Những vụ ám sát Tổng thống và ứng viên Tổng thống gây rúng động nước Mỹ

14:20 14/07/2024

Trước âm mưu ám sát bất thành nhằm vào cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump xảy ra hôm 13/7 vừa qua, nước Mỹ đã chứng kiến nhiều trường hợp bạo lực chính trị nhắm vào các tổng thống Mỹ, các cựu tổng thống và các ứng cử viên tổng thống của các đảng lớn.

Tổng thống Andrew Jackson 

Ngày 30/1/1835, một họa sĩ thất nghiệp tên là Richard Lawrence đã trốn và chờ đợi khi Tổng thống Andrew Jackson đến dự đám tang ở Washington DC. Kẻ này đã cố gắng bắn vào Tổng thống Jackson bằng hai khẩu súng lục khác nhau, nhưng cả hai đều trượt. Hắn trở thành người đầu tiên bị buộc tội âm mưu ám sát Tổng thống Mỹ.

Tổng thống Abraham Lincoln

Ngày 14/4/1865, Tổng thống Lincoln và đệ nhất phu nhân Mary Todd Lincoln tham dự buổi biểu diễn đặc biệt vở hài kịch “Our American Cousin” tại Nhà hát Ford ở Washington DC. Kẻ tấn công John Wilkes Booth đã lẻn vào phòng tổng thống và bắn thẳng vào ông. Mặc dù đã được đưa đi điều trị ngay lập lức, song Tổng thống Lincoln đã qua đời vào sáng hôm sau. 

Sau vụ việc kinh hoàng, cương vị tổng thống của Lincoln được trao cho Phó Tổng thống Andrew Johnson. Tên sát nhân Wilkes Booth bị bắn chết vào ngày 26/4/1865, sau khi người ta tìm thấy hắn đang trốn trong một nhà kho gần Bowling Green, Virginia.

Bức tranh mô tả khoảnh khắc Tổng thống Lincoln bị ám sát. Nguồn: History Wiki

Tổng thống James Garfield 

Tổng thống Garfield là Tổng thống Mỹ thứ 2 bị ám sát. Khi mới nhậm chức được 6 tháng, trong một lần đi bộ qua một ga xe lửa ở Washington vào ngày 2/7/1881 để bắt chuyến tàu đến New England, ông bị kẻ có tên Charles Guiteau bắn. Tổng thống bị trọng thương và được điều trị tại Nhà Trắng trong vài tuần. Cuối cùng ông qua đời vào tháng 9 sau khi được đưa đến bờ biển New Jersey. 

Tổng thống William McKinley

Ngày 6/9/1901, kẻ sát nhân có tên Leon Czolgosz đã bắn vào bụng Tổng thống McKinley ở cự ly gần tại một sự kiện triển lãm ở Buffalo, New York. Tổng thống McKinley đã qua đời tám ngày sau đó vì vết thương nghiêm trọng. Kẻ tấn công ông - Czolgosz - được cho là một người theo chủ nghĩa vô chính phủ, phán đối chính quyền. Vụ ám sát được cho là nguyên nhân dẫn đến việc thành lập Cơ quan Mật vụ hiện đại.

Tổng thống Theodore Roosevelt

Năm 1912, chủ quán rượu John Flammang Schrank đã bắn vào ngực Tổng thống Roosevelt ở Milwaukee, Wisconsin khi ông đang vận động tranh cử nhiệm kỳ thứ ba. Tuy nhiên, Tổng thống Roosevelt đã sống sót sau vụ ám sát. Hộp kính bằng kim loại và bài phát biểu dài 50 trang của ông đựng trong túi ngực được cho là đã giúp giảm tác động của viên đạn. 

Báo chí đưa tin về vụ ám sát hụt Tổng thống Theodore Rossevelt. ảnh: Library of Congress

Tổng thống Franklin D Roosevelt

Năm 1933, thợ xây thất nghiệp có tên Giuseppe Zangara đã bắn 5 viên đạn về phía Tổng thống đắc cử Roosevelt khi ông đang có bài phát biểu trước đám đông ở Miami's Bay Front Park, Florida. Tuy nhiên, các viên đạn đều bắn trượt. Tổng thống an toàn, nhưng những viên đạn đã khiến 4 người bị thương và thiệt mạng, trong đó có Thị trưởng Chicago Anton Cermak.

Tổng thống John F. Kennedy

Năm 1963, vụ án Lee Harvey Oswald ám sát Tổng thống Kennedy ở Dallas, Texas đã gây rúng động nước Mỹ. Vụ ám sát xảy ra khi Tổng thống đang đi cùng với đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy trên một chiếc xe mui trần. Oswald đang ở trên tầng 6 của một tòa nhà gần đó và bắn liên tục ba phát súng - hai trong số đó trúng vào đầu ông Kennedy - khiến Tổng thống thiệt mạng.

Vài giờ sau vụ ám sát, cảnh sát đã bắt giữ Lee Harvey Oswald sau khi tìm ra vị trí của tay súng bắn tỉa này ở tòa nhà gần đó - kho lưu trữ sách trường học Texas. Hai ngày sau, Oswald đang được đưa từ trụ sở cảnh sát đến nhà tù quận thì một chủ hộp đêm ở Dallas là Jack Ruby lao tới bắn chết hắn.

Khung hình ám ảnh trong vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy. Ảnh: Getty

Tổng thống Ronald Reagan

Tháng 3/1981, khi Tổng thống Reagan vừa rời sân khấu nơi ông có bài phát biểu ở Washington DC và đang đi về phía đoàn xe của mình thì bị bắn. Hung thủ là John Hinckley Jr., người có mặt trong đám đông. Ông Reagan đã hồi phục được sau vụ nổ súng vào tháng 3/1981. Tuy nhiên, còn có ba người khác bị bắn trong cùng vụ việc, trong đó thư ký báo chí của tổng thống, James Brady, thì bị liệt một phần do vết thương.

Ứng viên Tổng thống Robert F. Kennedy

Ngày 5/6/1968, Thượng nghị sĩ Mỹ Robert Francis "Bobby" Kennedy, em trai cố Tổng thống bị ám sát John F. Kennedy, bất ngờ bị một kẻ xa lạ bắn nhiều phát đạn tại khách sạn Ambassador ở Los Angeles, Mỹ, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ ở California. Ông qua đời một ngày sau đó vì vết thương quá nặng.

Ứng viên Tổng thống George C.Wallace

Ứng viên Wallace đang nỗ lực vận động để có được suất đề cử tổng thống của đảng Dân chủ thì bị bắn tại điểm dừng chân ở Maryland vào năm 1972. Vụ việc khiến ông bị liệt từ thắt lưng trở xuống. Kẻ nổ súng Arthur Bremer bị kết án tù và cuối cùng được trả tự do vào năm 2007.

Bảo Hân

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”, xảy ra tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, theo quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, bắt giữ thêm 1 Phó Tổng biên tập và 2 phóng viên của tạp chí này.

Ít ai ngờ, nữ cán bộ Công an với dáng người có phần mảnh khảnh ấy lại trực tiếp tham gia đấu tranh trên trăm vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn. Nữ cán bộ ấy chính là Thiếu tá Trần Tú Huy, Phó Đội trưởng Đội phòng ngừa, điều tra án kinh tế, tham nhũng, môi trường trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại và các lĩnh vực khác – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi.

Câu chuyện về cuộc chia ly giữa huấn luyện viên Park Chung-gun và đội tuyển bắn súng Việt Nam đã tạo hiệu ứng dư luận không đáng có. Đây là lúc có hai việc cần làm rõ: Vì sao đôi bên không gia hạn hợp đồng, và đâu là nguyên nhân khiến câu chuyện bị đẩy ra xa?

Chiều 26/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng CAND, nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân thời kỳ đổi mới”.

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.

Chiều 26/9 tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp Trưởng Đại diện Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương Masood Karimipour. Cùng dự có bà Nguyễn Nguyệt Minh, Phụ trách Văn phòng UNODC Việt Nam.

Ít ngày nữa thôi, hơn 40 phạm nhân của Trại giam Thanh Lâm sẽ được trở về bên gia đình, người thân. Lớp học tái hoà nhập cộng đồng cho các phạm nhân được đề nghị đặc xá đang học những ngày cuối cùng với các kỹ năng cần thiết để các phạm nhân đủ hành trang trở lại cộng đồng.

Chuyển đổi xanh đang trở thành “một cuộc đua” ở cấp độ toàn cầu. Những doanh nghiệp (DN) không thể thích ứng sẽ dần bị loại bỏ khỏi thị trường xuất khẩu (XK). Do vậy, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh chóng các chương trình nâng cao năng lực cùng các chính sách để hỗ trợ DN thích nghi với cuộc chơi mới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文