Tịch thu tài sản của Nga bị đóng băng - Chuyện không đơn giản

09:48 19/02/2023

Giới phân tích sử dụng cụm từ này để miêu tả việc phương Tây thúc đẩy đem số tài sản của Nga đang bị đóng băng phục vụ công cuộc tái thiết ở Ukraine sau xung đột. Việc này xem ra rất hấp dẫn, nhưng không dễ để hiện thực hoá, không chỉ bởi rào cản về mặt pháp lý, mà còn có thể đặt các công ty phương Tây trước nguy hiểm.

Sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2/2022, Nga đã phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có. Theo tờ Foreign Policy ngày 13/1, từ đó tới nay, các đồng minh phương Tây đã trừng phạt hơn 1.200 cá nhân, hơn 120 tổ chức và 19 ngân hàng của Nga. Hãng tin AFP ngày 12/2 cho biết thêm các lệnh trừng phạt đã khiến một lượng lớn tài sản nhà nước, dự trữ ngoại hối và tài sản của giới tài phiệt, lãnh đạo Nga trị giá 350 tỷ USD bị đóng băng ở nước ngoài.

Eclipse, một siêu du thuyền có liên quan đến nhà tài phiệt Nga Roman Abramovich bị trừng phạt , cập cảng tại khu du lịch Marmaris của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 22/3/2022. Ảnh tư liệu: Reuters

Trong một phát biểu đăng trên website của Ủy ban châu Âu ngày 30/11/2022, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết: “Chúng ta đã phong toả 300 tỷ euro của Ngân hàng Trung ương Nga và chúng ta đã đóng băng 19 tỷ euro của các nhà tài phiệt Nga”.

Theo bà Ursula von der Leyen, “Nga phải trả giá tài chính cho sự tàn phá mà nước này gây ra (ở Ukraine). Thiệt hại mà Ukraine phải gánh chịu ước tính khoảng 600 tỷ euro. Nga và các nhà tài phiệt của họ phải bồi thường thiệt hại cho Ukraine và trang trải chi phí tái thiết Ukraine”. Trong một quan điểm khá tương đồng với bà Ursula von der Leyen, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng 1/2023, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland tuyên bố: “Quá nhiều thiệt hại đã xảy ra và quốc gia gây ra thiệt hại đó phải trả giá”. Trước đó, vào tháng 12/2022, Canada lần đầu tiên khởi động thủ tục chuyển giao khoảng 26 triệu USD của một công ty thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Roman Abramovich bị trừng phạt - điều mà Đại sứ Nga tại Canada ví như một hành vi “ăn cướp giữa ban ngày”.

Diễn biến mới nhất cho thấy các nỗ lực liên quan tiếp tục được thúc đẩy. Hãng tin AFP cho hay, vào đầu tháng 2/2023, Ủy ban châu Âu đã cam kết “đẩy mạnh hoạt động hướng tới việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ tái thiết Ukraine”. Ba Lan và ba quốc gia vùng Baltic thúc ép công khai hành động “càng sớm càng tốt”. Nhưng dường như Estonia mới là nước đi đầu trong Liên minh châu Âu (EU) liên quan tới việc chuyển giao tài sản của Nga để tái thiết Ukraine. Tháng trước, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas nhấn mạnh các thành viên EU cần phải thúc đẩy việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga. Estonia đã công bố kế hoạch đưa ra cơ sở pháp lý cho việc tịch thu 20 triệu euro (21 triệu USD) tài sản của Nga mà họ đã đóng băng.

Đóng băng là một công cụ yêu thích được các chính phủ phương Tây sử dụng để trừng phạt một người, một công ty hoặc một quốc gia dựa trên việc phong toả tài sản của họ đến khi họ thay đổi hành vi. Nhưng tịch thu có nghĩa chính phủ áp đặt lệnh sẽ nắm giữ tài sản đó vĩnh viễn. Không có gì ngạc nhiên khi tịch thu là hành động được sử dụng phổ biến trong các vụ án hình sự. Chẳng hạn, nhiều năm qua, cảnh sát thuế Italy đã tịch thu một lượng lớn tiền và tài sản thuộc về các thành viên mafia phạm tội, đồng thời phong tỏa một lượng tiền, biệt thự và du thuyền khổng lồ thuộc về những người Nga giàu có. Tuy nhiên, từ đóng băng tới tịch thu là cả một chặng đường dài.

Theo luật sư Francis Bond thuộc công ty luật Macfarlanes có trụ sở tại London, đóng băng tài sản tương đối dễ dàng, nhưng việc tịch thu tài sản phải tuân thủ tiêu chuẩn cao hơn nhiều. Luật sư Bond cho rằng để biến việc đóng băng thành tịch thu trong bối cảnh luật pháp hiện hành như của Vương quốc Anh thì cần phải có bằng chứng về tội phạm. “Chính phủ không thể tự ý tịch thu tài sản mà không thuyết phục tòa án rằng có bằng chứng phạm tội”, luật sư Bond nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Anton Moiseienko, một chuyên gia luật quốc tế đến từ Đại học Quốc gia Australia cũng cho rằng vấn đề hiện nay là “không thực sự biết rằng các tài sản bị phong tỏa là tài sản có được từ phạm tội”.

Trả lời phỏng vấn hãng AFP, chuyên gia này nói: “Việc tịch thu chúng đặt ra thách thức đối với các quyền con người và pháp lý cơ bản, chẳng hạn như quyền sở hữu tài sản, quyền được bảo vệ khỏi bị trừng phạt tùy tiện hoặc quyền được xét xử miễn phí”. Hơn nữa, “làm thế nào bạn sẽ chứng minh rằng họ (tài sản bị tịch thu) có được từ phạm tội mà không có sự hợp tác của Nga?”, chuyên gia Moiseienko nói thêm.

Ngoài ra, theo AFP, các vấn đề khác phát sinh do các hiệp ước đầu tư song phương hoặc quốc tế đã ký với Nga, có khả năng khiến các quốc gia (tịch thu tài sản của Nga) phải đối mặt với các khiếu kiện pháp lý tại các tòa án trọng tài quốc tế trong tương lai. Về phần mình, tờ Foreign Policy cho rằng tịch thu vĩnh viễn tài sản của Nga nghe rất hấp dẫn, nhưng việc sung công chúng mà không có bằng chứng phạm tội còn gây nguy hiểm cho các công ty phương Tây.

PV (tổng hợp)

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Từ kết quả điều tra những dấu hiệu bất thường tại một số gói thầu thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Nha Trang do Ban Quản lý Dịch vụ Công ích TP Nha Trang làm chủ đầu tư, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam hai cán bộ nhà nước và hai giám đốc doanh nghiệp.

Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2.063 km. Công trình trọng điểm quốc gia này hoàn thành không chỉ kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh....

Giá vàng thế giới đêm 25/11 đột ngột rơi thẳng đứng, khiến giá vàng trong nước sáng 26/11 cũng bị lao dốc theo, mất tới 2 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/11, Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác phối hợp với Đội TTGT quận Hai Bà Trưng tuần tra lưu động địa bàn đơn vị quản lý. Trong đó, tập trung kiểm tra, xử lý xe limousine, xe hợp đồng vi phạm giao thông, dừng đỗ đón trả khách sai quy định gây ảnh hưởng đến TTATGT tại Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文