Sức hút của xu thế đa phương

07:24 18/09/2022

Hội nghị Thượng đỉnh SCO lần thứ 22 bế mạc ngày 16/9 tại thành phố Samarkand (Uzbekistan) được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử không chỉ về quy mô mà cả các kết quả đạt được.

Với sự tham gia của 15 lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, đáng chú ý là rất nhiều quốc gia Trung Đông, kết thúc hội nghị, hơn 20 văn kiện, trong đó có Tuyên bố chung Samarkand của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia SCO và 4 tuyên bố chung khác về các nội dung đang là mối quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế hiện nay gồm biến đổi khí hậu, đảm bảo chuỗi cung ứng đáng tin cậy, an ninh lương thực và năng lượng đã được ký kết.

Các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị.

Theo Tuyên bố chung, các nước thành viên SCO kêu gọi tạo ra thị trường năng lượng quốc tế minh bạch và giảm bớt các rào cản thương mại hiện hành nhằm đảm bảo an ninh năng lượng. Tuyên bố nêu rõ: “Chúng tôi kêu gọi các quốc gia trên thế giới cùng nhau tạo ra một thị trường năng lượng quốc tế công khai, minh bạch và hiệu quả, giảm bớt các rào cản thương mại, tránh biến động quá mức về giá năng lượng trên thế giới, duy trì thị trường năng lượng quốc tế lành mạnh, ổn định và lâu dài”.

Lãnh đạo các nước SCO cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tôn trọng và đảm bảo quyền của tất cả các nước đối với an ninh năng lượng và quyền của người dân được sử dụng các dịch vụ của ngành năng lượng. Tuyên bố đồng thời cho rằng việc đạt được an ninh năng lượng là cơ sở để đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định xã hội, an ninh quốc gia và sự thịnh vượng của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Tuyên bố cũng kêu gọi thiết lập một hệ thống quản lý tài nguyên năng lượng toàn cầu công bằng và hỗ trợ các quốc gia có nhu cầu. Bên cạnh đó, lãnh đạo các nước SCO cũng kêu gọi “cân bằng” giữa giảm lượng khí thải carbon và cho phép các quốc gia nghèo hơn bắt kịp các nước phát triển về kinh tế. Các nước thành viên SCO đều nhất trí về những hậu quả tiêu cực của biến đổi khí hậu và sự cần thiết của việc thực thi các hành động khẩn cấp.

Bị gián đoạn kể từ năm 2019 do đại dịch COVID-19, Hội nghị Thượng đỉnh SCO năm nay diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế căng thẳng và biến động mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới phục hồi yếu và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là các vấn đề an ninh năng lượng và an ninh lương thực, dịch bệnh vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn.

Sức hấp dẫn của SCO có thể coi là thành công quan trọng nhất tại kỳ hội nghị lần này. Iran đã trở thành quốc gia Trung Đông đầu tiên ký Bản ghi nhớ về các nghĩa vụ để trở thành thành viên đầy đủ của SCO; khởi động quá trình kết nạp Belarus với tư cách thành viên đầy đủ; Ai Cập, Saudi Arabia và Qatar, vốn vẫn được coi là đồng minh của Mỹ, được cấp quy chế đối tác đối thoại; trong khi các quốc gia Bahrain, Kuwait, Maldives. Myanmar, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) bắt đầu thủ tục nhận quy chế nói trên.

Việc SCO có thêm nhiều thành viên đồng nghĩa có nhiều tiếng nói mạnh mẽ hơn trong quản trị toàn cầu, qua đó đưa SCO trở thành một trong số các tổ chức khu vực lớn nhất thế giới chiếm khoảng 1/3 tổng GDP toàn cầu, khoảng 40% dân số thế giới và gần 2/3 diện tích lục địa Á-Âu.

Trong thế giới đang xuất hiện hàng loạt thách thức và cả cơ hội mới, SCO có nhiều triển vọng tăng trưởng không chỉ thông qua việc bổ sung số lượng thành viên, mà còn nhờ phát hiện ra các hướng hợp tác chiến lược mới. Đó là giao thông và kết nối, năng lượng, lương thực và an ninh môi trường, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi kỹ thuật số và nền kinh tế xanh.

Thông qua thảo luận tại hội nghị lần này, các quốc gia thành viên đang nỗ lực sớm tiến tới xây dựng các hành lang vận tải mới để giải quyết vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng do cuộc xung đột Ukraine, đi từ Đông sang Tây (hành lang xuyên Caspi, sẽ nối Thổ Nhĩ Kỳ, nằm trên bờ Địa Trung Hải, với các cảng biển ở bờ Đông của Trung Quốc, đi qua lãnh thổ Trung Á) và từ Bắc vào Nam (kết nối Ấn Độ qua Iran với các quốc gia ở Trung Âu, Á-Âu). Ngoài ra, các vấn đề về ưu đãi thuế quan và phương án sử dụng đồng tiền quốc gia trong trao đổi thương mại nội khối, trên cơ sở những kinh nghiệm và hệ thống của Nga và Trung Quốc, cũng được đề cập tại hội nghị lần này.

Khi cuộc khủng hoảng năng lượng đang đe dọa nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới, nhiều nhà phân tích nhận định SCO hoàn toàn có khả năng ổn định cung - cầu dầu khí ở một mức độ nhất định. SCO có thành viên và quan sát viên là các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt lớn, do đó có thể gây ảnh hưởng đáng kể trên thị trường dầu khí toàn cầu.

Về nguồn cung, các quốc gia này chiếm 1/4 trữ lượng và sản lượng dầu, 30% công suất lọc dầu của thế giới, cũng như khoảng 44% trữ lượng và 30% sản lượng khí đốt toàn cầu.

PV

Chiều 21/6, thông tin từ Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam cho hay, đơn vị đã nhận được báo cáo sơ bộ của Công ty Quản lý bay miền Nam về sự việc liên quan đến các chuyến bay HVN 1575, HVN 1557 và VJC 244 tại Phân khu 1 (Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh), có cảnh báo xung đột ngắn hạn (STCA) chiều cuối ngày 19/6.

Nam Sudan là đất nước không chỉ cách xa, mà còn khác xa Việt Nam. Bởi ở đây, giao tranh, xung đột vũ trang, dịch bệnh và đói nghèo vẫn hiện diện ngay trước mắt. Vì thế, đây không phải là nơi đón khách du lịch, du học sinh, càng không phải là nơi diễn ra những cuộc hội thảo, hội nghị… Ở nơi tận cùng của châu Phi này, rất ít người đặt chân tới. Có lẽ đông nhất là nhân viên Liên hợp quốc đến đây làm nhiệm vụ gìn giữ hoà bình, trong đó có các sĩ quan Công an Việt Nam. Bởi thế, khi là những thành viên thuộc đoàn công tác của Bộ Công an sang Nam Sudan, nhóm phóng viên chúng tôi đã có một hành trình không thể nào quên.

Liên quan đến vụ vận chuyển trái phép 530.150 USD qua biên giới, ngày 21/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với: La Văn Thuận (SN 1982, trú tại xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang); Huỳnh Văn Sinh (SN 1972) và Trần Thị Thảo (vợ Sinh, SN 1976, trú xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cùng về tội "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới".

Nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã có một số chia sẻ về những hướng đi của báo chí thời gian tới.

Trong lịch sử gần 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, tờ báo “Phá ngục”, của Liên đoàn tù nhân khám Chí Hòa thực hiện được xem là độc đáo nhất. Bởi, đây là tờ báo rất đặc biệt do các tù nhân xuất bản trong lúc thọ án.Và nó tồn tại gần cả chục năm trong nhà tù thực dân, đế quốc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文