Nước Mỹ và "đại dịch" bạo lực súng đạn chưa hồi kết

21:19 25/05/2022

Tổng thống Mỹ Joe Biden từng dùng hai từ "đại dịch" để mô tả về vấn nạn bạo lực súng đạn diễn ra tại đất nước này thời gian qua. Mới nhất, vụ xả súng tại một trường tiểu học ở bang Texas hôm 24/5 (theo giờ địa phương) khiến 19 trẻ em và 2 người lớn thiệt mạng chỉ 2 ngày trước kỳ nghỉ hè, đã một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nỗi ám ảnh này suốt nhiều năm qua.

Vì đâu nên nỗi?

Vụ xả súng kinh hoàng tại trường tiểu học Robb, thành phố Uvalde, bang Texas hôm 24/5 khiến ít nhất 21 người trong đó có 19 trẻ em thiệt mạng, đã làm cả nước Mỹ chấn động. Nghi phạm là Salvador Rolando Ramos, một thanh niên 18 tuổi, hành động một mình và đã bị cảnh sát bắn hạ tại hiện trường. Trước khi gây án ở trường tiểu học Robb, Ramos đã bắn thẳng vào bà của mình và bỏ trốn.

Theo CNN, vụ việc này xảy ra chưa đầy một tuần kể từ vụ tấn công bằng súng khiến 10 người thiệt mạng trong một siêu thị thuộc khu vực chủ yếu có người da màu sinh sống ở thành phố Buffalo, bang New York. Đây cũng là vụ xả súng tại trường học gây chết chóc nhất trong lịch sử bang Texas.

Vụ xả súng hôm 24/5 tại Texas khiến ít nhất 19 trẻ em và 2 người lớn thiệt mạng. Ảnh: Reuters.

Tờ Le Figaro cũng thông tin, các vụ nổ súng ở nơi công cộng xảy ra gần như mỗi ngày ở Mỹ và tội ác liên quan súng đạn đã gia tăng nhanh ở các đô thị lớn như New York, Chicago, Miami và San Francisco, đặc biệt là kể từ khi nước này bùng phát đại dịch COVID-19 từ năm 2020. Hồi đầu tuần, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cũng công bố số liệu cho thấy, năm 2021, nước này ghi nhận 61 vụ xả súng, cao nhất trong hơn 20 năm, khiến 103 người chết và 140 người bị thương.

Một số người cho rằng các vụ xả súng xảy ra nhiều như vậy là do tình trạng bạo lực trong xã hội Mỹ, hoặc nạn phân biệt chủng tộc sâu sắc, hay vấn đề sức khỏe tâm thần của người dân không được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2015 của giáo sư Adam Lankford thuộc Đại học Alabama cho thấy, những nguyên nhân trên phần lớn là mẫu số chung trong các vụ xả súng trên toàn thế giới. Điều khác biệt duy nhất tại Mỹ là sự bùng nổ thị trường súng đạn.

Giới chức Texas cho biết, trong vụ án tại trường tiểu học Robb, cảnh sát đã thu giữ được một khẩu súng trường kiểu AR-15 và nhiều băng đạn được cho là của Salvador Rolando Ramos. AR-15 cũng là một súng trường phổ biến nhất ở Mỹ.

Theo nghiên cứu của giáo sư Adam Lankford, Mỹ chiếm khoảng 4,4% dân số toàn cầu, nhưng sở hữu tới 42% số súng trên thế giới. Giai đoạn 1966 - 2012, khoảng 31% kẻ xả súng trên thế giới là người Mỹ. Đặc biệt, trong hơn một nửa số vụ xả súng tại Mỹ, nghi phạm đều sở hữu nhiều hơn một khẩu súng và nhiều người trong số này chưa từng có súng trước khi thực hiện tội ác.

Lý giải về vấn đề này, giáo sư Lankford cho biết: "Việc tiếp cận súng ở Mỹ rất dễ dàng, thậm chí ngay cả với những người có nguy cơ cao. Khả năng người Mỹ bị giết trong một vụ xả súng ở nơi làm việc hoặc trường học còn cao hơn nguy cơ trúng đạn gần các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Theo luật, các cửa hàng súng chỉ được bán các phiên bản bán tự động nhưng người mua súng vẫn có thể cải tiến nó thành súng tự động với báng súng đẩy". 

Trước đó, hôm 17/5, những con số "biết nói" được cung cấp bởi Bộ Tư Pháp Mỹ đã phần nào làm rõ nguyên nhân này. Cụ thể, nếu năm 2000 cả nước Mỹ chỉ có 2.222 công ty sản xuất vũ khí đang hoạt động, thì con số của năm 2020 là 16.963 công ty. Cũng trong khoảng 20 năm này, các công ty sản xuất súng tại Mỹ đã tung ra thị trường hơn 139 triệu khẩu súng thương mại, trong đó bao gồm 11,3 triệu khẩu vào năm 2020. Cùng kỳ, 71 triệu khẩu súng đã được nhập khẩu, ngược lại, số súng được xuất khẩu chỉ rơi vào khoảng 7,5 triệu khẩu. 

 Gốc rễ của sự bùng nổ thị trường súng đạn 

Phát biểu trên truyền hình sau thông tin đau lòng về vụ xả súng vào trường tiểu học Robb, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi kiểm soát chặt chẽ tình hình súng đạn trên toàn quốc. "Đến bao giờ chúng ta mới ngừng ủng hộ việc sở hữu súng mà không có quy định chặt chẽ? Tôi thực sự mệt mỏi. Chúng ta phải hành động ngay lập tức, ông Biden nói. 

Trong một nỗ lực gần nhất, hồi tháng 4, ông Biden đã bổ sung quy định nhằm "khai tử nạn súng ma" để cố gắng bịt lỗ hổng trong quản lý. Đây là loại vũ khí có thể được mua dưới dạng bộ dụng cụ để lắp ráp tại nhà và không có số series theo dõi nên các cơ quan chức năng rất khó truy vết nguồn gốc. 

Siết chặt quản lý súng là một trong những chủ đề gây chia rẽ sâu sắc tại chính trường Mỹ. Ảnh: CNN.

Theo đó, quy định mới yêu cầu các nhà sản xuất bộ dụng cụ "súng ma" có giấy phép liên bang và ghi rõ số series trên các thành phần cấu tạo vũ khí. Ngoài ra, các đại lý cũng cần kiểm tra và lưu trữ hồ sơ người mua, bảo đảm rằng các cơ quan chức năng có thể truy xuất thông tin mà họ cần để giải quyết các vụ phạm tội, đồng thời góp phần giảm số lượng vũ khí không thể theo dõi đang tràn lan trong cộng đồng.

Tuy nhiên, quy định nêu trên cũng vấp phải sự phản đối gay gắt từ những người ủng hộ sử dụng súng. Hiệp hội Súng trường quốc gia Mỹ (NRA) từng tuyên bố sẽ chống lại mọi biện pháp kiểm soát súng đạn.

Mỹ là một trong số ít quốc gia trên thế giới quy định quyền sở hữu súng trong Hiến pháp, song siết chặt quản lý súng là một trong những chủ đề gây chia rẽ sâu sắc tại chính trường Mỹ nhiều năm qua. Do có quan điểm trái ngược, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ không thể tìm được tiếng nói chung trong việc thúc đẩy các chính sách về vấn đề này. 

Hơn nữa, ngành sản xuất và kinh doanh súng đạn mang lại lợi nhuận khổng lồ mỗi năm. Do vậy, các nhóm vận động tại Mỹ, trong đó NRA với tiềm lực tài chính mạnh, thường không chịu ngồi yên khi các biện pháp quản lý súng gây ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của họ. 

Năm 2016, NRA đã gây quỹ 55 triệu USD cho các ứng cử viên tổng thống và quốc hội. Giới chuyên gia cho rằng đây chính là gốc rễ vấn đề khiến các dự luật về kiểm soát súng đạn tại Mỹ vẫn y nguyên sau nhiều nhiệm kỳ Tổng thống. 

Linh Đan (tổng hợp)

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文