lằn ranh đỏ cho hòa bình và ổn định ở châu Âu. Tuy nhiên, gần đây, chính phủ Pháp đã đến lúc phải lựa chọn giữa hai phương án này.

Người tị nạn Ukraine. Ảnh: New York Times

Với sự suy yếu niềm tin vào Mỹ và sự xích mích ngày càng tăng giữa Washington và các nước châu Âu, Pháp sẽ thích sự củng cố của Đức hơn là sự phụ thuộc vào Mỹ. Ngày càng có nhiều chính trị gia và nhà khoa học Pháp bắt đầu nghĩ rằng không thể tạo ra một Liên minh châu Âu (EU) hiệu quả về mặt quân sự nếu không có một nước Đức mạnh. Cuộc khủng hoảng Ukraine dường như đã thuyết phục được chính phủ Pháp đồng ý để Đức trở thành một cường quốc quân sự.

Thứ hai, giới lãnh đạo Nga đã nhiều lần giải thích rằng Nga khởi xướng chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vì mối đe dọa ngày càng tăng từ NATO và phương Tây. Nga tuyên bố “hành động gây hấn với Ukraine” là một động thái phòng thủ trước mối đe dọa từ phương Tây. Tại thời điểm này, người ta kỳ vọng rằng các nước không phải phương Tây, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ ủng hộ Moscow.

Mặc dù Trung Quốc được coi là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Mỹ, nhưng nước này đã không huy động và sẽ không huy động các nguồn lực của mình để hỗ trợ Nga. Vì Trung Quốc chưa sẵn sàng cho một cuộc đụng độ chính trị và quân sự với bá quyền phương Tây do Mỹ đứng đầu, nên họ không muốn tham gia trong nỗ lực giành vị trí lãnh đạo toàn cầu. Nói cách khác, "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga ở Ukraine hiện nay không phải là thời điểm thích hợp để Trung Quốc hỗ trợ Nga.

Thứ ba, hầu hết các cường quốc từ các khu vực khác nhau trên thế giới đã không hỗ trợ đầy đủ cho các nước phương Tây do Mỹ lãnh đạo. Mặc dù hầu hết các cường quốc trong khu vực đều lên án việc tấn công Ukraine của Nga, song họ đã chọn cách thể hiện quan điểm “tương đối trung lập” về cuộc khủng hoảng Ukraine. Hầu hết các nước trong khu vực đều tìm cách giảm sự phụ thuộc vào các cường quốc toàn cầu và do đó tăng quyền tự chủ chiến lược của họ trong hệ thống toàn cầu đang chuyển đổi ngày nay.

Thứ tư, môi trường thay đổi trong công nghệ quốc phòng và cân bằng quyền lực toàn cầu dẫn đến sự xáo trộn quân bài với những tính toán mới, hình thức liên minh mới và kiểu chiến tranh mới. Không một cường quốc nào trong khu vực lại sa đà vào việc “ăn miếng trả miếng” hay dễ dàng đầu hàng trước các cường quốc toàn cầu. Họ sẽ tiếp tục chơi quân bài của mình vì lợi ích quốc gia của họ. Thứ năm, mức độ phụ thuộc lẫn nhau hiện nay khiến việc trừng phạt bất kỳ nước lớn toàn cầu nào sẽ trở nên phản tác dụng. Tất cả các nước châu Âu đều phải chịu đựng bằng cách này hay cách khác trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Nga đã ảnh hưởng nặng nề không chỉ đến nhà nước và người dân Nga, mà còn tất cả các đối tác và khách hàng của Nga. Ví dụ, trong cuộc chiến Ukraine-Nga, ngay cả các bên thứ ba không liên kết với Nga cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là do cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực năng lượng và thực phẩm. Ngoài ra, những người tị nạn Ukraine có thể tạo ra nhiều vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau trên khắp châu Âu trong trung hạn hoặc dài hạn.

Và cuối cùng, Nga kiên trì đạt được các mục tiêu của “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Hoạt động của các lực lượng vũ trang Liên bang Nga bắt đầu khiến quân đội Ukraine bị bất ngờ, do đó Lực lượng vũ trang Ukraine chịu những tổn thất to lớn không thể bù đắp được. Nga tiếp tục phá hủy các cơ quan đầu não của quân đội Ukraine và các trung tâm triển khai thường trực của các lực lượng dân tộc chủ nghĩa. Lực lượng vũ trang Liên bang Nga đã vô hiệu hoá các lực lượng Ukraine trong việc thực hiện một cuộc tấn công trả đũa bằng tên lửa vào Voronezh, Rostov, Sevastopol hoặc các tỉnh lân cận giáp biên giới Nga ngay trong những giờ đầu tiên của chiến dịch và duy trì cho đến thời điểm này.

Nhưng quan trọng nhất, nhóm quân chủ lực của Lực lượng vũ trang Ukraine và các tiểu đoàn dân tộc chủ nghĩa của Vệ binh Quốc gia Ukraine, mà chính quyền Kiev đang chuẩn bị cho việc đánh chiếm các nước cộng hòa Donbass, đang bị bao vây hoàn toàn không thể ứng cứu lẫn nhau. Sau khi cục diện ở Mariupol đã an bài, quân đội Nga đang điều chuyển lực lượng để bao vây cánh quân chủ lực của Ukraine ở phía Đông với tổng quân số lên tới 60.000 quân. Đánh bại cánh quân này, Moscow có thể tuyên bố hoàn thành cơ bản mục tiêu phi quân sự hóa Ukraine và khôi phục hòa bình ở Donbass.

Ý kiến chuyên gia cho rằng, chúng ta đang ở trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng, đề cao luật pháp quốc tế, chống chính trị cường quyền áp đặt. Mọi xung đột vì lợi ích nào cũng đều phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Theo lẽ đó, nước Nga cần tuân thủ luật pháp quốc tế, rút quân về nước, trả lại sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine. Nhiều nhà chính trị, quân sự biết rõ, nước Nga không phải là nước duy nhất đơn phương gây ra thảm họa này, không phải tất cả mọi tội lỗi đều do một mình nước Nga gây ra. Nhưng vì công lý, vì nền hòa bình mà nước Nga cần dừng ngay cuộc chiến không để đổ máu thêm nữa. Máu của ai cũng đều màu đỏ cả.

Về phía Ukraine, dù không muốn, nhưng với những gì đang diễn ra hiện nay, Kiev đành phải nhân nhượng Nga một số điều kiện như vấn đề Crimea, không gia nhập NATO, cũng đừng tham vọng đứng ra lập liên minh quân sự mới; dẹp bỏ những băng đảng “tân phát xít”, thay đổi chính sách phân biệt chủng tộc chống lại người Nga, tận dụng mọi thời cơ, nguồn lực để phát triển đất nước giành lại “thời gian đã mất” kể từ khi giành được độc lập từ Liên Xô cũ (1991), góp phần chấm dứt cuộc chiến tranh, tránh để thường dân vô tội đổ máu, đất nước bị tàn phá thêm nữa.

Minh Hải (theo Katehon.com)

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文